Tư Mã Viêm giành được chính quyền trong tay Tào Nguỵ, lên ngôi Hoàng đế, xây dựng triều Tây Tấn. Do họ Tào không phân phong cho người trong họ làm chư hầu vương, hoàng thất không cần dựa vào các chư hầu bên ngoài, vì thế, năm 256, Tư Mã Viêm khôi phục chế độ phân phong  trước đây, đại phong 27 người trong hoàng tộc làm vương, các vương lại tuyển chọn các văn võ bá quan trong phạm vi của mình. Năm 277, lại định ra chế độ quân đội của các vương quốc, tướng phong quốc chia làm 3 hạng đại, thứ, tiểu. Nước có 2 vạn hộ là đại quốc, có tam quân thượng trung hạ 5.000 người. Nước có một vạn hộ là thứ quốc, có tam quân thượng trung hạ là 3.000 người; có 5.000 hộ dân trở xuống là tiểu quốc, quân đội có 1.500 người. Võ Đế ngoài việc phân phong cho những người trong họ,  còn phong cho các sĩ tộc những tước vị công, hầu, bá, tử, nam, họ không chỉ được phong đất mà còn có thể có quân đội  như tiểu vương quốc. Không ít các chư hầu vương còn kiêm giữ đại quyền ở trung ương hoặc các địa phương. Họ đều là những kẻ tham lam tàn bạo vô cùng, nhân cơ hội ấy liền  tạo thêm bè đảng, mở mang quân đội liên kết với địa chủ quan liêu các nơi, cùng nhau làm loạn, hòng giành ngôi. Như vậy, các chư hầu vương quốc đã trở thành một thế lực cát cứ hùng mạnh trong triều Tây Tấn, để cuối cùng trò hề “Bát vương chi loạn” đã được trình diễn.

Tay chân hại nhau

     Sau khi Tấn Huệ Đế lên ngôi, ngoại thích Dương Tuấn dùng âm mưu thủ đoạn chèn ép Nhữ Nam vương Tư Mã Lương, giành quyền một  mình phụ chính. Một số chư hầu vương tất nhiên không đồng tình,  vì chưa có cơ hội chống lại nên vẫn đành im lặng.

    Tấn Huệ Đế không biết việc này, vợ ông ta Giả hậu là người tâm địa lang sói. Bà ta không muốn Dương Tuấn thao túng chính quyền, bí mật cử người liên lạc với Nhữ Nam vương Tư Mã Lương và Sở vương Tư Mã Vĩ mang quân tiến vào kinh chống lại Dương Tuấn.

    Sở vương  Vĩ mang quân từ Kinh Châu đến Lạc Dương. Giả hậu đã có sự ủng hộ của Sở vương Vĩ, tuyên bố Dương Tuấn mưu phản, cho quân vây nhà của Dương Tuấn, bắt Dương Tuấn đem giết đi.

    Sau khi Dương Tuấn bị giết, Nhữ Nam vương Lương tiến vào Lạc Dương phụ chính. Ông ta muốn độc chiếm đại quyền, nên nắm luôn binh quyền của Sở vương Vĩ . Giữa hai người mâu thuẫn ngày càng sâu. Giả hậu vẫn  còn nghi ngờ Nhữ Nam vương Lương  nên biết việc này, bèn giả mật lệnh của Tấn Huệ Đế sai Sở vương Vĩ bắt Nhữ Nam vương Lương đem giết.

    Sở vương Vĩ vốn là đồng đảng với Giả  hậu, nhưng Giả hậu sợ sau khi giết hai vương, quyền lực của ông ta lớn quá. Đương đêm, lại tuyên bố Sở vương Vĩ giả chiếu thư của Hoàng đế, tự giết Nhữ Nam vương Lương, khép Sở vương Vĩ vào tội chết. Sở vương Vĩ lúc này mới rõ âm mưu của Giả hậu  kêu oan nhưng  đã muộn.

    Sau việc này, triều đình không có đại thần phụ chính, danh nghĩa Tấn Huệ Đế làm Hoàng đế nhưng thực tế là Giả hậu chuyên quyền.

    Giả hậu nắm đại quyền được bảy tám năm, tha hồ ngang ngược, làm nhiều việc phi lý. Thái tử Tư Mã Duật không phải do Giả hậu sinh ra. Giả hậu sợ Thái tử lớn lên thì địa vị của mình không giữ được bèn nghĩ đủ mưu kế để diệt trừ Thái tử.

