V. Lời giải cho câu đố về Đại Vũ và Hồng thuỷ
Tròn số những nhân vật anh hùng trong truyền thuyết Trung Quốc cổ đại, Vũ là một nhân vật quan trọng. Công lao trị thuỷ và tinh thần quên mình vì mọi người “ba lần qua cửa mà k0vào thăm nhà” hàng trăm nghìn năm nay vẫn luôn khích lệ tinh thần vượt khó đi lên của bao thế hệ người Trung Quốc. Tương ứng với nó, những ghi chép và nghiên cứu về điều này cũng phong phú đa dạng hơn nhiều so với những nhân vật truyền thuyết khác.
Công lao chủ yếu của Vũ là trị thuỷ. Về trận lụt lớn này, cuốn “Mạnh Tử” có viết: “Vào thời Nghiêu, thiên hạ còn chưa ổn định, nạn Hồng thuỷ lan tràn, khắp nơi chìm tỏng biển nước”. Cuốn “Sơn hải kinh” viết: “Nước Hồng thuỷ mênh mông ngập khắp mọi nơi”. Tư Mã Thiên cũng viết: “vào thời vua Nghiêu, nước Hồng thuỷ dâng ngập trời, nhấn chìm cả gò đống, dân cực kỳ khốn đón”.
Những truyền thuyết về Hồng thuỷ không chỉ có vậy ở Trung Quốc mà còn có ở rất nhiều dân tộc khác trên thế giới. Điển hình nhất là chuyện ông già Nôê thả thuyền được viết trong “Kinh Thánh”. Trước đây, mọi người thường đi theo hai lối suy nghĩ sau để giải thích tính lịch sử tức là coi đó như một sự thực lịch sử. Người Trung Quốc đi theo lối nghĩ này và coi đó là sự thực được viết trong các sách lịch sử. Một cách khác là giải thhích theo thần thoại, tức là coi Hồng thuỷ là sự trừng phạt của các thần đối với con người. Ngoài người Hán Trung Quốc ra, các dân tộc khác trên thế giới hầu như đều theo cách giải thhích này. Từ đầu thế kỷ này, các học giả đã không còn coi tọng cách giải thhích theo lịch sử. Nhưng vấn đề là ở chỗ, theo nội dung truyền thuyết thì đây không phải là một trận lụt có tính chất huỷ diệt toàn nhân loại. Rất rõ ràng , nếu giải thhích theo nguyên nhân thông thường của Hồng thuỷ (tức nạ lụt lội do mưa lớn gây nên) thì sẽ không thể tìm ra đáp án. chính vì vậy, rất nhiều học giả trong và ngoài Trung Quốc đã tìm cách giải thhích khác. Họ đã dưa ra hàng loạt các kiến giải khác nhau, tỏng dó có ảnh hưởng nhất là các truyền thuyết về phóng địa sự thực, thuyết về sự tan băng, thuyết về đại dương hoá toàn cầu, thuyết biển xâm lấn. Nhưng nễu tìm hiểu kỹ thì những giả thuyết trên đều rất khó đứng vững vì nó vi phạm những tri thức thông thường.. Có thể phân tích như sau:
1. Thuyết phóng đại sự thực cho rằng truyền thuyết về Hồng thuỷ có dựa trên tranạ lụt lớn đã từng phát sinh vào thời viễn cổ, tuy mức độ ngập lụt trên thực tế không tới mức nghiêm trọng như trong truyền thuyết nhưng dầu sao trậnlụt có thực ấy đã đem tai nạn tới cho mọi người để lại ký ức đau đớn cho họ và được lưu truyền như một tư liệu lịch sử. Vì vào thời trước khi văn tự được phát minh, việc ghi chép lịch sử của con người chủ yếu bằng phương pháp truyền miệng, những truyền thuyết truyền miệng này rất dễ đem phóng đại sự thực, đồng thời còn mang theo cả màu sắc ly kỳ nữa. Vì thế, một trận lụt khác thường khó tránh bị phóng đại thành một trận Hồng thuỷ uy hiếp tới sự sinh tồn của toàn nhân loại.
