VI. Việc duy trì nhà nước thống nhất thời Hạ

 Nhà Hạ là vương triều đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, cũng là thời đại lịch sử  đầu tiên có thể khảo sát qua văn tự. Trước đó, lịch sử và truyền thuyết còn lẫn lộn, rất khó phân biệt đâu là lịch sử đâu là truyền thuyết, đâu là sự thực, đâu là hư cấu. Bắt đầu từ đời Hạ, dân tộc Trung Hoa  đã có những tư liệu thành văn. Các học giả Tiên Tần thường dẫn chứng “Hạ thư” và “Hạ  huấn”, rất có thể đây là những văn tự được lưu truyền từ đời Hạ. Nhưng điều này không có nghĩa tất cả những sự tích mà các học giả Tiên Tần để lại  đều đáng tin. Rất nhiều quan điểm vẫn xuất phát từ hư cấu hay suy đoán lịch sử.

Cuốn “Sử ký. Tam đại thế biểu” có viết: “Từ Vũ đến Kiệt là 17 kỷ”. Cuốn “Thông giám ngoại sử” chú : “Nhà Hạ có 17 vua qua 14 thế, từ Hậu Nghệ tới vua Trác trải qua 432 năm”.[1]Giang sơn xã tắc kéo dài tới hơn 400 năm cho thấy về cơ bản, sự thống trị của nhà Hạ về cơ bản là ổn định và chắc chắn. Nhưng từ trong các tài liệu cũng có thể thấy sự thống trị của vương triều Hạ cũng không tránh khỏi những nguy cơ. Đặc biệt là sau khi thành lập nhà nước thống nhất không lâu, đã mấy lần phải đối diện với nguy cơ bị lật đổ.

Khi Vũ còn sống, đã từng chỉ định người nối ngôi là Cao Dao, sau là Ich. Ich tuy “ngày càng lơ là thiên hạ của Vũ” nhưng vẫn là một công thần của Vũ. Qua “Hạ bản kỷ” có thể thấy rất sớm từ đời Thuấn, Ich đã có địa vị chính trị tương đối cao, được cùng với Vũ ngồi cùng xe với Đế Thuấn; sau khi Vũ nối ngôi Thuấn, Ich vẫn được coi là một trọng thần, có sự giúp đỡ không nhỏ với việc “thành thuỷ thổ công” của Vũ. Theo chế độ thiền nhượng thời Nghiêu Thuấn, lẽ ra người được thừa kế ngôi thiên tử là Ich chứ không phải là Khải, nhưng Khải dựa vào việc mình là con của Vũ có quan hệ huyết thống nên không chỉ chiếm ngôi thiên tử mà còn giết cả Ich. Các nhà Nho trong các cuốn sách kinh điển để biện hộ cho tư tưởng nhà nước thống nhất chính thống đã nói ngược lại là ” Ich chiếm ngôi của Khải”, dường như kẻ bất nhân bất nghĩa là Ich chứ không phải là Khải, rồi sáng tạo ra câu nói Ich “ngày càng lơ là thiên hạ của Vũ.” Cuốn Mạnh Tử. Vạn chương thượng” đã nói: “Đan Chu còn sống thì vua Thuấn cũng còn sống. Thuấn nối ngôi của Nghiêu, Vũ nối ngôi của Thuấn đã đem lại ân trạch cho thiên hạ trong nhiều năm. Khải là người hiền, hoàn toàn có thể kế vị ngai vàng của Vũ cha mình, nhưng Vũ truyền ngôi cho Ich nên Ich tại vị không được lâu, thiên hạ hưởng phúc cũng ngắn.” Trên thực tế,  theo truyền thống “truyền hiền bất truyền tử”, kẻ bất nhân bất nghĩa chính là Khải; không phải là Ich cướp ngôi của Khải mà chính là Khải cướp ngôi của Ich. Cuốn “Hàn Phi Tử.Ngoại trù thuyết tả hạ”  viết: “Vũ chết, ngôi báu được truyền lại cho Ich, Khải đã đánh Ich để giành ngôi.”. Cuốn “Chiến Quốc sách. Yên sách” cũng viết: “Vũ định truyền ngôi cho ich còn Khải chỉ được làm quan. Khi già, ong nhận thấy Khải không có năng lực để nắm giữ thiên hạ nên quyết định truyền ngôi cho Ich. Khải cùng bè đảng đã liên kết lại đánh Ich để cướp ngôi.”. Điều thú vị hơn là Tư Mã Thiên trong “Hạbản kỷ” gọi Ich “lơ là thiên hạ của Vũ nên thiên hạ không phục” dường như “các chư hầu đều đuổi Ich để lập Khải” là lẽ đương nhiên. Nhưng trong cuốn “Yên Triệu công thế gia”, lại nói khác câu chữ trong đó rất giống như trong “Chiến Quốc sách”: “Vũ tiến cử Ich, còn con trai mình thì chỉ cho làm quan. Khi Vũ già, thấy Khải không đủ năng lực để gánh vác thiên hạ nên truyền ngôi cho Ich. Khải cùng bè đảng câu kết lật đổ Ich để giành ngôi vua. Thiene hạ nghe nói Vũ trueyèn ngôi cho Ich nhưng thực tế đã bị Khải chiếm.”

