IV. Gia quốc hợp nhất và mô hình chính trị Trung Quốc
Quốc gia là một thể cộng đồng chính trị, là đơn vị của chủ quyền lãnh thổ. Thể cộng đồng này ở phương Tây được gọi là “state”, ở Trung Quốc được gọi là “quốc gia”. “State” chỉ có ý nghĩa quốc, mà không có hàm nghĩa gia, còn từ “quốc gia” vừa chỉ quốc, vừa chỉ gia, hoặc có thể nói chính xác, quốc là sự phóng đại của gia, gia là hình thức thu nhỏ của quốc; gia và quốc có cùng kết cấu, gia quốc hợp nhất. Cái gọi là “gia thiên hạ” có thể hiểu đó là sự lũng đoạn quyền lực của một gia tộc, cũng có thể hiểu là hình thức tồn tại thống nhất của quốc gia và gia đình.
Gọi là quốc và gia chứng tỏ quyền lực của quốc gia trực tiếp có từ phụ quyền, là phụ quyền mở rộng thành quân quyền.
Trong lịch sử nhân loại có quá trình chuyển hoá từ mẫu quyền sang phụ quyền, điều đó không bàn tới ở đây[1], nhưng sau khi chế độ hôn nhân đối ngẫu ra đời, đặc biệt là sau khi xuất hiện chế độ tư hữu, không còn nghi ngờ gì, chế độ phụ quyền khống chế tất cả. Tù trưởng bộ lạc đến thủ lĩnh các liên minh bộ lạc đều là do những gia trưởng nắm giữ quyền lực. Chỉ có trước khi có sự đại thống nhất quốc gia, còn ảnh hưởng của chế độ dân chủ nguyên thuỷ, thủ lĩnh các bộ lạc vẫn chịu sự chi phối của hội nghị trưởng lão chứ không thể độc đoán chuyên quyền. Hội nghị trưởng lão cũng giống như thể hiện phụ quyền, các trưởng lão đều là các gia trưởng của các gia tộc hoặc các thủ lĩnh các bộ lạc. Những gia trưởng này liên hợp lại thành một cơ cấu quyền lực tối cao, phụ quyền được thể hiện dưới hình thức một tập đoàn, từ đó, hạn chế sự bành trướng phụ quyền riêng. Hội nghị quý tộc, viện nguyên lão chính là cơ cấu dân chủ của thế giới phương Tây sau khi bước vào xã hội văn minh chính là sự phát triển trực tiếp từ hội nghị trưởng lão của thời đại phụ quyền. Điều ấy có được là do khởi nguồn của các quốc gia này đều do phương thức hoà bình, các bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc thống nhất lại phần lớn có chung mục đích chống lại các thế lực bên ngoài. Phương thức ấy đã quyết định thể cộng đồng chính trị trong tổ chức mới này, các thủ lĩnh bộ lạc đều bình đẳng, không ai có thể đứng trên người khác. Vì thế, phụ quyền tuy vẫn tồn tại nhưng chỉ có thể thể hiện qua các quyết định của tập thể của hội nghị quý tộc hoặc viện nguyên lão cùng nắm giữ quyền lực quốc gia. Một trưởng quan hành chính tối cao được ra đời từ tập thể này, lại bị nó khống chế. Đây chính là chính trị quý tộc điển hình, cũng là mô hình quốc gia tồn tại phổ biến ở thế giới phương Tây và nhiều khu vực ở phương Đông trong buổi đầu của văn minh.
