“Kinh Thi” là bộ tổng tập thi ca số một của Trung Quốc, là ngọn nguồn của truyền thống văn học hiện thực chủ nghĩa và điểm sáng của lịch sử văn học Trung Quốc, chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong lịch sử văn học Trung Quốc. Về tác giả của “Thi” , về sau này, nhiều ý kiến  cho rằng Khổng Tử chính là “Khổng Thánh nhân”, là người đã san định đã được ghi chép.

Truyền thuyết kể lại rằng, vào thời Xuân Thu Chiến Quốc cách đây hơn hai nghìn năm, các chư hầu tranh giành hỗn loạn, quần hùng tranh bá, năm này sang năm khác, giữa các nước chiến tranh liên miên, cảnh binh đao diễn ra khắp mọi nơi. Thời Khổng Tử đang sống, để truyền bá tư tưởng  chính trị và văn hóa của mình, ông đã không nề hà gian khổ, đi chu du các nước để dạy cho các đệ tử. Trên đường đi, dù cơm không có ăn, nhưng vì lý tưởng của ông ở nước Lỗ không được thực hành, tới nước Tề cũng chẳng khá hơn, ngay ở các tiểu quốc như nước Trần, nước Thái cũng chẳng cơm cháo gì. Ở nước Vệ, được Vệ Linh Công cấp dưỡng, ông ở được một thời gian dài, tới năm 69 tuổi, Khổng Tử mới trở về nước Lỗ. Sau khi tận mắt chứng kiến cảnh giai cấp thống trị hoang dâm vô độ, ông tập trung thời gian để chỉnh lý sáu bộ Kinh trong đó có “Thi”, “Thư”, “Lễ”, “Nhạc”. Thế là hơn nửa đời mình, ông đã  dùng toàn bộ sức lực cho việc giáo dục và chỉnh lý văn hiến cổ đại.Truyền thuyết nói rằng khi lễ băng nhạc hoại, mọi người thấy phong khí của thơ ca sớm suy bại, nhưng Khổng Tử lại hết sức coi trọng hai phương diện ngôn chí và trò chuyện của “Thi”. Cho rằng “thi” không phải  là của giai tầng quý tộc,  không thể thiếu tác dụng giáo dục, nhưng đương thời, phần lớn “thi” đều là “vương quan thái Thi”. “Thái Thi” là muốn nói việc vương triều Chu cử sứ giả đi sưu tầm các bài ca lưu hành trong dân gian, các sử quan sau khi chỉnh lý dâng lên cho nhà vua thưởng lãm, mục đích là để nhà vua hiểu được dân tình. Nhưng trong các bài ca đó có phần tốt, có phần xấu, thậm chí có cả những bài có nội dung phản nghịch, dâm đãng. Vì thế, Khổng Tử đã đem hơn ba nghìn bài sưu tầm được chọn lọc, chỉ còn lưu lại 305 bài. Nhấn mạnh “bất học Thi vô dĩ ngôn” (không học Kinh Thi không biết nói năng), “tụng Thi” (học thuộc lòng), truyền bá đi khắp bốn phương. Khổng Tử không những yêu cầu các đệ tử học “Thi” mà còn phải thực hành hai mặt, thuộc và vận dụng.

Thời Tiên Tần, người ta coi những bài Khổng Tử đã san định gọi là “Thi” hoặc “Thi tam bách”. Đến đời Hán, các Nho gia coi là kinh điển, gọi là “Thi Kinh”, được dùng cho tới ngày nay. “Kinh Thi” bao gồm 305 bài thơ,  có thêm 6 bài chỉ còn đề mục mà không có nội dung, gọi là “sênh thi”. Như vậy thực tế có 311 đề mục, 305 bài thơ. 305 bài thơ này được chia ra làm 3 phần. “Phong thi” có 160 bài, “Nhã thi” 105 bài, và “Tụng thi” có 40 bài. Nội dung của Kinh Thi vô cùng phong phú. Chúng ghi lại cuộc sống của tổ tiên dân tộc Trung Hoa hai bên bờ sông Hoàng Hà hơn hai nghìn năm trước thông qua những bài thơ và điệu ca sinh động. Nó thể hiện những cảm nhận về cuộc sống vô cùng gian khổ những không che giấu những thanh âm nói lên những khát vọng về vẻ đẹp và tình yêu. Những bài thơ đều bộc lộ cảm xúc mãnh liệt, chân thực chất phác và khỏe khoắn.