     Một lần, Giả hậu dự thảo một phong thư mang giọng điệu của Thái tử,  nội dung của thư là  bức Huệ Đế phải thoái vị. Giả hậu mời Thái tử đến uống rượu, lợi dụng Thái tử đang nửa say nửa tỉnh, bảo Thái tử chép lấy một bản.

    Hôm sau,  Giả hậu nói Tấn Huệ Đế triệu tập đại thần, đem bức thư do Thái tử viết cho mọi người xem, tuyên bố Thái tử mưu phản. Các đại thần nghi ngờ cho rằng chữ viết trong thư không phải chữ của Thái tử. Giả hậu bảo mọi người đối chiếu bút tích. Mọi người cùng xem mới biết quả nhiên là chữ của Thái tử, không còn nói gì được nữa. Giả hậu phế Thái tử đi.

    Các đại thần trong triều thấy Giả hậu hung ác,  vốn đã không vừa ý, bây giờ thấy bà ta lại phế truất Thái tử vô  cùng tức giận Triệu vương Tư Mã Luân nắm cấm quân thấy đây là cơ hội tốt, muốn dấy binh chống lại Giả hậu, nhưng ông ta lại sợ khi Thái tử nắm đại quyền, cũng cư xử không tốt với mình nên phao tin các đại thần đang tìm cách khôi phục địa vị cho Thái tử. Giả hậu nghe tin đồn, sợ hãi vội đầu độc Thái tử. Đến lúc này, Triệu  vương Luân mới nhân cơ hội lệnh cho cấm quân hiệu uý Tề vương Tư Mã     mang quân vào cung bắt Giả hậu.

      Giả hậu vốn là người nhiều mưu kế, giờ thì trúng kế của người khác,  bà ta thấy Tề vương  Quýnh (?)   đem quân vào cung, tức giận hỏi: “Các ngươi muốn gì?”

    Tề vương    nói: “Ta phụng mệnh của Hoàng thượng đến bắt ngươi”

    Giả hậu nói: “Chiếu thư của Hoàng thượng đều do ta phát ra, thế thì còn có chiếu thư nào nữa?”

    Giả hậu kêu la ầm ĩ hy vọng Hoàng thượng đến cứu. Triệu vương Luân bắt bà ta đem giết đi.

    Triệu vương Luân nắm chính quyền, dã tâm càng lớn, làm tướng quốc vẫn  còn chưa bằng lòng. Sau một năm, ông ta đem Tấn Huệ Đế giam lỏng, tự xưng là Hoàng đế. Sau khi l lên ngôI ông ta  liền đưa những đồng đảng của mình, không kể là văn võ quan, tướng hoặc là thị chúng, binh sĩ đều phong cho các quan chức lớn nhỏ. Khi ấy, mũ của các quan đều dùng đuôi của con điêu để trang sức, Triệu vương Luân phong quan chức nhiều quá, trong kho không có đủ đuôi điêu đem dùng, đành phải thay bằng đuôi chó. Cho nên trong dân gian mới có câu ca nói rằng “điêu không đủ, chó thay vào”.

    Chư hầu vương ở các nơi nghe nói Triệu vương Luân lên ngôi Hoàng đế, ai cũng muốn giành được ngôi báu. Vì thế, giữa bọn họ xảy ra chuyện đánh giết lẫn nhau. Tham gia vào các cuộc hỗn chiến đó là Tề vương Tư Mã Luân, Tề vương Tư Mã  Nghi, Thành Đô vương Tư Mã Dĩnh, Hà Gian vương Tư Mã Ngung, Trường Sa vương Tư Mã Nghi, Đông Hải vương Tư Mã Việt. Cùng  Nhữ Nam vương Lương, Sở vương Vĩ đã bị giết cộng tất cả là 8 chư hầu vương, lịch sử gọi là Loạn bát vương.

   Loạn bát vương xảy ra trong 16 năm, đến tận năm 306, 7 trong số 8 vương chết, chỉ còn Đông Hải vương Việt đầu độc Tấn Huệ Đế, lập em của Huệ Đế là Tư Mã Xí, đó chính là Tấn Hoài Đế.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here