Truyền thuyết có nói về “Tam hoàng Ngũ đế” của Trung Quốc, câu chuyện từ xa xưa vẫn được lưu truyền tới nay. Phục Hy và Nữ Oa đều cùng thuộc Tam hoàng. (Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Tam Hoàng là Thiên Hoàng, Địa Hoàng và Nhân Hoàng; nhưng theo Vận Đẩu Xu và Nguyên Mệnh Bao, Tam Hoàng là Phục Hy, Nữ Oa và Thần Nông – Chú thích của Người dịch). Theo truyền thuyết, họ đều là thủy tổ của loài người.

Chuyện Phục Hy và Nữ Oa là anh em cùng thông hôn trong truyền thuyết Trung Quốc đã được lưu truyền rất rộng. Chuyện kể rằng, Phục Hy và Nữ Oa là hai anh em. Trong nạn đại hồng thủy, họ nhờ một quả hồ lô khổng lồ mà thoát nạn. Sau đó họ kết hôn với nhau, loài người hiện nay chính đều là con cháu đời sau của họ. Chuyện này là thật hay giả, cũng có rất nhiều ghi chép trong lịch sử. “Độc dị chí” của Lý Nguyên đời Đường đã ghi: Thời hỗn độn sơ khai, anh em Oa thị ở núi Côn Lôn thắp hương cầu xin: hai anh em nếu được làm vợ chồng, khói tụ lại, không được thì khói sẽ tản ra. Khi thấy khói tụ lại, họ chung sống với nhau.

Vùng Đường Hà, Hà Nam từng khai quật được bức tranh Phục Hy và Nữ Oa, phía trước có hai làn khói, đây chính là hình ảnh tượng trưng thể hiện sự chấp thuận có thể kết hợp được thành vợ chồng.

Còn có những bức vẽ trên đá trong các mộ Hán hình Phục Hy và Nữ Oa có phần dưới giao nhau. Phục Hy được vẽ thành hình con lân (một loài cá), Nữ Oa được vẽ thành hình con rắn. Họ là rắn thần và nữ thần được nhân cách hóa. Trên các bức tranh đó, hai nhân vật Phục Hy và Nữ Oa cầm gậy có hình mặt trời và Mặt trăng. Đó chính là muốn nói: Phục Hy chính là Thần Mặt trời, là dương tính, Nữ Oa là Thần mặt trăng, là âm tính, có ý nghĩa ánh sáng có mưa móc sẽ sinh trưởng vạn vật.

Hiện nay, ở Ly Sơn, Lâm Đồng tỉnh Thiểm Tây có một ngôi miếu cổ, trong miếu thờ cúng Nữ Oa. Ở đây, hàng năm đều cử hành hai lần tế lễ, một lần vào ngày 3 tháng 3 theo Nông lịch và một lần vào ngày 15 tháng 6 theo Nông lịch. Người ở đây gọi hai lần tế lễ này là Đan Tử hội. Rất nhiều những phụ nữ vô sinh đến miếu trong những ngày hội này, mang theo cái khăn trải giường trong đó có giấu đôi giầy vải cũ, đến trước miếu thờ Nữ Oa thắp hương khấn nguyện, sau đó kín đáo đi tới khu rừng ở gần đó ngủ qua đêm. Trai tráng ở các thôn xung quanh sau bữa cơm tối cũng tới đây, gặp gỡ những người phụ nữ vô sinh ấy. Cho đến sáng hôm sau, những người phụ nữ này trở về nhà, chỉ được cúi đầu mà đi, không được quay đầu lại, việc này gọi là “xung hỷ”.

Đây là một phong tục “dã hợp” kỳ lạ, sợ cũng có từ thời Viễn cổ Phục Hy, Nữ Oa anh em thông hôn:

Vì sao Trung Quốc thời Viễn cổ, anh em có thể thông hôn? Có thể dựa vào trạng thái hôn nhân sớm nhất từ thời nguyên thủy để giải thích. Từ ban đầu, hôn nhân và gia đình không tồn tại trong suy nghĩ của nhân loại. Lúc đó, quan hệ giữa con người với nhau còn là tạp hôn. Về sau, kinh tế hái lượm và săn bắn phát triển , trong lao động, có sự phân công theo nam nữ và lứa tuổi. Từ đó, tư duy tiến bộ hơn, cha mẹ không muốn cho con cái mình phát sinh quan hệ giới tính. Cuối cùng, lối quan hệ tạp hôn bị con người bỏ đi. Huyết thống dần tương đối cố định, gọi là “huyết thống gia đình” hay “huyết thống công xã” dần trở thành phổ biến. Trở thành một đơn vị sản xuất và đời sống, nó đồng thời có thể là một tập đoàn thông hôn nội bộ. Về mặt này, đời trước và  đời sau, cha mẹ và con cái phát sinh những quan hệ giới tính là không được phép, giữa anh trai và em gái càng bị nghiêm cấm. Mối quan hệ quần hôn cùng huyết thống đã trải qua một thời gian rất dài. Theo nghiên cứu của các nhà  nhân loại học, người Nguyên Mưu ở Vân Nam, người Lam Điền ở Thiểm Tây ước chừng thuộc giai đoạn này, đại thể đều thuộc thời kỳ huyết thống công xã.

Các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc như Nạp Tây, Thái, Miêu, Đồng, Choang, Lê, Cao Sơn, … cho đến nay vẫn còn lưu truyền các thần thoại nói chuyện anh em thông hôn. Ngoài ra, hiện nay cũng còn một số dân tộc hoặc nhiều hoặc ít còn bảo lưu tàn dư của lối kết hôn này.

Hiện nay, các nhà sử học vẫn chưa thể đoán định thời gian xuất hiện truyện Phục Hy và Nữ Oa vào lúc nào, nhưng họ khẳng định vào thời huyết thống công xã ở thời kỳ xã hội nguyên thủy. Điều này là có thể khẳng định. Thời kỳ này đã cách đây khoảng hàng triệu năm. Phục Hy và Nữ Oa cuối cùng là anh em thông hôn, hiện sử liệu chưa có đầy đủ để chứng minh.

Mác đã từng nói: “Ở thời kỳ nguyên thủy, chị em gái từng là vợ. Điều đó vẫn hợp đạo lý.” Cứ như thế, Phục Hy và Nữ Oa là anh em thông hôn vẫn là điều có thể xảy ra.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here