Chính trị quý tộc của Trung Quốc chỉ xuất hiện ở thời đại chế độ dân chủ nguyên thuỷ, tức là thời đại Ngũ Đế trong truyền thuyết. Đây là thời kỳ tiền quốc gia của Trung Quốc. Vũ và Khải dã kết thúc thời kỳ này và sáng lập một quốc gia chuyên chế. Từ đó cũng có thể thấy, cái gọi là chính trị của “đại nhất thống” chỉ có thể có được ở thời của Vũ và Khải, còn từ Hoàng Đế đến đế Thuấn không tồn tại chính trị đại nhất thống. Hoàng Đế trong truyền thuyết “trí tả hữu đại giám, giám vu vạn quốc” (giám sát mọi quốc gia khác), đế Thuấn “nam tuần thú, băng vu Thương Ngô chi dã” (đi tuần xuống phía nam, đánh tan bọn Thương ngô man rợ) rất có thể chỉ là người đời sau dựa vào quan niệm đại nhất thống mà tưởng tượng thời Ngũ Đế có chính trị vương triều giống đời sau. Trên thực tế, thời đại Ngũ Đế không thể có nền chính trị đại nhất thống. Đại nhất thống chỉ có thể có ở thời địa của Vũ. “Đồ Sơn chi hội (hội ở Đồ Sơn) của Vũ và “quân đài chi hưởng” ( 78 ) của Khải mới là sự kiện có tính tượng trưng cho sự hình thành chính trị đại nhất thống của Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng ta rất khó nói “Đồ Sơn chi hội” là sự việc có thật, nhưng nếu coi đó là một sự kiện có tính tượng trưng thì có thể tin được. Tư Mã Thiên trong “Ngũ Đế bản kỷ” đã viết:
“Các quốc gia từ Hoàng Đế tới Thuấn, Vũ tuy quốc hiệu khác nhau nhưng tính chất lại giống nhau, đều tiến hành chính trị đức trị. Hoàng Đế tên hiệu là Hữu Hùng, Hiên Viên Đế tên hiệu là Cao Dương, Đế Cao tên hiệulà Cao Tân, Đế Nghiêu tên hiệu là Đào Đường, Đế Thuấn tên hiệu là Hữu Ngu. Đế Vũ vào thời Hạ sau này thuộc nhánh khác nhưng vẫn cùng họ với các vua trên. Vũ lấy tên nước là Thương, họ là Tử Thị. Sau này lại bỏ đi, đổi tên nước thành Chu, họ là Cơ Thị.”
Tư Mã Thiên tuy cũng xem Vũ cùng với Nghiêu, Thuấn cùng là nhân vật chính trị ` nhưng lại chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa Vũ và Ngũ Đế, đó là “Đế Vũ thời Hạ về sau thuộc nhánh khác”. Điều này cho thấy, bắt đầu từ Vũ, nền chính trị của thời đại viễn cổ Trung Quốc đã phát sinh những thay đổi căn bản, từ “truyền hiền bất truyền tử” (truyền ngôi cho người hiền không truyền cho con) đã chuyển thành cha truyền con nối. Điều này có được là do Vũ đã không còn là thủ lĩnh của liên minh bộ lạc của chế độ dân chủ nguyên thuỷ mà đã trở thành vị vua có quyền uy tối cao. Cho nên ở thời đại Nghiêu, Thuấn có chuyện “tư tứ nhạc” còn từ Vũ trở đi thì điều này không có nữa. “Tứ nhạc” không chỉ là bốn vị trưởng lão mà là tên gọi chung các trưởng lão là thủ lĩnh các liên minh bộ lạc. “Tư tứ nhạc” biểu hiện Nghiêu, Thuấn không có quyền hành tuyệt đối, mọi việc lớn của liên minh bộ lạc đều do sự quyết định của các trưởng lão, đặc biệt việc chuyển giao quyền lực đều do các trưởng lão thảo luận và quyết định.. Thời của Vũ, không có “tư tứ nhạc” cho thấy “tứ nhạc” đã không còn tồn tại hoặc chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Lúc này, quyền lực của Vũ được mở rộng, hoàn toàn là một ông vua có quyền tất cả, hơn nữa, còn có quyền sinh sát với thần dân. “Hàn Phi Tử. Sức tà” viết: “Vào thời nhà Vũ, các chư hầu đều do Vũ bổ nhiệm, vua Phòng Phong đến sau nên bị Vũ xử trảm”. Cuốn “Quốc ngữ. Lỗ ngữ” cũng viết: “Vũ đưa các quần thần lên núi Cối Kê, Phòng Phong tới sau nên bị Vũ giết”. “Vua Phòng Phong” hay “Phòng Phong thị” k0nghi ngờ gì là một thủ lĩnh bộ lạc, quan hệ với Vũ đã là quan hệ vua tôi chứ không phải là quan hệ giữa Nghiêu, Thuần với “tứ nhạc” nữa.. Cái gọi là “hậu chí” chính là đến muộn, Vũ chỉ vì nóng giận mà giết cho thấy quyền lực của Vũ và địa vị tối cao của quyền uy.