Cách giải thhích này có hai điểm khó hiểu: Thứ nhất, với con người tượngời cổ đại, những tai nạn do thiên nhiên đem tới không chỉ có Hồng thuỷ, hoả hoạn và độngđất, có lẽ còn có sức uy hiếp lớn hơn nữa. Tại sao họ không đem phóng đại những tai nạn trên mà chỉ đem phóng địa mỗi lũ lụt? Thứ hai, phương thức bảo tồn lịch sử của nhân loại vào viễn cổ đích thực là trueyèn miệng. Nhưng việc truyền miệng lúc ấy đâu có giống việc truyền miệng đầu đường xó chợ của con người hiện đại, đem bóp méo sự thật nà được tiến hành theo phương thức đặc biệt. Phương thức đó là sử thi. Sử thi đều có sự phối hợp giữa lời và nhạc, được xướng lên chứ không phải là được đọc ra. Đặc điểm lớn nhất của phương thức này là không gây nên sự biến dạng khi được lưu trueyèn. Sử thi Hômerơ của người Hy Lạp và sử thi tây Tạng “Cách Tát Nhĩ vương truyện” đều được lưu truyền bằng hình thức diễn xướng.
2. Thuyết tan băng cho rằng sau khi phát minh ra nông nghiệp, con người phần lớn đều cư trú ở khu vực trung, hạ lưu c ccon sông; họ sống cuộc sống trồng trọt tương đối ổn định. Băng trên núi cao tan ra đã tạo thành những trận lụt lớn.
Xem xét từ lịch sử văn minh nhân loại vào buổi đầu, những người văn minh đầu tiên quả thực đã cư trú ở tung hạ lưu các con sông. Ví dụ khu vực sông Nin Ai Cập, sông Lưỡng Hà ở Tây á, lưu vực sông ấn ở Nam á, lưu vực sông Trường Giang và Hoàng Hà ở Trung Quốc. Tại hạ lưu các con sông này đều đã phát hiện được di chỉ có tuổi khoảng 5000 năm của người xưa. Đối với những cư dân ở khu vực này, sự tan băng của lớp băng tích luỹ trên các núi cao quả thực có thể gây ra các tai hoạ cho họ. Nhưng vấn đề ở chỗ, truyền thuyết về hồng thuỷ đâu chỉcó nói riêng về những vùng này mà nó còn nói chung cho cả những bộ lạc sống ở vùng núi hay những khu vực chẳng có liên quan gì tới sự tan abưng của núi cao. Ví dụ người Hy Lạp cổ đại sống trene lãnh thổ Hy Lạp hoặc sống trene các đảo giữa biển Đại Trung Hải. Họ chẳng liên quan gì tới các dòng sông lớn cả, càng không có chuyện gặp tai hoạ do nạn tan băng. Nhưng trong thần thoại Hy Lạp vẫn có một hệ thống truyện về nạn Hồng thuỷ. Lạinhư người Spacta, 4000 năm trước đây họ còn sống đời sống du mục, sau khi vào Pakixtan không có những dòng sông lớn,không thể có nạn hồng thuỷ do tuyết tan gây ra, nhưng hệ thống truyền thuyết về nạn Hồng thuỷ của họ vẫn rất hoàn chỉnh.
3. Thuyết hải dương hoá toàn cầu cho rằng trong lịch sử lâu dài trái đất đã trải qua mấy lần đại dương hoá. Đây là hiện tượng nước biển dâng cao nhấn chìm tất cả các đại lục. Chứng cứ là những tư liệu khảo cổ khoa học của thế kỷ này cho thấy núi Anđet ở châu Âu, núi Thái Hành sơn, Kỳ Liên sơn cho tới Hymalaya, nóc nhà thế giới ở Trung Quốc đều tìm thấy hoá thạch của các sinh vật biển.
