• Sự hình thành và phát triển của tộc Hán là chủ thể của Hoa Hạ, kết hợp với nhiều tộc khác, không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh. Trong quá trình phát triển trải qua hơn 5.000 năm của Trung Hoa, giữa các dân tộc có sự giao lưu về kinh tế và văn hóa  hình thành một dân tộc Trung Hoa thống nhất – dân tộc Hoa Hạ. Hoa Hạ là danh xưng của dân tộc Trung Hoa, mặc dù trên lãnh thổ của nước Trung Hoa ngày nay có 56 dân tộc khác nhau nhưng đều được gọi chung là dân tộc Hoa Hạ.

    Vì sao tên của mỗi người Trung Quốc, thường tự hào coi mình thuộc dân tộc Hoa Hạ hay con cháu Hoa Hạ. Chẳng phải mỗi chúng ta đều vẫn tự xưng bản thân mình như thế, nhưng nguyên nhân vì sao thật không dễ gì cắt nghĩa. Từ xưa tới nay, câu hỏi này đã có không ít lời giải đáp.

 

Về hai chữ “Hoa Hạ”, từ xưa tới nay đã có không ít truyền thuyết nói tới. Xuy Vưu vốn là đại thần của Viêm Đế, là một kẻ rất có dã tâm, luôn muốn xưng bá với thiên hạ. Vì thế, Xuy Vưu liên kết với Miêu Thị muốn đưa Viêm Đế từ phương nam tới vùng Trác Lộc để tự xưng là Nam phương Đại đế. Sau khi trận quyết chiến giữa hai bên bắt đầu, vùng Trác Lộc trở thành nơi chiến địa hoang tàn. Xuy Vưu chiếm ưu thế, tay cầm một thanh trường kiếm, chỉ huy quân lính của mình xông vào trận địa của Viêm Đế, bộ lạc của Viêm Đế rõ ràng chịu nhiều thua thiệt. Bất đắc dĩ, Viêm Đế vừa chống cự vừa cho quân lui về cầu cứu Hoàng Đế. Trong lúc Xuy Vưu cùng quân sĩ tiến công về Trác Lộc, Hoàng Đế ra lệnh chỉnh đốn đội ngũ, cùng quân của Viêm Đế phản công. Hoàng Đế nghĩ rằng, chỉ cần quân của hai người nhất tề tiến công sẽ dễ dàng chiến thắng được Xuy Vưu. Nhưng họ không lường hết được sức mạnh của Xuy Vưu. Xuy Vưu lập tức dùng yêu pháp, trong phút chốc, sương mù dầy đặc, trời đen tối mịt mù tới mức con người không nhìn thấy năm ngón tay. Quân của Viêm Hoàng không có cách gì để nhìn thấy, đành phải rút lui. Không thể để cho Xuy Vưu bức hại dân chúng, Hoàng Đế tìm đến gặp Viêm Đế bàn tính kế hoạch, cho người dùng Thái cực tính toán, suy xét, sau lại cử người tới doanh trại của Xuy Vưu dò la tin tức, nghe ngóng tình hình để tìm cách khắc chế những thủ đoạn của Xuy Vưu, giành quyền chủ động trong chiến tranh. Khi Xuy Vưu dùng yêu pháp để tiến công, quân Viêm Hoàng bao vây chặt chẽ. Khi quân Viêm Hoàng tiến công, sĩ khí dâng trào, dũng mãnh không thể kể hết. Cuối cùng, bộ lạc của Xuy Vưu đành chấp nhận thất bại, Xuy Vưu bị bắt làm tù binh, không chấp nhận đầu hàng bị Viêm Hoàng ra lệnh chém đầu. Từ đó, hai bộ lạc của Viêm, Hoàng thống nhất cùng làm chủ Trung Nguyên. Từ đó về sau, các bộ lạc vùng Trung Nguyên đều tôn Hoàng đế làm chủ. Các bộ lạc dưới sự lãnh đạo của Viêm Hoàng liên hợp lại thành dân tộc Hoa Hạ. Đây chính là lý do vì sao gọi là “Hoa Hạ”.

Còn có một số truyền thuyết khác nói về căn nguyên của từ “Hoa Hạ”, mỗi truyền thuyết đều có những cách giải thích khác nhau. Lịch sử Trung Quốc triều đại mở đầu là triều đại Hạ. Sau một số năm trị thủy thắng lợi, Đại Vũ được vua Thuấn lựa chọn làm người nối ngôi. Ông chính là người đã mở ra buổi bình minh của lịch sử Trung Quốc. Cho nên khi ấy, tộc Hạ là tộc của Đại Vũ, người có uy quyền tối cao, trở thành thị tộc bộ lạc cực thịnh. Lại thêm về sau, tộc Hạ cư trú xung quanh vùng núi Hoa Sơn, lấy đây làm trung tâm hoạt động. Cho nên họ xưng là tộc Hoa Hạ. Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao con của Vũ gọi vương triều đầu tiên là nhà Hạ.