ở Trung Quốc, sở dĩ chế độ dân chủ nguyên thuỷ không còn được lưu lại đời sống chính trị đời sau là do nhà nước được chinh phục bằng vũ lực không phải là sự liên hợp các liên minh bộ lạc. Điều này có liên quan tới hoàn cảnh địa lý của khu vực Trung Nguyên. ở đây, rất ít bị ngăn cách bởi sông nuúi, một bộ lạc hùng mạnh dựa vào uy thế quân sự, hoàn toàn có thể chinh phục tất cả, đem các bộ lạc khác về dưới quyền cai trị của mình. Quyền lực là một thứ rất có sức hấp dẫn với con người, chỉ cần tự mình nắm giữ, không aiđem chia sẻ với người khác. Vũ và Khải nhìn chung là những nhân vật cường quyền như vậy. Họ dựa vào bộ lạc của mình để chinh phục khu vực Trung Nguyên, từ thống trị bộ lạc tiến tới thống trị quốc gia, bản thân họ cũng từ tù trưởng bộ lạc chuyển thành vua cha truyền con nối, phụ quyền dần mở rộng thành quân quyền.
Chữ “phụ”, cuốn “Thuyết văn” giải nghĩa là: “Cự dã, gia trưởng soái giáo giả, tòng hựu cử trượng” (cũng có nghĩa là quy tắc, là người gia trưởng đảm nhiệm việc giáo dục trong nhà, có quyền quyết định mọi chuyện). Cách giải thích này phù hợp với nghĩa của hình chữ “tự” trong giáp cốt văn. Trong văn tự cổ, chữ “phụ” và chữ “doãn” trong “quan doãn” có hình gần giống nhau. Mà chữ “quân” là do chữ “doãn” phát triển thành[2]. “Thuyết văn” giải thích chữ “quân” : “Tôn dã, tòng quân, phát hiệu tố tòng khẩu” (có nghĩa là tôn trọng, từ doãn quan ra hiệubằng miệng, được mọi người tín nhiệm mà thành). Tức là nói, “vua” từ phụ quyền phát triển thành, lại hơn phụ quyền rất nhiều, là người được tôn trọng nhất, bậc cao nhất trong các quan doãn.
Gia thiên hạ do nhà Hạ sáng lập, đồng thời cũng là mô hình nền chính trị do nhà vua và dòng tộc thống trị tồn tài ở Trung Quốc hơn 4000 năm. Mô hình này vừa là sự chú trọng phụ quyền, đồng thời là sự sùng bái tuyệt đối với vương quyền. “Tả truyện. Hoàn Công nhị niên” viết: “Gia vô nhị chủ, tôn vô nhị thượng” (nhà không có hai chủ, nước không thờ hai vua) đã nhấn mạnh sự tối cao của phụ quyền. Nhưng chúng ta cũng cần phải thấy Trung Quốc cổ đại sùng bái phụ quyền dụng ý không phải là đề cao luân thường đạo lý kính già yêu trẻ trong gia đình, mà để nhấn mạnh sự phục tùng tuyệt đối với vương quyền.. Cuốn “Công Dương truyện. Định Công tứ niên” viết: ‘sự quân do sự phụ” (thờ vua cũng như thờ cha); “Tuân Tử. Nghị binh” cũng viết: “Thần chi vu quân dã, hạ chi vu thượng dã, nhược tử chi sự phụ, đệ chi sự huynh” (Thần phucj quân, dưới phục tùng trên cũng như con phục tùng cha, em phục tùng anh vậy).