Nhưng nếu suy nghĩ kỹ một chút, ta sẽ thấy thuyết này rất hoang đường. Thứ nhất, nếu theo tri thức thông thường thì chuyện toàn trái đất bị ngập mênh mông , tới cả nóc nhà thế giới còn bị ngập là chuyện không tưởng tượng nổi. Thứ hai, trái đất bị đại dương hoá thì con người không thể tồn tại được. Nói ngược lại, nếu con người đã tuyệt diệt, sao còn có nhân loại ngày hôm nay? Thứ ba, địa chất học hiện đại cho thấy vỏ trái đất luôn biến đổi không ngừng. Nóc nhảtái đất sở dĩ có hoá thạch sinh vật biển bởi vì lúc đó chúng đã từng bị chìm dưới đáy biển.
4. Thuyết biển xâm lấn. Đây là quan điểm tương đối thịnh hành ở thế kỷ này và được giới học thuật khá coi trọng. Quan điểm này cho rằng nước biển đã rừng dâng dần theo từng mức trong lịch sử. Mỗi lần dâng lên qua một độ cao nhất định sẽ gây nên lũ lụt. Người ta có thể tìm thấy bằng chứng của điều này ngay trong những tài liệu cổ. Ví dụ, Mạnh Tử đã viết trong “Mạnh Tử. Đằng Văn Công Hạ” rằng: “Vào thời Nghiêu, nước dâng lên gây lụt lội khắp Trung Quốc.”
Nhưng nếu suy nghĩ kỹ, ta cũng sẽ thấy thuyết này khó đứng vững. Thứ nhất, nước biển xâm lấn là một quá trình lâu dài. Do vậy người xưa rất khó cảm nhận thấy sự biến đổi tự nhiên này nên sẽ không xxem nó như tai hoạ. Thứ hai, cho dù họ có cảm nhận được sự biến đổi này thì do nó diễn ra trong quá trình lâu dài nên họ có đủ thời gian để ứng phó, do vậy nó không gây ra thiệt hại cho sản xuất và đời sống của họ. Thứ ba, nếu nước biển dâng lên nhanh tới mức trông thấy được thì con người không có khả năng và cũng không cần thiết phải trị thuỷ nữa.
Rõ ràng trong lịch sử con người không thể có một trận lụt lớn mang tính huỷ diệt như vậy. Người xưa hư cấu ra truyền thuyết này chắc chắn có ý gì khác nữa. Nếu muốn tìm lời giải cho câu đối này, buộc phải đi tìm từ những nhân vật truyền thuyết có công trị thuỷ.
Theo truyền thuyết, anh hùng trị thuỷ chính là Vũ. Các tài liệu đều không nghi ngờ gì điều này mà còn xxem Vũ là nhân vật lịch sử có thật. Đầu thế kỷ này, Cố Hiệt Hương đưa ra nghi ngờ và cho rằng Vũ chẳng qua “chỉ là một con rắn”, cụ thể là con thằn lằn, về sau lại cho rằng đó là một con rồng. (“Cổ Sử Biện” chương III, Nxb Cổ tịch, Thượng Hải, 1982, trang 155). Thực ra, hai cách nói anưng này lại tự mâu thuẫn với nhau. Cả hai đều nói là “một con trùng có chân”. Vài năm gần đây, ông Vương Vũ Tín lại cho rằng Vũ là “một con rắn giàu sức sống”. (Vương Vũ Tín, “Bàn về ảnh hưởng lịch sử trong truyền thuyết về Tắc Vũ từ khi Tắc Vũ trong “Sử ký” bị mai một, dẫn từ Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 6 năm 1989).
Nói Vũ là một loại côn trùng, điều này rất khó được người Trung Quốc chấp nhận. Khi Cố Hiệt Hương nêu ra thuyết trên đã gặp phải sự chê cười của giới học thuật. Nhưng thuyết của họ Cố và họ Vương lại không phải không có căn cứ.
Chữ “Vũ” trong kim văn “Thúc hướng đỉnh”, “Vũ đỉnh”, “Tần Công Quỹ” đều có hình một con trùng. Hứa Thận nói rõ hơn và khẳng định trong cuốn “Thuyết văn” rằng: “Vũ, trùng dã”. Trên thực tế nói Vũ là một con trùng, thực ra là một cách nói ẩn dụ đặc biệt của người xưa. ý nghĩa rằng Vũ là tượng trưng cho nam quyền . Theo nghiên cứu của Triệu Quốc Hoa, thằn lằn là con vật người xưa rất sùng bái, nó tượng trưng cho sự sùng bái giống đực ( Triệu Quốc Hoa “Luận về sùng bái phồn thực” Nxb KHXH Trung Quốc , 1980, trang 128) vừa là sùng bái giới tính, vừa là sùng bái nam quyền.