chính vì ngôi vua mà Khải có được là do dùng vũ lực cướp đoạt nên Hữu Hộ đã phản kháng. Điều này cũng gần giống một việc đã xảy ra vào đầu thế kỷ, Viên Thế Khải phế bỏ chế độ cộng hoà khôi phục  đế chế, lập tức đã gặp sự phản đối của Sát Ngạc. Hữu Hộ là thủ lĩnh của một bộ lạc. Cuốn “Tả truyện. ThiệuCông nguyên niên” viết: “Vào thời Ngu có Tam Miêu, thời Hạ có Quan, Hộ, thời Thương  có Thiên, Phi; thời Chu có Từ, Yểm” đều là nói tới những kẻ phản loạn ; đồng thời cũng choi ta thấy Hữu Hộ là một thủ lĩnh bộ lạc. Cuốn “Hạbản kỷ” chép: “Hữu Hộ không phục, Khải liền cất quân đánh nên đã diễn ra trận đạichiến ở đất Cam”. Cuộc nổi loạn của Hữu Hộ nhuốm màu bi kịch, nó thể hiện sự cáo chung của chế độ dân chủ truyền thống.. Cuốn “Hoàn Nam Tử. Tề Tục huấn” có viết: “Hữu Hộ là kẻ chết vì nghĩa. Ông ta biết tới chữ “nghĩa” mà không biết sống cho hợp thời.  Chữ “nghĩa” và chữ “nghi” dùng theo ngôn ngữ hiện đại tức là “nguyên tắc  đạo nghĩa” và ” nguyên tắc lịch sử”. Hữu Hộ phản đối quốc gia thống nhất của Khải và  bất bình vì Ich bị đánh  là cuộc đấu tranh để duy trì chế độ dân chủ, xét về nguyên tắc đạo nghĩa, thì đó là chính nghĩa. Nhưng trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, cục diện thống nhất cơ bản đã hình thành, chế độ dân chủ nguyên thuỷ tất nhiên phải được thay thế bằng  chế độ chuyên chế. Đây là quy luật bất khả kháng của lịch sử. Hữu Hộ đã không hiểu được quy luật này nên đã dùng tư tưởng của chế độ dân chủ cũ để chống lại sự thống trị của chế độ chuyên chế mới trỗi dậy, việc này rõ ràng là đi ngược lại trào lưu lịch sử, không hợp thời, vì thế mới gọi là “tri nghĩa nhi bất tri nghi”.