Về việc Khổng Tử san định “Kinh Thi”, trong “Luận ngữ” đã có nói “Sau khi từ nước Vệ trở lại nước Lỗ, các bài thơ trong Nhã, Tụng mới được  phân loại”. Trong nhiều tác phẩm cổ đại cũng đã ghi chép về việc này, mà ghi chép đầy đủ nhất là trong “Sử Ký”. Trong “Khổng Tử thế gia”, Tư Mã Thiên viết: Từ hơn ba nghìn bài thơ cổ, Khổng Tử đã rất thận trọng, dựa vào lễ nghĩa lựa chọn các bài ca từ thời thịnh trị Ân, Chu đến đời băng hoại U, Lệ, …”. Các tác phẩm về sau này đều dựa vào đó mà viết thêm.

Nhưng đời sau có không ít người hoài nghi về việc Khổng Tử san định “Kinh Thi”. Trong “Tả truyện” có ghi lại sự hoài nghi của một người cho rằng khi Khổng Tử mới 10 tuổi “Kinh Thi” đã được định hình. Khổng Dĩnh đời Đường  cho rằng nói như “Sử Ký” chưa thỏa đáng. Trước khi Khổng Tử san định có rất nhiều thơ, nhưng nói rằng Khổng Tử chỉ còn giữ lại rất ít như “Sử ký” nói, loại đi tới chín phần mười sợ rằng không phải như vậy. Chu Hy đời Tống cũng có cái nhìn như thế, có người hỏi Chu Hy việc này, ông nói: “Nói từng thấy Thánh nhân san định, có phải không? Cũng chi dám trả lời rằng truyền thuyết nói như thế!”. Đời Thanh nhiều người cũng căn cứ vào “Luận ngữ”, “Mạnh tử”, “Tả truyện”, “Lễ ký”, nói Khổng Tử đã bỏ đi chỉ còn giữ lại một phần mười cũng chỉ mơ hồ thế thôi. Ngụy Nguyên cũng nói: “Phu Tử có công trong nhiều việc, nhưng việc san định chưa chắc”. “Tả truyện” Trang công năm thứ 29 chép, Ngô công tử Lý Lễ khi xem Chu Lạc của nước Lỗ, thấy họ diễn tấu Quốc phong, Tiểu nhã, Đại nhã, Tụng, so với “Kinh Thi” hiện nay thì thấy giống nhau”. Sắp xếp 15 bài trong Quốc phong thứ tự trước sau so với “Kinh Thi” hiện nay không có sự khác biệt. Lúc ấy, Khổng Tử còn là đứa trẻ 7, 8 tuổi, cho nên sau này, ông có san định thì cũng chỉ là có những thay đổi không lớn.

Những sự hoài nghi này tới thời cận đại đã có những biểu hiện cực đoan. Tiền Huyền Đồng thậm chí còn phủ nhận mối quan hệ giữa Khổng Tử với Lục kinh. Năm 1923, trong cuốn “Đáp Cố Hiệt Cương tiên sinh thư” có viết: “Việc Khổng Tử san định hoặc biên soạn Lục kinh  …. “Thi”, “Thư”, “Lễ”, “Dịch”, “Xuân Thu”, vốn là năm bộ sách khác nhau được phối thành Lục kinh vào cuối đời Chiên Quốc.” Tiền Huyền Đồng đã nghi ngờ vị trí của các kinh điển Nho gia trong lịch sử Trung Quốc. Có thể nói, đây là những tác phẩm thuộc bộ phận quan trọng nhất của văn hóa Trung Quốc hơn hai nghìn năm trước không thể bị xúc phạm. Nhưng trước những yêu cầu của thời đại, khuynh hướng hoài nghi đó của Tiền Huyền Đồng như một sự thách thức với thuyết “Khổng Tử san định Kinh Thi”.

Tóm lại, người biên soạn “Kinh Thi” là ai vẫn còn là một câu hỏi chưa có sự nhất trí trong lời giải đáp. Vì thế, nó vẫn chờ đợi sự tìm tòi của những con người đời sau.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here