Về điểm này, chúng ta cũng có thể tìm thấy chứng cứ trong truyền thuyết về Tắc. Cuốn “Sơn hải kinh”. Hải nội kinh” có viết: “Nạn Hồng thuỷ lụt lội khắp thiên hạ, Tắc không chờ lệnh của Đế mà tự ý lấp đất để ngăn hồng thuỷ. Đế liền ra lệnh cho Chúc Dung giết chết Tắc ở Vũ Giao. Tắc lại đầu thai trở lại biến thành Vũ.” Vũ là con của Tắc nhưng Tắc làm sao lại có thể đẻ ra Vũ từ trong bụng của mình được? Khuất Nguyên trong bài thơ “Thiên vấn” đã nêu ra câu hỏi sau: “Bá Tắc sinh ra Vũ từ trong bụng, vậy đã biénhoá thế nào đây?” Thực ra Tắc trong truyền thuyết của người xưa không phải là giống đực mà là giống cái. Cuốn “Thuyết văn” viết: “Tắc ngư giới” (Tắc là bài cá). Cuốn “Thập di ký” cũng viết: “Tắc từ khi bị chết chìm ở Vũ Uyên biến thành cá đen,lúc nổi lên thường ngồi trên lưng con cá lân, cưỡi trếnóng Hoàng Tu, người trông thấy gọi là hà tinh. Với người Trung Quốc cổ đại, cá luôn là ẩn dụ dùng để chỉ người phụ nữ. Học giả Văn Nhất Đa mấy chục năm trước đây đã viết cuốn “Thuyết ngư”, phân tích về điều này một cách rất có hệ thống. Ông cho rằng tất cả mọi chỗ có nhắc đến cá trong “Kinh Thi” đều có hàm nghĩa là giao phối, đều tượng trưng cho hành vi tình ái giữa nam và nữ. Quẻ “Dịch” tương quẻ Khôn ở dưới và Cấn ở trên được giải thích rằng: “Quẻ Bác Khôn dưới Cấn trên, ngũ âm nhất dương, chúng âm ở dưới nâng nhấc dương ở trên tựa như xâu cá vậy. Cuốn “Lục ngữ” viết: “Loài cá rất được người yêu quý vì đem lại cho họ nhiều lợi ích”. Lý Đỉnh Tộ đời Đường trực tiếp giải thích rằng: “Cá là âm vật”. Cuốn “Hậu Hán thư. Hoàng hậu kỷ” có chép một đoạn về lời của Lương Hoàng hậu như sau: “Dương lấy bố thí rộng rãi làmđức, âm lấy bất chuyên làm nghĩa. Âm dương nhiều lần kết hợp với nhau để sinh sản. Phúc do đó mà thịnh. Do bệ hạ lúc nào cũng muốn chuyện mây mưa thứ tự như xâu cá nên xin miễn tội cho kẻ tiểu thấp có những lời này”. ở đây toàn nói chuyện gối chăn nam nữ. Cuốn “Hán hậu thư. Dương Chấn liệt truyện” cũng viết: “Cát dụng bản chi ân, thận quán ngư chi thứ.” Lý Hiền đời Đường giải thích rằng: “Vua ngự lãm các cung nhân, thứ tự như xâu cá vậy”. Học giả trên đã giải thích ngắn gọn, tỉ mỉ thật đã rõ ràng.
