II. Thang và Y Doãn

 Thang là người sáng lập ra vương triều nhà Thương với cơ nghiệp hơn năm trăm năm. Trước Thang, tộc Thương chỉ là một nước chư hầu của vương triều Hạ, sau khi Thương lật đổ ách thống trị của Hạ Kiệt, đã dần từ một nước chư hầu chuyển thành một vương triều đại thống nhất.

Nhưng đồng thời, Thang cũng là một vị vua anh minh thánh hiền đầu tiên được ghi chép trong lịch sử. Theo truyền thuyết,trước Thang đã có một số điển hình các ông vua đạo đức như Nghiêu, Thuấn, Vũ. Nhưng tất cả những nhân vật truyền thuyết này  sự chân thật còn phải nghi ngờ. lịch sử của vương triều Hạ bắt đầu từ Khải  tuy có thể tin được  nhưng vào thời Hạ chưa  có một ông vua lý tưởng. Khải là người khai sáng nền chuyên chế, theo cách nói của Mạnh Tử  “ngũ bách niên tất hữu vương giả hưng” (cứ năm trăm năm sẽ có một ông vua thịnh) thì lẽ ra Khải phải là một ông vua  đạo đức được người đời sau ca ngợi, nhưng Khải không làm được điều này mà còn “dâm loạn ham vui” chỉ lo cho khoái lạc của mình  không quan tâm đến nỗi khổ của dân chúng, còn lâu mới có thể so với hình tượng của  Thang.

Những ghi chép sớm nhất về Thang phải kể đến chương “Thang thệ” trong cuốn “Thượng thư”. Nhưng trong những tài liệu này, chúng ta chỉ thấy những ghi chép về võ công của Thang, kể lại tội trạng của Hạ Kiệt, rất khó thấy được sự cao thượng và nhân từ của Thang. Tư Mã Thiên viết “Ân bản kỷ” căn bản dựa vào “Thượng thư” nên cũng rất ít ca ngợi nhân chính đức trị của Thang. Tức là, tuy Thang là người sáng lập ra vương triều Thương, nhưng trong hơn năm trăm năm,  vương triều này cũng không coi Thang là bậc thánh hiền minh quân. Trong con mắt đương thời, hình tượng của Thang vĩ đại không phải là vì Thang  là người nhân từ, mà ông ta là người anh hùng trên chiến trường, những sự tích được truyền tụng về Thang cũng chủ yếu về quân sự.

Theo những tài liệu hiện có, Thang bắt đầu được đạo đức, thần hoá từ thời Xuân Thu. Cuốn “Mặc tử. Kiêm ái hạ” viết:

“Thang rằng: “Tiểu tử đâu dám dùng huyền mục?”[1] Lời tấu sau khi cáo trời được trả lời: “Năm nay trời đại hạn, phải tự đem thân mình đi cày. Người chưa biết tội với trên với dưới, điều tốt không dám phơi bày, điều xấu không dám bỏ qua, chỉ giữ mãi trong lòng. Nếu dân chúng có tội, phải xem là tội của mình, nếu biết mình có tội thì không được gán cho dân chúng.” Từ đó Thang được làm vua,, được thiên hạ rộng lớn. Thang không tiếc hy sinh thân mình để cầu nguyện lên thượng đế quỷ thần.”

Đến thời Chiến Quốc, mọi người lại bình giá Thang trong sự so sánh với Nghiêu, Thuấn, Vũ. “Dật chu thư. Ân chúc” viết:

Thang  cho họp đại hội hơn 3000 chư hầu. Thang nhận ấn thiên tử, ngồi trên ngai vàng rồi lần lượt vái các chư hầu từ trái sdang phải. Thang nói: “Ngôi thiên tử này ai có đạo thì kẻ đó có thể giữ. Thiên hạ không phải là của một nhà mà thiên hạ là của chung của kẻ có đạo. Vì thế, thiên hạ chỉ có thể do kẻ có đoạ cai quản, chỉ kẻ có đoạ mới có thể lên ngôi và taij vị lâu bền. Thang chôi stừ, nhường ngôi cho hết kẻ này tới kẻ khác, nhưng không ai dám tức vị. Cuối cùng, Thang đành tức vị thiên tử.”

