V. Cửu đỉnh và cửu châu
Đỉnh vốn là một dụng cụ nhà bếp, nhưng sau khi hình thành cục diện chính trị gia thiên hạ, nó dẫn trở thành một vật thiêng của nước và tượng trưng cho vương quyền. “Tả truyện. Tuyên Công tam niên” có một đoạn ghi chép như sau:
“Vua Sở cất binh dẹp loạn bốn phương. Thiên hạ dần ổn định. Vú Sở lại bố trí binh lính trấn giữ nơi biên ải. Sở lên ngôi vua liền muốn con cháu đề huề, vua Sở mới hỏi đỉnh lớn nhỏ, nặng nhẹ ra sao. Được trả lời : “Việc ấy ở đức chứ không phải ở đỉnh. Thời Hạ có đức nên mới được nhiều nơi cống nạp nhiều tiền của, trâu bò, liền lấy kim loại đúc thànhđỉnh thành vật tượng trưng cho quyền lực… Vua Kiệt không có đức nên đỉnh rơi vào tay nhà Thương, tương truyền có tới 600 cái. Vua Trụ nhà Thương bạp ngược nên đỉnh lại thuộc về nhà Chu… Nhà Chu tuy đức có yếu nhưng thiên mệnh vẫn chưa thay đổi. Không thể hỏi chuyện đỉnh nặngnhẹ được.”
Đoạn văn trên ít nhất cũng nói rõ mấy điều: Một, didnhr là tượng trưng cho vương quyền, đỉnh còn thì nước còn, đỉnh mất thì nước mất; thứ hai, các chư hầu không thể có đỉnh, cũng không thể hỏi đỉnh nặng nhẹ bao nhiêu; thứ ba đỉnh được coi như vật tượng trưng cho lập quốc được đúc bắt đầu từ thời nhà Hạ.
Từ thời nhà Hạ đã có đỉnh, trong các tài liệu khác cũng ghi điều này. Cuốn “Mặc Tử. Canh trụ” ghi: “Cửu đỉnh từ khi được đúc đã truyền qua ba nước. Nhà Hạ mất đỉnh rơi vào tay nhà Ân; nhà Ân mất rơi vào tay nhà Chu. “Sử ký. Hiếu Vũ bản kỷ” viết: “Vũ thu kim loại của Cửu mục, đúc cửu đỉnh”; “Hán thư. Giao tự chí” cũng viết: “Vũ thu kim loại của cửu mục, đúc cửu đỉnh, tượng trưng cho cửu châu… Nhà Hạ đức suy, đỉnh về tay nhà Ân; nhà Ân đức suy, đỉnh về tay nhà Chu, nhà Chu đức suy, đỉnh về tay nhà Tần.”
Tất cả những ghi chép trên đều nói từ nhà Hạ đã coi đỉnh là tượng trưng cho vương quyền, phần lớn đều cho rằng đỉnh được đúc từ thời Vũ. Vua Nghiêu, Thuấn chưa đúc đỉnh làm vật tượng trưng, Vũ “thu kim loại của cửu mục đúc cửu đỉnh”, cũng nói rõ tính chất của thời đại của Vũ và thời đại Ngũ Đế khác nhau. Cái gọi là “kim” trong kim loại của cửu mục” chính là đồng thau. Đời Hạ đã có thể dùng đồng thau đúc thành khí vật, điều này đã được chứng minh bằng việc khai quật được di chỉ văn hoá ở Nhị Lý Đầu. Còn đỉnh của thời Vũ hoặc thời Khải đúc có hành dạng ra sao hiện không thể biết được. Số đỉnh có thực là chín cái hay không, vẫn còn nghi ngờ. Số chín là con số vốn được người Trung Quốc xưa rất coi trọng, nó cũng giống như số năm, hợp thành “cửu ngũ” để biểu thị sự tôn trọng vương quyền. Cái gọi là “cửu ngũ chi tôn” chính là chỉ sự tôn trọng vương quyền.