Từ ngữ gốc về Vũ và Tắc có thể thấy rằng những truyền thuyết liên quan tới việc trị thuỷ của họ, vốn dĩ không phải nói về chuyện trị thuỷ mà có hàm nghĩa khác. Hơn nữa, chúng ta còn có thể thấy rõ điểm này qua sự thành bại khi trị thuỷ của cha con họ. Phương pháp trị thuỷ của Tắc là lấp đất, phương pháp trị thuỷ của Vũ là sơ tán. “Lấp đất” có nghĩa là bồi đất vào giữa dòng nước. Cách hiểu này không xuôi. Vốn nước lũ ngập mênh mông, nếu đổ thâm đất vào chỉ có thể làm nước lũ cao hơn mà thôi; thế nước càng thâm mạnh. Thực chất “lấp” ở đây có nghĩa là đắp đê, phương pháp gần giống với phương pháp trị thuỷ ngày nay. Nếu nói như vậy ta có thể thấy rằng phương pháp của Tắc còn đáng áp dụng hơn phương pháp của Vũ. Theo truyền thuyết, Tắc, Vũ trị thuỷ không phải là làm thuỷ lợi trước khi có nước lũ tới để đề phòng mà là công việc chống lụt khi nước lũ đã dâng cao mênh mông khắp nơi, không thể ngăn chặn. Việc chống lụt thì không thể sơ tán, cũng không có cách nào sơ tán được. Phương pháp duy nhất là phải “lấp”, tức là đắp đê; tránh nước lũ lan rộng. Tuyền thuyết lại cho rằng cách làm của Vũ là chính xác và còn lập nên công lớn; Tắc do cách làm không đúng lại còn bị chết. Từ đó có thể thấy rằng việc trị thuỷ của cha con Tắc Vũ không phải là trị thuỷ theo nghĩa thực sự.
ở đây lại liên quan đến một vấn đề khác, đó là “hồng thuỷ” chỉ cái gì?. Cuốn “Hoài Nam Tử” viết: Hồng thuỷ vốn là do Cộng Công phát động”. Cuốn “Bản kinh huấn” ghi: “Cộng Công dâng dòng nước hồng thuỷ để rửa sạch lá dâu”. Cuốn “Toàn ngôn huấn” lại ghi: “Cộng Công do gây ra lụt lội nên bị Hiên Viên giết chết”. Do Cộng Công gây ra lụt lội nên có tài liệu nhầm lẫn thành chuyện vua Vũ đánh Cộng Công. Cuốn “Sơn hải kinh. Đại hoang tây kinh” viết: “Vũ đánh Cộng Công ở Quốc Sơn”. Cuốn “Tuân Tử. Nghị binh” có viết: “Vũ đánh Cộng Công”. Cuốn “Thành Tương” lại viết: “Vũ … đuổi Cộng Công”. Vì thế, Cộng Công và “hồng thuỷ” là một, từ đó “Tả truyện. Chiêu Công năm thứ mười bảy” nói: “Cộng Công vốn họ là nước, do giỏi về thuỷ nên có tên như vậy”. Trong văn tự thời thượng cổ chữ “cộng” ( ) và chữ “hồng” ( )vốn là một chữ, “hồng thuỷ” cũng chính là “cộng thuỷ”. Vởy “cộng thuỷ” là gì? Có học giả cho rằng “cộng thuỷ” chính là nơi cư trú của thị tộc Cộng Công, nằm ở huyện Huy tỉnh Hà Nam hiện nay. (Từ Đán Sinh – Thời đại truyền thuyết trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Tr 133) Đây chỉ là một cách bày đặt giống như nói về các di chỉ lăng Hoàng Đế, lăng Viêm Đế coi đó là những sự thật về Viêm Hoàng vậy. Trên thực tế, “cộng thuỷ” hay “hồng thuỷ” đều là tên gọi khác của “dâm thuỷ”. Hứa Thận có viết trong “Thuyết văn”: “Mưa lâu thì gọi là dâm” “Hoài Nam tử. Lãm minh huấn” có viết về chuyện “Nữ Oa vá trời” như sau: “Nữ Oa tích tro của cỏ thi để chặn dâm thuỷ, láy thương để vá trời, bốn bề đều đứng vững, nước ltụ bị chặn lại, Ký Châu được bình yên”. Nữ Oa vá trời thực chất là trị thuỷ, cái gọi là “dâm thuỷ” cũng chính là chỉ “hồng thuỷ”. Học giả Viên Kha cũng cho rằng “luyện đá vá trời” đá được Nữ Oa dùng để luyện thành đá vá trời là một vật cần thiết để lấp dòng nước lũ. Cái gọi là “Nữ Oa vá trời” ban đầu cũng thuộc vào hệ thống thần thoại truyền thuyết về trị thuỷ. (Viên Kha – Từ điển thần thoại truyền thuyết Trung Quốc. Mục Nữ Oa).