Không khó để thấy rằng, Thang trong đoạn văn này được nhào nặn theo mô thức truyền ngôi, điều này không phù hợp với thực tế. Thang giành được thiên hạ là nhờ dựa vào vũ lực. Cuốn “Thi.Th0 tụng, Trường phát” viết: Vũ vương chỉ huy quân đội, rất giỏi sử dụng vũ khí, thế mạnh hừng hực  như lửa, ai dám tranh hùng! Vua Kiệt nhà Hạ bạo ngượchoành hành suốt 9 năm. Vũ vương liền cất quân đánh dẹp.” Cuốn “Thi. Thương tụng. Ân vũ” viết: Thành Thang vốn người tộc Khương, chẳng có ai dám không đến dâng cống, chẳng có ai dám không đến chầu.”. Tư Mã Thiên trong “Ân bản kỷ” cũng viết: “Trước khi Thang cất quân đánh Kiệt từng thông báo cho mọi người “bốn phương thiên hạ đều nằm trong tay ta”. Một ông vua lẫy lừng thiên hạ như thế, chắc chắn không thể chỉ dựa vào phẩm đức để khuất phục thiene hạ, giành ngôi từ tay nhà Hạ, , càng không thể có nghĩa cử nhường ngôi. Tất cả những câu “Thiên hạ không phải là của một nhà, mà là của những người có đạo”, … chẳng qua chỉ là sự gán ghép của các nhà Nho về sau này, làm như thế, họ muốn thể hiện tư tưởng chủ nghĩa đức trị của mình. Cũng có thể nói Thang được coi là một hình tượng minh quân thánh hiền, tuy là kết quả  sự làm đẹp của mọi người  thời Xuân Thu Chiến Quốc, nhưng chủ yếu là do  các nhà Nho dựa vào họcthuyết chính trị  của mình mà hư cấu nên. Trong đó, Mạnh Tử có đóng góp phần lớn nhất. Đoạn sau đây cho thấy dấu vết sự hư cấu của Mạnh Tử.

Cuốn “Mạnh Tử. Đằng văn công hạ” viết: “Thang bắt đầu cất quân  chinh phạt từ đất Cát. Đánh mười một trận thì quét sạch quân thù. Phía đông chinh phạt Tây Di, phía nam chinh phạt Bắc Địch. Thang hỏi “ai sẽ lên ngôi”. Lúc này, dân đã mong Thang như trời hạn mong mưa, quay về thành dân vẫn còn nguyên, lòng người vẫn không thay đổi. Thang liền giết vua Kiệt. Dân vui mừng như trời hạn gặp mưa.”

Nếu nói Thang là vị vua có thực đầu tiên được các nhà Nho làm đẹp thì Y Doãn là vị phụ thần đầu tiên được làm đẹp. Trước Y Doãn trong truyền thuyết tuy không thiếu những điển hình của bề tôi như Thuấn đối với Nghiêu, Vũ đối với Thuấn, Hao Đào đối với Vũ, nhưng tất cả những nhân vật  này đều là nhân vật truyền thuyết. Họ có phải là nhân vật có thực không, sử không đủ để chứng minh. Nhưng Y Doãn là một nhân vật lịch sử có thực được ghi chép trong sách vở.

Về sự tích của Y Doãn, “Sử ký. Ân bản kỷ” đầu tiên đã giới thiệu:

“Y Doãn tên là A Hành. A Hành muốn chiếm ngôi của Thang nhưng không có lý do nên vẫn chỉ làm một chức quan nhỏ của Hữu Tân thị, chuyên quản việc thờ cúng. Y Doãn thường lợi dụng lúc hầu cơm Thang để bàn chuyện vương đạo. Hoặc nói  Thang cho người mời Y Doãn về với mình. Sau năm lần từ chối, Y Doán quyết định theo Thang. Doàn giúp Thang mọi việc lớn nhỏ trong triều. Vì thế, Thang tín nhiệm cử Y Doãn làm quốc chính.”