Lấy vương quyền kết hợp với phụ quyền , đêm “quốc” kết hợp với “gia” là một đặc sắc lớn của văn minh Trung Quốc, cũng là thành công lớn nhất của chính trị chuyên chế trong mấy ngàn năm. Các dân tộc khác cũng có truyền thống quân chủ chuyên chế, thậm chí còn cực đoan hơn của Trung Quốc như Ai Cập cổ đại, khi đại thần triều kiến pháp lão đều phải hôn bụi trên chân của pháp lão, pháp lão dùng gậy đánh đại thần lúc nổi giận như cha mẹ đánh con trẻ vậy. Nhưng không có một dân tộc nào giống Trung Quốc đem phụ quyền kết hợp với vương quyền, đem “quốc” và “gia” đặt cạnh nhau.
Sở dĩ đem “quốc” và “gia” đặt cạnh nhau là mj thành công vì mô hình chính trị này đã dựa vào tình cảm cơ bản nhất của con người là tình ruột thịt.. Tình cảm ruột thịt là tình cảm ai ai cũng có, thậm chí có thể coi đó là bản năng động vật của con người.. Rất nhiều laòi động vật còn có tình cảm ruột thịt, huống hồ con người. Vốn vương quyền do phụ quyền phát triển thành, nhưng quan hệ này không có nghĩa là vương quyền và phụ quyền thống nhất, càng không có nghĩa là thần dân phải đối đãi với vua như con với cha. Trong quan hệ xã hội của con người, cha và vua là hai chuyện khác biệt. Cha là người không thể chọn lựa , cha có công dưỡng dục với con cái, còn vua tôi không có mối liên hệ tất nhiên đó. Nhưng để củng cố ách thống trị quân chủ tập quyền, tầng lớp thống trị ở Trung Quốc đã đem kết hợp cả hai yếu tố vua thống trị và ngôi vua do cha truyền con nối với nhau; từ đó, yêu cầu mọi người phải coi trung với vua là việc quan trọng nhất, một khi việc này đã thành truyền thống còn giúp hình thành một lớp từ chính trị chuyên dùng, thậm chí coi trung quan còn xếp trên hiếu đễ, đem “quốc” đặt trên “gia”. Đến thế kỷ này, trong lớp từ ngữ chính trị , mối liên hệ giữa “quốc” và “gia” giải thích thành quan hệ giữa “đại gia” và “tiểu gia” hoặc “công” và “tư”. “Tiểu gia” phải phục tùng “đại gia” . Nhưng đồng thời vẫn dùng những lớp từ chính trị chuyên dùng cótừ trước; vẫn dựa vào tình cảm ruột thịt nhấn mạnh sự thống trị hiện hành. Bài ca dao rất thịnh hành nói rằng tình cha nghĩa mẹ cũng chẳng bằng tình cảm với một vị lãnh tụ nào đó là biểu hiện cực đoan nhất của mô thức truyền thống “quốc” và “gia” hợp nhất.
ÈTrên thực tế, xã hội i mẫu hệ không đồng nhất với xã hội mẫu quyền, trong lịch sử nhân loại có thời đại mẫu hệ, nhưng không thể nói đó là thời đại mẫu quyền.
[2] Xin lưu ý, chữ “quân” ( )là vua gồm chữ “doãn” ( ) trong “quan doãn” và chữ “khẩu” ( ) cái miệng. (Chú thích của người dịch)