Trong truyền thuyết của dân tộc Hán những truyền thuyết về trị thuỷ không chỉ có chuyện Tắc Vũ trị thuỷ, ngoài nó ra, còn có một số truyền thuyết khác. Nữ Oa luyện dá vá trời cũng chính là do “nước lụt mênh mông khắp nơi không rút”. “Lã thị Xuân Thu. Bản vị” viết “có cô con gái họ Tiên đi hái dâu nhặt được một cậu bé trong đám không tang (một loại cây dâu). Mẹ của cậu bé này vốn sống ở Y Thuỷ,khi mang thai cậu, có lần bà mơ thấy thần bảo rằng “Khi nào thấy Cữu lộ ra khỏi mặt nước thì hãy đi về hướng đông, không được chần chừ”. Hôm sau khi nhìn thấy Cữu nổi lên trên mặt nước, bà liền bảo hàng xóm láng giêng cùng đi về phía đông mười dặm khi ngoảnh lại nhìn thì thấy nơi ở cũ đã ngập trong biển nước. Lúc này bà hoá thành đám không tang, cậu bé do bà sinh ra được đặt tên là Y Doãn. Đây chính là chuyện Y Doãn sinh ra trong đám không tang”. Học giả Vương Dật đời Đông Hán chú giải “Thiên vấn” có ghi chép về chuyện này hơi khác như sau: “Mẹ Y Doãn khi mang thai ông nằm mơ thấy Thần nữ nói rằng: “Cữu Táo (vua bếp) sinh ra ếch, phải bỏ đi ngay lập tức.” Không bao lâu sau, Cữu Táo (vua bếp) sinh ra một con ếch. Bà mẹ Y Doãn liền đi về phía đông . Khi nhìn lại ấp của mình thấy tất cả đã ngập trong nước. Bà mẹ Y Doãn bị chết đuối, thân hoá thành cây không tang. Sau khi nước rút, thấy có một đứa trẻ mới sinh khóc ở trên bờ. Người ta liền nhặt cậu đem về nuôi. Khi lớn lên, cậu rất tài giỏi”.
Sự sùng bái Nữ Oa thực chất chính là sự sùng bái khả năng sinh sản của giống cái. Trong văn tự cổ, ba chữ “oa” ( ) con ếch, ( ) bé gái và ( ) Nữ Oa đều có thể dùng lẫn với nhau. Khi dùng cho động vật, người ta dùng chữ ( ), dùng chỉ người, người ta dùng hai chữ ( ) và ( ). Truyền thuyết về Nữ Oa chủ yếu kể về hai công trạng lớn của bà là nặn đất thành người và Luyện đã vá trời. Sự thực của hai việc này chỉ là một việc, đó là việc sản sinh ra loài người, tức là nói Nữ Oa là mẹ của loài người. Còn truyền thuyết Y Doãn sinh trong đám cây không tang lại có ý nghĩa chỉ sự sinh đẻ. Trong văn học Trung Quốc, “không tang” xưa nay vẫn luôn là ẩn dụ chỉ giống nữ hoặc giống âm.