Như thế có nghĩa là, đến thời đại của Tư Mã Thiên, về những sự tích có liên quan đến Y Doãn, đã có hai cách hiểu. Một là Y Doãn vốn là đầu bếp của Hữu Tân Thị, luôn từ việc nấu nướng  để bàn chuyện vương đạo, từ đó được Thang trọng dụng. Một quan điểm khác, Y Doãn vốn là người rất có học thức, hơn nữa, còn rất chú ý đến những việc lớn của thiên hạ. Thang biết được, mấy lần sắm lễ mời Y Doãn mới chịu hạ sơn. Xét những tư liệu hiện có, trước Tư Mã Thiên, quan điểm thứ nhất tương đối phổ biến, “Mặc Tử”, “Trang Tử”, “Lã thị Xuân Thu” đều ghi chép. Duy có cuốn “Mạnh Tử” là theo quan điểm thứ hai. 

Cuốn “Mặc Tử. Thượng hiền trung”viết: “Y Doãn vốn là tư thần của Hữu Tân thị nữ, chuyên việc nấu nướng. Thang biết tài của Doãn liền lấy về phục vụ mình, giao cho Doãn chính quyền để trị thiên hạ.”

Cuốn “Lã Thị Xuân Thu. Bản vị” viết: “Thang được Y Doãn, liền đem thắp hương cúng tế, giết súc vật làm lễ ở miếu. Hôm sau, vào lúc thiết  triều, Y Doãn đã dùng chuyện nấu nướng để bàn việc nước với Thang. Thang hỏi: “ngươi có thể nói gì với ta?” Doãn đáp rằng: “Nước lớn hay nhỏ không thể lấy làm điều quyết định. Quan trọng là kẻ làm vua có biện pháp ra sao. Côn trùng chia làm ba loại, những loài sống ở nước thì tanh, loài ăn thịt thì mùi khai, loài ăn cỏ thì mùi hôi, mùi vị thơm hôi ra sao đều có quy luật. Nước la fkhởi đầu của mọi loại mùi vị. Ngũ vị tam tài qua lửa biến thành các mùi vị khác nhau. Lửa lúc to lúc nhỏ có thể khử mùi tanh, khai, hôi mà không làm mất vị. Gia vị điều hoà lấy các  vị, ngọt, chua, đắng, đắng, cay, mặn làm đầu. Muốn nấu cho ngon phải biết cách cho vào trước hay sau, cái gì nhiều, cái gì ít. Kẻ làm vua trị nước cũng phải có phép tắc của mình. Làm vua không thể bạo hành mà phải dùng đạo. Kẻ biết đạo có thể khống chế người khác là ở mình, mình thành mà thiên tử thành, thiên tử thành tắc chí vi cụ. Vì thế biết gần mới biết xa, thành cho mình cho nên mới thành cho người vậy.

Mặc Tử đề cao Y Doãnmục đích là làm rõ chủ trương  sùng bái kẻ hiền của mình; Cuốn “Lã Thị Xuân Thu” ca ngợi Y Doãn để nhấn mạnh đoạ trị nước phải bắt đầu từ ngay kẻ làm vua. Cả hai tuy cùng đề cao chính trị đề cao người hiền nhưng đều giấu giễmuất thân thấp hèn của Y Doãn. Nhưng Mạnh Tử lại khác. Ông không thừa nhận Y Doãn là đầu bếp, cũng phủ nhanạ việc Y Doãn dùng chuyện nấu nướng để bàn chuyện thiên hạ. Cuốn “Mạnh Tử. Vạn chương thượng” viết:

Vạn chương hỏi rằng: “Có người nói Y Doãn nhờ việc nấu nướng mà được Thang dùng, có phải vậy không?” Mạnh Tử trả lời: “Không, không phải vậy. Y Doãn làm ruộng ở đất của Hữu Tân mà lại thích bàn đạo của Nghiêu Thuấn. Đâu có chuyện như thế. Y Doãn không mưu cầu gì khác mà chỉ cầu lợi cho thiên hạ. Bao nhiêu ngựa quý cũng chuyển thèm màng tới. Thang biết chuyện liền cho người mang tiền vàng tới làm lễ xin đón về với mình. Y Doãn nghiễm nhiên hỏi: “Ta đâu có màng tới tiền của Thang? Ta thà làm ruộng ở chốn thanh bần mà vui với đoạ của Nghiêu Thuấn còn hơn”. Thang sai người ba lần mang lễ tới mời, Y Doãn mới đổi ý mà nói rằng: “Ta ửo chốn ruộng vườn vui với đạo Nghiêu, Thuấn. Ta muốn có một ông vua như Nghiêu, Thuấn, muốn được làm dân dưới thời Nghiêu Thuấn. Ta đâu dám tự đề cao mình? Trời đã sinh ra làm dân thời này, ta cũng hiểu biết được đôi điều là kẻ biết trước thiên hạ, ta cũng muốn lấy hiểu biết của mình để thức tỉnh muôn dân. Nếu ta không thức tỉnh họ thì ai sẽ làm việc ấy? Ngẫm chuyện thiên hạ, bỉ phu thấy dân thời này chưa được như dân thời Nghiêu, Thuấn, cũng muốn đem lại cho họ chút ân điển như vậy. Ta cũng muốn coi trách nhiệm đó là trách nhiệm của mình. May mà vua Thang đã nổi lên đánh đổ Hạ để cứu dân. Ta từ lâu chưa từng nghe nói vua Thang có gì khuất tất. Huống hồ nay lại hạ mình mời ta giúp trị thiên hạ. Hành động của bậc thánh nhân làm ta bất kể làm thế nào, có đi hay không cũng đều khó nghĩ. Ta nghe nói vua Thang cũng muốn dùng đạo của vua Nghiêu, Thuấn; nay xin về dưới trướng.”

Trong đoạn văn này của Mạnh Tử, có mấy điểm cần chú ý. Y Doãn là nông phu chứ không phải là đầu bếp. Trong xã hội cổ đại, nông nghiệp là cái gốc để lập quốc, là một nghề nghiệp cao thượng, còn đầu bếp là người không có thân phận tự chủ, là người hạ đẳng, không thể có tư cách và học thức để luận bàn việc quốc gia đại sự. Đặc biệt con mắt của các nhà Nho nhìn nhận như vậy. Các nhà Nho chủ trương “Học nhi ưu tắc sĩ” muốn làm quan trước hết phải “học nhi ưu”, một đầu bếp là người không thể có học thức càng không thể thông thạo việc trời đất, an bang trị quốc. Đây là nguyên nhân để Mạnh Tử không thừa nhận Y Doãn là đầu bếp. Thứ hai, Y Doãn vừa là nông phu, vừa là ẩn sĩ có đoạ đức cao thượng, ông xuống núi không phải để chủ động  “gạt bỏ Thang” mà là Thang đã lễ hiền hạ sĩ, là kết quả của nhiều lần viếng thăm. Hơn nữa, Y Doãn xuống nũi cũng không phải là vì bá nghiệp của cá nhân Thang mà là vì toàn thể quốc dân” lấy tư đạo giác tư dân”. Thứ ba, Y Doãn tự cho mình là người có khả năng tự đoán trước , lấy vai trò một người thầy của vua để “gánh vác việc nặng cho thiên hạ”. Khi phụ tá Thang, ông lại không cho rằng  làm công thần là phục vụ quân vương  mà là dạy cho quân vương làm theo đạo của Nghiêu, Thuấn, có quan hệ bình đẳng, chứ không tồn tại cái gọi là  quan hệ quân thần. Tuy bản thân Y Doãn không phải là quân vương, không cai trị thiên hạ nhưng thực tế ông lại có thân phận “tố vương” để có được thiên hạ. Trong “Mạnh Tử. Vạn chương thượng” nói:

“Bỉ phu là người có được thiên hạ vì đức như  Thuấn, Vũ  nên được thiên hạ tôn vinh, đề cử, còn Trọng Ni thì không có thiên hạ.  (101)

 

Y Doãn là công thần khai quốc của nhà Thương, không chỉ giúp cho Thang tiêu diệt Hạ Kiệt, xây dựng vương triều Thương  thống nhất mà còn là nguyên lão tứ triều, có công lao to lớn tỏng việc củng cổ xây dựng chính quyền thời kỳ đầu nhà Thương.. Con trưởng của Thang là Thái Đinh chưa kế vị  chết trước cha. Sau khi Thang chết hai em của Thái Đinh là Ngoại Bính và Trọnh Nhâm thay nhau kế vị. Trong thời gian này, chính quyền thực tế nằm trong tay Y Doãn. Sau khi Trọng Nhâm chết, Y Doãn lập Thái Giáp. Do Thái Giáp không tôn trọng ý nguyện và phép tắc của Thang, nên bị Y Doãn truất ngôi, quản thúc trong cung. Qua ba năm, do Thái Giáp đã biết hối cải, Y Doãn mới cho khôi phục lại  vương vị. Giai đoạn lịch sử này đã được Mạnh Tử kể lại. Ngoài ra, trong “Tả truyện”, “Quốc ngữ” cũng có thuật lại.    