Chế độ chuyên chế thay thế cho chế độ truyền ngôi, tuy là tính tất nhiên của lịch sử, nhưng không có nghĩa nó là điều tốt đẹp. Trước đây, khi xem xét lịch sử, , chúng ta thường thường mắc sai lầm về tư tưởng: cho rằng lịch sử càng phát triển về sau nghĩa là càng tiến bộ; lại chia lịch sử làm các giai đoạn, cho rằng từ giai đoạn này phát triển đến giai đoạn khác là thể hiện sự tiến bộ. Quan niệm về sự tiến bộ của lịch sử này , xét theo một góc độ nào đó là thiếu sức thuyết phục, vì lịch sử nhân loại từ trước đến sau không thể có một trạng thái lý tưởng, trước sau không thể có một tiêu chuẩn để đánh giá xem lịch sử có tiến bộ không. Thời gian trước hay sau, diện tích lớn hay nhỏ, kết cấu xã hội có hoàn thiện không, tiền tài của cải nhiều hay ít, trình độ kỹ thuật cao hay thấp đều không thể lấy làm thước đo đánh giá lịch sử. Có thể nói,  lịch sử nhân loại không có sự phân biệt giữa tiến bộ và lạc hậu, càng không thể nói hiện đại nhất định phải tốt đẹp hơn  cổ đại.  Công việc của lịch sử chỉ là vấn đề được mất, đồng thời chúng phát triển hướng về phía trước  trượt trên cái rãnh của sự được mất ấy. Cùng với sự kéo dài của thời gian, cùng với sự không ngừng hoàn thiện của công cụ lý tính,, những đồ vật mà con người có càng ngày càng nhiều. Nhưng đồng thời,, được và mất cũng phát triển theo tỷ lệ thuận. Họ được càng nhiều thì mất cũng càng nhiều, cái mất là cái giá trả cho cái được.. lịch sử không có sự phát triển nào không phải trả giá, mỗi bước tiến về phía trước  đều phải trả giá bằng một bước lùi nhất định về phía sau.  Thậm chí có thể nói,  dùng “tiến bộ về phía trước” hay “lùi về phía sau” để hình dung sự vận động của lịch sử cũng không thoả đáng. Vì lịch sử không hề có mục tiêu định trước, cũng không có trạng thái cuối cùng. Vì thế, sự vận động của nó cũng rất khó nói đang tiến về phía trước hay đang lùi về phía sau.

Ngay trong mối quan hệ giữa nhường ngôi và tập quyền chuyên chế mà chúng ta đang xét, cũng rất khó để nói cái nào là xấu, cái nào là tốt; cái nào là tiến bộ, cái nào là lạc hậu;, tất cả đều là sản phẩm của lịch sử. Nhường ngôi của thời Ngũ Đế có tính hợp lý của nó, nó là sản phẩm của điều kiện lịch sử nhất định đương thời, hoàn toàn không phải là kết quả hành động của con người  do nhận thấy nó có tính ưu việt mới đưa ra những thực tiễn để đối phó. Nhà nước chuyên chế do Vũ và Khải sáng lập cũng có tính hợp lý của nó cũng giống như sản phẩm được sinh ra trong điều kiện lịch sử nhất định. Vì thế, chúng ta rất khó nnói hai hình thái chính trị này hoặc hai hình thái xã hội này là sự tiến bộ của lịch sử.. Nói cách khác, quan hệ giữa chuyên chế và nhường ngôi chỉ là biểu hiện của sự được mất chứ không phải là quan hệ giữa tiến bộ và lạc hậu.