Đối ứng với “cửu đỉnh” là “cửu châu”. Cách nói “Vũ thu kim loại của cửu mục đúc cửu đỉnh, tượng trưng cho cửu châu” cho thấy trước có “cửu châu” rồi sau mới có “cửu đỉnh”, số của đỉnh là chín vì khu vực hành chính lúc đó có chín châu. Tức là nói, nếu “cửu châu” là có thực thì “cửu đỉnh” không thể là hư cấu được. Vì thế, Tư Mã Thiên trong “Hạ bản kỷ” ghi chép về “cửu châu” không chỉ có vị trí, sản vật cống phẩm của cửu châu mà còn sự liên hệ chặt chẽ với thành tích cai trị của Vũ.
“Vũ từ khi đánh bại Ich, Hậu Kế liền được phong làm vua. Vũ lo lắng mưu cầu sự hưng thịnh cho chư hầu trăm họ, vì thế nên đi khắp chốn núi non quan sát cây cối, định rất núi cao sống sâu. Vũ không ỷ lại vào công lao của người trước mà vẫn miệt mài suy nghĩ và hành động; sống ở bên ngoài tới 30 năm, qua cử nhà mà không dám vào thăm, Vũ ăn mặc giản dị, có hiếu với quỷ thần. Vũ không sống ở chốn cung thất mà cam tâm sống giữa núi non. ở trên bộ thì đi xe, dưới nước thì dùng thuyền, đi trên bùn thì dùngván trượt, đi trene núi thì dùng gậy. Vũ định ra luật lệ, quy tắc, định ra tứ thời, khai phá cửu châu, thông cửu đạo, phá cửu đầm, vượt qua cửu sơn… việc làm của Vũ đóng góp rất nhiều cho dân, đem lại sự tiện lợi, dễ dàng khắp chốn sơn xuyên… Vì thế mới có cửu châu, dâm mới có thể cư trú khắp nơi, đi khắp các núi, bơi lộikhắp cửu xuyên, cửu đầm bị lấp bỏ, bốn biển về cùng nhau. Cũng từ đây, lục phủ được tu sửa, các sĩ phu tụ họp, làm ra vô số của cải, đất đai được phân chia và thu thuế.”
Những ghi chép của Tư Mã Thiên là có căn cứ, chủ yếu là dựa theo cuốn “Thượng thư. Vũ cống”. Ngoài ra, các cuốn sách khác như “Chu lễ.Chức phương”, “Lã Thị Xuân Thu.Hữu thuỷ lãm” ít nhiều cũng đều ghi chép về cuộc này. “Cửu châu” theo ghi chép của các cuốn sách trên, nhìn chung đại thể là:
Ich châu: gồm Sơn Tây, Hà Bắc và một bộ phận của Liêu Ninh.
Duyện châu: vùng tiếp giáp giữa Hà Bắc, Hà Nam Sơn Đông.
Thanh châu: phía đông của Sơn Đông ngày nay.
Từ Châu: nay là phía nam của Sơn Đông và An Huy, phía bắc của Giang Tô.
Dương châu: nay là An Huy và phía bắc của Giang Tô, phía bắc của Triết Giang và phía đông của Giang Tây.
Kinh châu: nay là Hồ Bắc, Hồ Nam và phía tây của Giang Tây.
Dự châu: nay là Hà Nam đến phía bắc của Hồ Bắc.
Lương châu: nay là Tứ Xuyên đến phía nam của Thiểm Tây.
Ung châu: nay là miền trung và bắc Thiểm Tây, Cam Túc cho đến một phần phía tây.[1]
Vào thời Vũ, bản đồ Trung Quốc có rộng như thế không, thực là còn đáng ngờ, việc Vũ chia thành cửu châu càng cần phải thận trọng. Vũ tuy bước đầu thực hiện việc đại thống nhất , đưa Trung Quốc từ trạng thái phân lập gồm nhiều liên minh bộ lạc thành một quốc gia thống nhất, nhưng có lẽ bản đồ của quốc gia ấy cũng không lớn lắm, rất có thể chỉ là ở vùng Trung Nguyên. Tuy chiến tranh kéo dài nhiều năm, thế ưlcj tuy có thể phát triển tới Đông Di và Miêu Man, nhưng rất khó để nói rằng đất Đông Di và Miêu Man lúc đó cũng thuộc của Vũ, càng khó để nói nằm trong khuôn khổ của “cửu châu”. It nhất thì những người Sở lúc đó cũng không thuộc phạm vi của vương triều Hạ. Với vấn đề này, các nhà sử học trước đây như Quách Mạt Nhược, Cố Hiệt Cương cũng đã từng nghiên cứu, và phần nhiều họ đã có thái độ phủ định với quan điểm cho rằng “công lao của Vũ là phân chia đất đai, theo cống phẩm định ra cửu châu”. Quách Mạt Nhược cho rằng , dưới vương triều Hạ, không có Kinh châu, Thanh châu, Từ châu, Dương châu, hoàn toàn không thể có việc phân chia đất đai theo công trạng. Cố Hiệt Hương thì cho rằng chế độ “cửu châu” viết trong “Vũ cống” là do thời Chiến Quốc bịa đặt ra, đến ngay văn tự của “Vũ cống” cũng là tác phẩm của thời Chiến Quốc, nó là sản phẩm của các nhà tư tưởng tiến bộ đương thời do những nỗi khổ của sự chia cắt lâu dài có khát vọngmuốn thống nhất đặt ra.