Từ đó có thể thấy rằng , không kể là Tắc Vũ trị thuỷ, Nữ Oa luyện đá vá trời hoặc “Y Doãn sinh trong đám cây không tang” đều xoay quanh một chủ đề, đó là sự sinh đẻ của con người. Thú vị nhất là trong “Hạ bản kỷ”, Tư Mã Thiên đã ghi lại một đoạn do chính vua Vũ nói như sau: “Dữ thú Đồ Sơn, Tân nhân kỷ giáp, sinh Khởi, dữ tất tử, dĩ cố năng thuỷ tổ công.” Có lẽ ngay cả Tư Mã Thiên cũng không thực sự rõ hàm nghĩa của đoạn văn này, đúng như “Tập giải” viết: “Thái sử công tin đó là sự thật nhưng cũng không hiểu nghĩa của nó”. Nhưng đoạn văn trên của Tư Mã Thiên lại hoàn toàn không phải là bịa đặt mà có căn cứ lấy từ cuốn “Thượng thư”. Cuốn “Cao đào mạt” viết: “Vũ nói, ta lấy Đồ Sơn, Tân Nhân kỷ giáp, Khải oa oa cất tiếng khóc chào đời. Dữ phi tử, duy hoang đô thổ công.” “Dữ bất tử” và “dữ phi tử” trong đoạn trên có nghĩa là gì? Học giả Trương Thủ Tiết đời Đường trong cuốn “Sử ký. Chính nghĩa” giải thích rằng: “không nhập môn ta không đặt tên cho.” ý nghĩa là, sở dĩ Vũ trị thuỷ là do sự ra đời của Khải chứ không phải nước hồng thuỷ mênh mông. Vũ lấy Đồ Sơn ba ngày sau đã sinh hạ ra Khải. Rõ ràng Khải không phải là con đẻ của Vũ. Chính vì vậy mà Vũ trị thuỷ. “Thuỷ” mà Vũ trị không phải là nạn hồng thuỷ mà là “dâm thuỷ” trong quan hệ nam nữ. Nói chính xác hơn, Vũ trị thuỷ chính là xử lý tình trạng hôn nhân của con người lúc bấy giờ, chuyển từ hôn nhân huyết thống trong gia tộc, con chỉ biết mẹ không biết cha hoặc hôn nhân pulaluaya sangh chế độ hôn nhân một vơmột chồng, chuyển từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ. Cũng theo cuốn sách này đây là một bước vô cùng quan trọng trong sự ra đời của văn minh. Cũng có thể nói rằng, việc Vũ trị thuỷ là bình minh của nền văn minh Trung Quốc. Hàm nghĩa của việc ấy, chính là sự cáo biệt chế độ hôn nhân nguyên thuỷ của người Trung Quốc xưa< cũng có lẽ chính vì vậy, nên trong hệ thống truyền thuyết thần thoại của người Trung Quốc, Vũ là anh hùng, được sùng bái sớm nhất . Khoảng vào đời Tây Chu đã có sự sùng bái này rồi.
Về điểm này, chúng ta có thể thấy rõ hơn qua truyền thuyết nạn hồng thuỷ của các dân tộc khác. Về chuyện ông Nôê đóng thuyền trong “Kinh Thánh”, nhiều học giả phương Tây hiện đại cho rằng, đóng thuyền chính là ẩn dụ của phồn thực. Thượng đế dùng hồng thuỷ để trừng phạt con người, chính là đưa con người vào một kiểu hôn nhân mới. Điều cần chú ý hơn là trong truyền thuyết về hồng thuỷ của rất nhiều các dân tộc đều có chuyện về cái hồ lô và chuyện về anh em nhà nọ tái tạo loài người. Hồ lô theo quan niệm của người xưa chính là vậtthần tượng trưng cho sinh đẻ. Trong “Thi. Đại nhã. Miên” có viết: “Miên miên qua điệp, nhân chi sơ sinh”. “Qua điệp” chính là hồ lô. Cuốn “Quốc ngữ. Sở ngữ thượng” cũng viết: “Tiên quân Trang Vương vi đào cư chi đài”. “Bào cư chi đài” chính là đài té nơi thờ thần Hồ lô. “Lễ ký. Giao đặc tính” cũng viết: “Đào bào dĩ tượng thiên địa chhi tính”. “Đào bào” chính là hồ lô nặn bằng đất, dùng để cúng tế. “Tượng thiên địa chi tính” tượng trưng cho sự giao hoà trời đất, bản thân nó đã nói rõ hàm nghĩa về sưj sinh đẻ. Về điều này, sau này, cuốn “Tấn Thư. Lễ chí thượng” nói rõ hơn: “(Tế) vật tế dùng đào bào, sự tích về vật tế bắt đầu từ thời nguyên thuỷ, chính là nói về hôn phối của tổ tiên thời xưa.