Chuyên chế so với nhường ngôi là một cái được vì cùng với sự mở rộng của bản đồ, chế độ nhường ngôi đã không còn cách nào duy trì được trật tự xã hội, nếu không có một cơ cấu quyền lực đủ mạnh sẽ dẫn tới thiên hạ địa loạn. Trong thế giới cổ đại, chế độ dân chủ chỉ có thể thích ứng với  với thể chính trị cộng đồng nước nhỏ dân ít. Một khi bản đồ được mở rộng, chế độ dân chủ tất nhiên sẽ được thay thế bằng  quân chủ chuyên chế. Bí mật của điều này là ở chỗ, quyền uy của cá nhân có sức mạnh hơn quyền uy của tập thể, hệ số ổn định của quyền lực cá nhân cũng lớn hơn nhiều. Khải không tuân theo chế độ nhường ngôi truyền thống  mà đã  thiết lập nên  quyền uy của cá nhân  mình và một nền thống trị chuyên chế, xét về nguyên tắc lịch sử,  không nghi ngờ gì, đó là phù hợp với yêu cầu của lịch sử. Nhưng một khi nền chuyên chế ra đời cũng không tránh khỏi mặt trái của nó, đầu tiên là sự hủ hoá của quyền lực, tức là ông vua tha hồ lộng hành không bị ai hạn chế từ đó gây tổn hại cho lợi ích của toàn dân. Khải là ông vua đầu tiên trong lịch sử  Trung Quốc, cũng là vị vua đầu tiên dựa vào địa vị và quyền lực của mình để tham nhũng và làm chuyện mờ ám. Cuốn “Mặc Tử. Phi nhạc thượng” ghi: Khải dâm loạn ham vui, tham ăn tục uống, … lúc nào cũng ăn chơi nhảy múa, chuyện động tới trởi, trời cũng hết cách. “Lý Tao” ttrong “Sở từ” viết: “Khải cửu biệt dữ cửu ca hề, Hạ khang ngô dĩ tự tung; bất cố nan dĩ đồ hậu hề, ngũ tử dụng thất gia lộng” (Khải ham chơi bời ca hát, bỏ mặc vương triều nhà Hạ và dân chúng, không để ý gì tới chuyện về sau, vì thế bị năm người con trai của mình nhốt ở nhà).

Sự không chịu hạn chế và hủ bại của quyền lực có nghĩa là lòng tham quyền lực của con người là không thể tránh khỏi, nó quyết định sự tàn khốc và những cuộc chiến tranh giành quyền lực nhiều không kể xiết. Sau khi Khải chết, vương triều Hạ dần nảy sinh cuộc tranh giành quyền lực và đã trải quan hơn bón mươi năm tình trạng hỗn loạn. Đầu tiên là cuộc tranh ngôi của “ngũ tử” (năm người con của Khải), sau đó là cuộc tranh giành ngôi báu của năm anh em Thái Khang, người kế vị Khải, tiếp đến là cuộc phản loạn của Vũ Quan dẫn tới sự nổi loạn của Nghệ, Trác trong một thời gian dài. Về giai đoạn lịch sử rối loạn này, cuốn “Tả truyện. Tương Công tứ niên”  ghi chép rõ nhất, xin tóm tắt như sau:  

“Từ khi nhà Hạ suy sụp, Hậu Nghệ từ chỗ làm ruộng ở Cùng Thạch dựa vào tài năng của mình đã lên nắm chính quyền. Hậu Nghệ không chăm lo cho dân mà hoang dâm như dã thú. Nghệ bỏ Vũ La, Bác Ân, Hùng Ngột, Long Linh mà dùng Hàn Trác. Hàn Trác là dòng dõi của Bá Minh. Về sau Bá Minh bỏ Hàn Trác. Hàn Trác lại được Nghệ tin dùng, tin cậy như chính Nghệ và coi Trác là tri kỷ. Trác bên trong thì tỏ ra nhu nhược nhưng đối với bên ngoài lại ra sức dùng tiền của để mua chuộc, thực hiện chính sách ngu dân. Trác lừa gạt lấy ruộng của Nghệ, lừa dối Nghệ để  đoạt lấy nước của Nghệ, làm cho trong ngoài đều phục. Nghệ vẫn không lấy đó làm buồn, quay về với ruộng đất của mình, giết sạch hết kẻ hầu người hạ để cho con ăn thịt. Con Nghệ không chịu ăn thịt người, chịu chết đói ở Cùng Môn. Ma trốn chạy mà có được Lịch Trác do ăn nằm với cung tần của Nghệ mà sinh được hai con là Kiêu và nhất. Trác do lừa dối, lường gạt mọi người nên không có đức với thiên hạ. Trác sai Kiên đem quân tới giết Châm Quán và vợ hắn là Chân Trầm. Trác cắt cho Kiên đất Quá, cắt cho nhất đất Qua. Ma có được Lịch, lại được sự giúp đỡ của hai nước trên nên đã giết Trác để lập Thiếu Khang. Thiếu Khang giết Kiêu ở đất Quá, sau đó lại giết nhất ở đất Qua. Cuối cùng cơ nghiệp của Trác bị sụp đổ.”