Nhưng cũng không ít nhà sử học cho rằng việc Vũ định ra “cửu châu” là một sự thực lịch sử. Học giả Trần Thừa Dũng cho rằng : “Hạ Vũ chia cửu châu, định ra cửu châu hoặc sắp xếp cửu châu thực tế là vua Vũ và người Hạ dựa vào những tri thức về địa lý và nhân văn nắm được khoảng 2000 năm trước Công nguyên (84) Xét theo quan niệm chính trị học hiện đại, việc vua Vũ chia đất nước thành cửu châu hay chế độ cửu châu trong “Vũ cống” đều cho thấy một cách chính xác hơn nhanạ thức có hệ thống của cư dân thời Hạ về thế giới. Xét về mặt lịch sử, trật tự thế giới đặc biệt như vậy, không nghi ngờ gì chính là nguyên mẫu của trật tự thế giới theo kiểu đẳng cấp lấy Trung Quốc làm trung tâm xuất hiện từ đời Đông Chu.”[2] Dù cách nói của Trần Thừa Dũng là rất cẩn trọng, nhưng đối với việc vua Vũ chia cửu châu, mọi người vẫn giữ thái độ khẳng định với quan niệm truyền thống.
Thiết nghĩ, cả hai điều trên e rằng chưa thật thỏa đáng, cho rằng “Vũ chia cửu châu, tuỳ từng nơi mà thu cống vật”, chỉ có thể tin một nửa chứ không thể tin hoàn toàn. Nói cụ thể hơn: nói “Vũ chia cửu châu” không thể tin, còn nói “tuỳ từng vùng mà thu cống vật” thì có thể tin được. Cái gọi là “tuỳ từng vùng mà thu cống vật” không phải là dựa vào việc phân chia các châu để cống nạpvật phẩm mà là dựa vào sản phẩm của từng nơi mà cống nạp. Thời đại của Vũ không còn là thời của liên minh bộ lạc, vương triều đại thống nhất đã hình thành, quan hệ với các nơi không còn là quan hệ bình đẳng mà là quan hệ vua tôi. Với vương triều đại thống nhất, việc các nơi tuỳ theo sản phẩm của mình mà cống nạp hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng chế độ cống nạp này phần lớn được thi hành dựa theo bộ lạc hay liên minh các bộ lạc (hoặc gọi là các “phương quốc”) chứ không phải dựa theo cái gọi là “cửu châu” quy định. Cũng như thế, Vũ có thể đã cho đúc đỉnh để thể hiện vương quyền tôn nghiêm và linh thiêng, nhưng không chắc số đỉnh đã là 9 cái., càng không thể dựa vào số châu lúc ấy để đoán rằng số đỉnh là 9. Hơn nữa, “Vũ cống” và “Hạ bản kỷ” nói đến số 9 trong “cửu đạo”, “cửu sơn”, “cử xuyên”, “cửu trạch” cũng giống như trên chỉ có ý nghĩa tượng trưng mà thôi. Hơn nữa, từ cách nói “cửu đạo”, “cửu sơn”, “cửu xuyên”, “cửu trạch” chúng ta cũng thấy cái gọi là “cửu đỉnh” là không thể tin được.