Tuy thế, những câu chuyện về Y Doãn trong lịch sử đầu đời Thương có phải như Mạnh Tử nói, sợ rằng không đáng tin như thế. “Trúc thư kỷ niên” có một cách nói khác:

“Trọng Nhâm băng, Y Doãn nhốt Thái Giáp vào đồng và tự phong vương. Sau khi Y Doãn lên ngôi, tha cho Thái Giáp, bảy năm sau, Thái Giáp trốn khỏi Đồng, giết Y Doãn. Sau đó lập Y Trắc, Y Bị, ra lệnh thu hồi lại điền trạch trong đó có phần của mình.”

Vấn đề thật hư của “Trúc thư kỷ niên” đến nay vẫn chưa có kết luận, những lời bàn về chuyện đó, hoàn toàn không thể đáng tin. Theo những ghi chép tương quan tổng hợp, hoàn cảnh có thể là: Những năm đầu vương triều Thương, chính quyền trên danh nghĩa là của dòng dõi hoàng tộc, ngồi trên nagai vàng là đời sau của Thang, nhưng thực quyền của quốc gia nằm trong tay Y Doãn. Ông ta có thể đuổi Thái Giáp đủ thấy quyền lực của ông ta là tuyệt đối, địa vị còn cao hơn cả vua. Còn việc ông ta có chính thức ở ngôi hay không là điều rất khó xác định.

Mạnh Tử có lẽ đã nhận ra điểm này nên mới ra sức tuyên truyền cho đạo đức nhân cách của Y Doãn. Chúng ta biết, các nhà Nho đều là những kẻ sĩ nhập thế, hy vọng tham gia vào việc chính trị với tư cách “vương giả sư” (thầy của vua). Trước mặt vua, họ một mặt nhấn mạnh nghĩa quân thần, mặt khác lại cố gắng để vượt lên trên vua. Dưới con mắt của họ, vua giống như anh học trò cần được dạy bảo mà học thuyết của họ  chính là sách vở của nhà vua. chính vì lẽ đó, Mạnh Tử mới đặt Khổng Tử ở địa vị cao nhất, mặc dù Khổng Tử không có thân phanạ một ông vua nhưng trên thực tế lại là thầy của thiên hạ, so với vua còn cao hơn một bậc. Học phải Công Dương đời Hán đã theo cách suy nghĩ đó, trực tiếp tôn Khổng Tử làm “Tố vương”, tức là người có đức của bậc vương giả nhưng chưa có  địa vị của bậc vương giả. “Luận Hanh. Định hiền” có nói: “Khổng Tử không là vua nhưng nghiệp “Tố vương”  ở “Xuân Thu” . Trịnh Huyền trong “Lục nghệ luận” cũng nói: ” Khổng Tử săn được con kỳ lân nên tự hiệu là “Tố vương” để hậu thế thực mệnh vua chế định ra phép tắc của minh vương.” Sách “Trung luanạ. Quý nghiệm” cũng nói trực tiếp: “Trọng Ni vì thất phu mà xưng “Tố vương”.”

Có thể nói các nhà Nho đưa Y Doãn vào đền thờ các tiên hiền, một mục đích là để tạo dựng hình ảnh vi thần nhất tôn, mo phỏng những thần quan hậu thế, mặt khác  cũng là để nâng cao địa vị bản thân, truyền dạy chính trị cho bậc quân vương. Mạnh Tử vốn cũng làm như thế. Ông chu du các nước, luôn dạy bảo các bậc quân vương các nước, lại còn đưa mình lên vị trí cao hơn “Tố vương”.

[1]Huyền mục: con vật cúng tế màu đen (lời chú của người dịch)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here