Giai đoạn lịch sử này được người đời sau gọi là “Thái Khang mất nước” và Thiếu Khang trung hưng”. Xét theo trình tự ghi trong “Tả truyện”, đây rõ ràng là một sự kiện chính trị tồi tệ, tàn khốc vô tình. Nếu bên trên đã nói, trước đây cuộc đấu tranh của con người chủ yếu vì không gian sinh tồn, thì sau khi chế độ chuyên chế được xác lập cuộc tranh giành của người Trung Quốc  chủ yếu là vì quyền lực, nói chính xác  hơn chủ yếu là tranh giành vương quyền tối cao. Sở dĩ ngôi vua đáng để cho mọi người liều mạng vì nó có thể thoả mãn lòng tham của cải  và đàn bà của con người.

Thiếu Khang trung hưng, trải qua năm đời sáu vua, vương triều Hạ bước vào thời kỳ tương đối ổn định. Nhưng tới khi quyền lực vào tay Khổng Giáp lại bước vào suy vong. “Sử ký. Hạ bản kỷ” viết: “Vua Khổng Giáp lên ngôi, chỉ chú trọng tới quỷ thần, lại sống dâm loạn nên vương triều Hạ dần suy sụp, các nước chư hầu xa lãnh.” Cuốn “Chu ngữ. Chu ngữ hạ” cũng viết: ” Vua Khổng Giáp làm loạn nhà Hạ, truyền được bốn đời thì sụp đổ”. Khổng Giáp truyền đời thứ ba tới Kiệt. Kiệt là ông vua hung ác nổi tiếng. Theo lời của Tư Mã Thiên “Kiệt không có đức, chỉ ưa dùng vũ lực làm hại nhân dân, nhân dân khổ cực vô cùng”. Nhân dân trách mắng Kiệt rằng:  Tới ngày nào mày mới hết đời, chúng tao thề đi tới cùng với mày. Sự thống trị tàn bạo khiến các chư hầu thi nhau nổi loạn, cuối cùng Kiệt thân bại nước mất, chết ở Nam Sào. Vương triều Hạ bị nhà Ân thay thế.

Vương triều Hạ là vương triều mang hình thái quốc gia đầu tiên ở Trung Quốc, tuy vẫn còn tàn tích của xã hội bộ lạc, nhưng so với thời Ngũ Đế, đã có những thay đổi cơ bản, đầu tiên là sự thnàh lậpnhà nước như một công cụ thống trị và sự hình thành nên quy mô ban đầu của nhà nước.