Sở dĩ cuốn “Vũ cống” cho rằng số đỉnh mà Vũ đã đúc và số châu mà Vũ cai quản là 9 rất có thể là do chịu ảnh hưởng của học thuyết ngũ hành lúc bấy giờ. Qua đoạn văn trên, ngay từ thời Ân, Thương, người xưa đã có quan niệm “ngũ phương”. Từ “ngũ phương” rất dễ phát triển đến “cửu phương”. “Ngũ phương” gồm đông, tây, nam, bắc và ở giữa; “cửu phương” gồm đông, tây, nam, bắc, ở giữa và thêm vào đông nam, tây nam, đông bắc, tây bắc. Trong quan niệm, “ngũ phương” rất dễ hiểu nhưng khi vận dụng vào quy hoạch hành chính cụ thể thì lại không dễ thực hiện. “Cửu phương” không giống như thế, nó vừa dễ nắm quan niệm lại cũng dễ vận dụng vào thực tế. Sự khác biệt giữa chúng có thể thấy trong hình sau:
Hình trang 86
Rõ ràng, nếu chỉ phân chia theo “ngũ phương”, sẽ có một số khiếm khuyết, hoặc là không thể bao quát được toàn bộ sơ đồ, hoặc là không được rõ ràng, quy phạm. Chỉ có phân chia theo “cửu phương” mới có thể phân chia chính xác toàn bộ thành 9 phần bằng nhau. Người xưa không có quan niệm rõ ràng về ranh giới, chỉ có quqn niệm trời tròn đất vuông. Họ xem “thiên hạ” có hình vuông vì thế sơ đồ cũng chỉ có thể phân chia theo quan niệm “cửu phương”. Nhưng cách phân chia này chỉ có thể dựa theo quan niệm “ngũ phương”. Vũ tuy đã xây dựng được chính trị một vương triều thống nhất nhưng việc quản lý những khu vực này chưa thể phát triển đến mức chia thành các khu hành chính mà chỉ là dựa vào các bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc vốn có rồi tuỳ hoàn cảnh mà cai trị, cái gọi là Vũ “bố trí cai quản các bộ lạc, cai quản mọi nước nhỏ” chỉ là diện mạo chính trị như vậy.
Việc Vũ chia đất nước thành 9 châu là không đáng tin còn có một lý do nữa: thời đại Tiên Tầnở Trung Quốc chưa từng có sự phân chia thành khu vực hành chính, càng chưa từng có sự phân chia “cửu châu”. Cuốn “Vũ cống” lại được viết ra vào thời Chiến Quốc,cũng chưa từng nói đến chế độ “cửu châu”. Việc phân chia đất nước thành khu vựchành chính chỉ có thể bắt đầu bằng chế độ quận huyện của Tần Thuỷ Hoàng. Trước đó, cục diện chính trị chỉ là quan hệ của vương triều thống nhất cùng các chư hầu (tức các phương quốc) chứ không phải là quan hệ giữa chính phủ trung ương với chính quyền địa phương.
Ăngghen trong “Nguồn gốc của gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước” có phân biệt sự khác nhau giữa nhà nước và thị tộc là: cơ sở của chế độ thị tộc là quan hệ huyết thống, còn nhà nước “chia các vùng theo dân cư của nó”. Quan điểm này đã được các nhà sử học Trung Quốc mấy chục năm nay tiếp thu, nhiều học giả đã cho rằng việc Vũ chia cửu châu là sự thực lịch sử là do họ xem xét vấn đề theo quan điểm của Ăngghen. Trên thực tế, những tài liệu mà Ăngghen dựa vào để đi đến kết luận này là từ Aten cổ đại chứ không mang ý nghĩa phổ biến toàn thế giới. Rang giới giữa xã hội thị tộc Trung Quốc và quốc gia không nghi ngờ gì là thời đại của Vũ và Khải, nhưng các phương quốc của vương triều Hạ không được phân chia theo khu vực hành chính mà vẫn dựa vào các bộ lạc vốn có. Sự khác biệt là trước đó, các bộ lạc độc lập với nhau còn hiện tại, các bộ lạc phụ thuộc vào vương triều Hạ. Không chỉ vương triều Hạ như thế mà đến đời Thương, tình hình cũng như thế.
[1]Xem thêm Trần Thừa Dũng, “Nguồn gốc vương triều đầu tiên ở Trung Quốc”, trang 400
[2]Trần Thừa Dũng, “Nguồn gốc vương triều đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc”, trang 407 – 408