Hiện nay, cái tên “Hoa Hạ’ còn nhiều tranh luận, tranh luận mãi vẫn chưa dứt. Các quan điểm của chuyên gia, học giả có thể chia làm hai loại. Loại thứ nhất cho rằng, “Hoa Hạ’ là tên gọi dân tộc, họ cho rằng tên tộc cổ đại của Trung Quốc là “Hạ”. Tộc Hạ định cư xung quanh vùng núi Hoa Sơn, bên dòng sông Hạ thủy mà thành tên. Tên Hạ cũng chính là từ cái tên sông Hạ Thủy. Dân tộc Trung Hoa từ xưa tới nay bao gồm rất nhiều các dân tộc khác nhau hình thành, nhưng ban đầu có dân tộc làm hạt nhân trung tâm, về sau dần dần mới liên kết với các dân tộc khác để tạo nên một dân tộc đa nguyên hóa, đơn nguyên tính. Đó chính là dân tộc Trung Hoa ngày nay. Ở thời Tiên Tần, đã có tên Hoa tộc hoặc Hạ tộc. Hoa là chỉ vùng núi Hoa Sơn, từ chữ Hoa Hồng mà có tên Hoa tộc. Hạ là chỉ vùng hạ du sông Hạ Thủy, nơi tổ tiên của người Hạ sinh sống. Cách gọi dân tộc Hoa Hạ chính là bắt nguồn từ đấy.

Còn có một quan điểm khác cho rằng, “Hoa Hạ” vốn   không phải là tên của dân tộc nào, nó hoàn toàn chỉ là khái niệm về địa vực văn hóa. Những người trong phái này cũng chia làm hai ý kiến khác nhau. Ý kiến thứ nhất cho rằng dân tộc Trung Hoa thời xưa bao gồm ba tập đoàn chủ yếu, họ gọi là Hoa Hạ, Đông Di và Miêu Man. Trong cuộc giao tranh và hòa hoãn không ngừng, Hoàng Đế cuối cùng đã giành được địa vị bá chủ, ông lãnh đạo tập đoàn Hoa Hạ và văn hóa, chính trị  của tộc người này đã giữ được vai trò chủ lưu. Hai Tập đoàn Đông Di và Miêu Man không thể tranh giành được quyền lực đành xưng thần, bị buộc phải tiếp thu văn minh Hoa Hạ. Ý kiến thứ hai thì cho rằng, thời viễn cổ, văn hóa có được định thứ bậc cao thấp khác nhau. Cho nên, vùng đất có văn hóa cao được xưng là Hạ, cũng như vậy, dân tộc có văn hóa cao được xưng là Hoa. Hoa và Hạ hợp lại để chỉ Trung Quốc. Ngược lại, với các vùng đất xung quanh do dân tộc sống ở vùng văn hóa thấp, cho nên mới gọi là Đông Di, Miêu Man, Tây Nhung, Bác Địch. Về sau Hoa Hạ không ngừng mở rộng và phát triển, các dân tộc xung quanh dần đều tiếp thu văn hóa Hoa Hạ, đại bộ phận đều gia nhập truyền thống văn hóa Hoa Hạ, Hoa Hạ dần trở thành tượng trưng cho văn minh Trung Hoa.

Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta chưa thể có một lời giải hoàn toàn thuyết phục. Nhưng chúng ta tin rằng “Hoa Hạ tử tôn” (con cháu Hoa Hạ) là tên gọi vĩnh viễn thể hiện niềm tự hào của mỗi người dân Trung Quốc.

2 BÌNH LUẬN

  1. Kính thầy Dương Đình Giáo.
    Quê tôi vừa phát hiện một tấm bia cổ thời Tự Đức, văn bia mở đầu bằng 2 câu thơ:
    堂Đường葉diệp花hoa下hạ總tổng唯duy吟ngâm詩thi俠hiệp飯phạn墳phần前tiền人nhân 恩ân.
    Vậy nên hiểu từ 花hoa下hạ trong 2 câu thơ trên như thế nào và 2 câu thơ trên có đại ý gì? Rất mong thầy cho ý kiến. Chân thành cảm ơn (TVH – Email: [email protected], Tel 0983877910)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here