Trước thời Khải, vua gọi là “bá”, ví dụ như “bá Cổn”, “bá Vũ”. í nghĩa của “bá” là anh cả, là thủ lĩnh của liên minh bộ lạc. Từ Khải bắt đầu gọi là “hậu”, như “Hạ hậu Khải”, “Hạ hậu bá Khải”.  “Hậu” được cuốn “Bạch hổ thông nghĩa” giải thích là “vua”, cuốn Thuyết văn” giải thích là “từ dùng để gọi vua”. Vương Quốc Duy gần đây cho rằng  chữ “hậu” cũng là chữ “dục”, nghĩa gốc là “sản tử”, cũng có nghĩa là “dục” trong “sinh dục”. Quách Mạt Nhược lại cho rằng  “hậu” là sản phẩm của chế độ mẫu quyền: “Chữ “dục”  (    ) là di sản của chế độ mẫu quyền.  Vào thời đại  mẫu quyền, tông trưởng  là vương mẫu, do đó tôn trọng gọi là “hậu” để tôn vinh đức tính lớn nhất của người mẹ là sinh sản. Chữ “dục” (    ) lưu hành trong xã hội cổ đại một thời gian, chế độ phụ quyền dần được thiết lập, chữ này dần bị bỏ đi, vì thế đã dùng chữ “hậu” hiện nay để thay thế.”[2] Cách giải thích của Vương Quốc Duy là đúng đắn, còn Quách Mạt Nhược ghép chữ trên với xã hội mẫu quyền là một sai lầm lớn. Sở dĩ vua gọi là “hậu”, mà “hậu” có nghĩa là sinh dục chính là để phân biệt sự khác nhau giữa “hậu” và “bá”, Cổn và Vũ gọi là “bá”, chứng tỏ ít nhất trên danh nghĩa họ vẫn có quan hệ bình đẳng cùng với các thủ lĩnh bộ lạc, cùng là trọng bá (tức cùng coi nhau như anh em), còn Khải xưng là “hậu” chứng tỏ quyền của ông ta là do thế tập, như “Lễ ký” đã nói: “Thế cập dĩ vi lễ” (Việc thừa kế được coi là đúng lễ). Quan hệ giữa vua với các thần và  các nước chư hầu  không còn là quan hệ anh em mà là quan hệ quân thần.. Cuốn “Quốc ngữ. Chu ngữ thượng” dẫn “Hạ thư” viết: Chúng phi nguyên hậu, hà tai? Hậu phi chúng, vô dữ thủ bang” (Dân mà không kính trọng vua thì không được tôn kính. Vua mà không có dân thì không giữ được cơ nghiệp).

Vua nhà Hạ ngoài việc xưng là “hậu” còn xưng là “vương”. Nhưng xưng “vương” chỉ là sau khi chinh phục Đông Di. Vào thời Hạ chưa có cách xưng “đế”. Cách gọi này chỉ có từ thời Chiến Quốc khi cách gọi Tam Hoàng Ngũ Đế trở thành phổ biến. Tư Mã Thiên trong “Sử ký” gọi vua Hạ là “đế” cũng là chịu ảnh hưởng của truyền thuyết Tam Hoàng Ngũ Đế.                             Sự hình thành quốc gia ngoài sự thay đổi cách gọi vua từ “bá” phát triển đến “hậu”, hoặc “vương” còn có một sự thay đổi rõ rệt nữa, đó là sự hình thành sơ bộ của bộ máy quan liêu. Vào thời Ngũ Đế,, “tứ nhạc” hoặc “bát nguyên”, “bát khởi”  chỉ là thành viên của ban nghị sự trưởng lão, là quý tộc bộ lạc. Quan hệ với Nghiêu, Thuấn, Vũ là quan hệ anh em. Thời Hạ không như vậy. Các chức quan của nó có “Tứ phụ thần”, “Lục sự chi nhân”, “Dân sư”, … Nhưng các quan với  chức danh  này đều phục vụ cho nhà vua, là công cụ của nhà nước chuyên chế triều Hạ. Cuốn “Sử ký. Hạ bản kỷ” có  câu “kính tứ phụ thần”, Bùi Ân Tập giải thích trong cuốn “Thượng thư đại truyện” như sau: “Các vuát đây phải có bốn người giúp việc, trước là Nghi, sau là Thừa, phải là Phù, trái là Bật.” Theo  “Tả truyện”, “Quốc ngữ”  dẫn từ “Hạ thư” các quan chức thời Hạ được phân chia đã có tính hệ thống. “Tứ phụ thần” vào loại đại thần ở trong triều,  phụ trách bốn mặt công việc. “Lục sự chi nhân” rất có thể là tên một chức quan chuyên lo việc quân. Ngoài ra, còn có “Tường nhân” chuyên đảm nhanạ việc thu đồ cống nạp, “Thái sử” chuyên nắm giữ việc sách vở, “Cổ” chuyên lo việc âm nhạc, “Quan sư” chuyên quản lý giáo dục, “Đại lý” chuyên giải quyết các vụ kiện, thậm chí còn có gia thần trong vương thất. Ví dụ, chức quan “Xa chính” chuyên quản lý xe cộ cho vua; chức “Bà chính” chuyên quản lý bếp núc cho vua.
               Xuất phát từ mục đích giáo dục hay mục đích xác lập uy quyền của vua, thời Hạ đã có việc ghi chép bằng văn tự. Các chương “Hạ thư”  trong cuốn “Thượng thư” còn tồn tại đến nay tuy đã được người xưa sửa chữa hay sao chép nhưng có lẽ một số câu chữ có nguồn gốc trực tiếp từ thời Hạ.. “Tả truyện”, “Quốc ngữ” cũng có rất nhiều điều dẫn từ “Hạ thư”. Cũng cần phải nói là chúng không hoàn toàn là sai lầm. “Lã Thị Xuân Thu. Tiên thức” viết: “Thái sử lệnh nhà Hạ phải nghe theo vua mà viết sử. Tuy làm theo nhưng rất buồn khổ. Vua Kiệt nhà Hạ bạo loạn vô cùng, Thái sử lệnh bỏ Kiệt để theo nhà Thương.” Những điều này có thể tin được.

Để củng cố nền chuyên chế của quốc gia thống nhất, tầng lớp thống trị triều Hạ đã dùng biện pháp cường quyền,  trong đó thi hành:  một mặt nhấn mạnh chức năng của bạo lực, mặt khác dùng hành loạt các quy định đã được thể chế hoá để quy phạm toàn bộ xã hội. Trước hết là quân đội và hình pháp, sau đó chủ yếu là lễ chế.  Mục đích  của lễ chế nhà Hạ như thế nào, nay rất khó nói chính xác. Khổng Tử nói: “Lễ nhà Hạ ta hiểu nhưng chưa từng thấy.” Khổng Tử tuy  khẳng định nhưng lễ nhà Hạ như thế nào Khổng Tử cũng không rõ. Nguyên nhân của việc này là lễ chế của ba nhà Hạ, Thương, Chu rất khác nhau. Cuốn “Lễ ký. Nhạc ký” nói: “Thời Ngũ Đế, lễ thương đối giống nhau, còn thời Tam đại (Hạ, Thương, Chu) lễ lại rất khác nhau.”. Nhưng cho dù như vậy, có thể khẳng định, lễ chế nhà Hạ tương đối có hệ thống. Nguồn gốc và nội dung của lễ vô cùng phức tạp, hơn nữa, nó lại bắt nguồn từ trước khi có sử sách ghi chép, noa quan hẹ chặt chẽ với tín ngưởng nguyên thuỷ  của người xưa. Sau khi nhà nước ra đời, tầng lớp  thống lợi dụng ngay di sản này để trực tiếp phục vụ cho sự thống trị của mình , coi đó là vật báu để duy trì trật tự xã hội, đưa noa thâm nhập vào các mặt của đời sống xã hội. Còn vấn đề  diện mạo của “lễ chế” đời Hạ rốt cuộc ra sao, chúng tôi xin giới thiệu trong chuyên luận về văn hoá lễ nhạc thời Tiên Tần.

[1]Về niên lịch nhà Hạ, quan điểm của các học giả chưa thống nhất. Mạnh Tử nói: “Nhà Hạ hơn 500 tuổi”; “Trúc thư ký niên” nói 172 năm, Lưu Hâm trong cuốn “Tam thống lịch” cho rằng gồm 432 năm.

[2]Quách Mạt Nhược: “Nghiên cứu xã hội Trung Quốc cổ đại”,  Nhân dân xuất bản xã xuất bản 1954, trang 204.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here