III. Khảo cổ về tinh thần
Diễn biến của lịch sử loài người có quan hệ truyền thừa thực tế văn hoá, mọi sáng tạo văn hoá và tạo lập cuộc sống mới đều không thể tách khỏi sự kế thừa thành quả của người đi trước. Cũng trên ý nghĩa đó, chúng ta nói con người là động vật văn hoá và động vật lịch sử.
Nhưng ảnh hưởng của người đi trước với người sau hoặc nói cách khác là sự phụ thuộc của người đời sau với người trước biểu hiện trene nhiều mặt, hơn nữa trở thành một hệ thống. Trước đây, do ý thức nghiên cứu lịch sử hình thái hoá nên khi xem xét vấn đề lịch sử, người ta người ta chỉ thấy hai chữ “kinh tế” dường như toàn bộ lịch sử nhân loại chỉ có kinh tế, hoặc là có thê rnói tất cả các hiện tượng lịch sử đều do kinh tế quyết định, dường như con người với vai trò là kẻ sáng tạo lịch sử chỉ là bọn “tiểu nhân hám lợi” như Khổng Tử đã từng phê phán. Họ không hề biết rằng, con người là chủ thể có ý thức tự do trong hành vi sáng tạo ra lịch sử của mình, mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội là rất khó phân biệt, nhấn mạnh một phía tức là coi nhẹ phía kia đều là không chính xác. Ví dụ mô thức nghiên cứu lịch sử của thuyết kinh tế quyết định không thể giải đáp được hai vấn đề tự thân của nó : thứ nhất, thuyế kinh tế quyết định bản thân chính là một hình thái quan niệm thuộc phạm trù ý thức xã hội nhưng kiểu hình thái quan niệm này đã trực tiếp viết lại lịch sử thế giới trong gần một trăm năm qua, trực tiếp quyết định sự tồn tại xã hội; thứ hai, kiểu hình thái quan niệm này xuất phát từ lý luận của một nhà tư tưởng nào đó, nếu phủ định tác dụng quyết định của ý thức thì không những không có cách nào giải thích lịch sử thế giới trong vòng một trăm năm trở lại đây mà còn không có cách nào giải thích được về địa vị lịch sử của nhà tư , tưởng sáng tạo ra nó , càng không có cách nào thuyết phục được về sự cần thiết phải kiên quyết duy trì tư tưởng ấy. Nếu mọi thứ đều xoay quanh tồn tại xã hội thì có thể cần hoặc cũng chẳng cần tới bất cứ nhà tư tưởng nào, càng không cần tôn thờ những tư tưởng ấy tới mức như những giáo điều. Cũng có nghĩa là , những người theo thuyết “kinh tế quyết định” bảo vệ cho thuyết này đề cao người sáng lập như thần thánh, trên thực tế đã thừa nhận sức mạnh của quan niệm đồng nghĩa với việc họ phủ định nguyên lý vật chất quyết định ý thức mà họ vẫn kiên trì.
Con người với vai trò là một sinh vật cảm tính chỉ luôn luôn lo nghĩ tới chuyện lợi lộc, lo được lại lo mất. Nhưng nhu cầu của con người lại không chỉ xuất phát từ dục vọng cảm tính, không phải tất cả mọi tư tưởng và hành vi đều do cái dạ dày quyết định. Con người hoạt động có mục đích mà vai trò của mục đích ấy được xem xét từ nhiều góc độ. Nếu chỉ lo cho cái dạ dày, chỉ vì lợiích vật chất thì con người chẳng khác gì động vật. Sự khác nhau giữa con người và con thú là ở chỗ, con người ngoài việc thoả mãn nhu cầu sinh lý của mình còn có mjnhu cầu cao hơn là đi tìm ý nghĩa của đời sống. Họ cần cái “khí” của hình nhi hạ lại càng phải tìm cái “đạo” của hình nhi thượng. Hơn nữa, dù là biểu hiện ở hình nhi hạ họ vẫn cần lý giải từ hình nhi thượng, từ đó nhập nó vào suy nghĩ cuối cùng.. Con người sở dĩ làm như vậy là do tính hữu hạn của họ quyết định. Nói cụ thể là: con người là hữu hạn, sự thật cơ bản lại được quyết định họ phải theo đuổi cái vô hạn hay nói cách khác là bắc một nhịp cầu nối giữa cái hữu hạn và cái vô hạn. Mọi hoạt động lịch sử và mọi sáng tạo văn hoá đều xuất phát từ mục đích này. Tất cả những thứ này đều không phải là chuyện của thế giới vật chất mà chỉ có thể xem xét chúng trong thế giới quan niệm và thông qua sức mạnh quan niệm mà đối phó với thực tiễn.
Nếu chúng ta chú ý đến những kinh nghiệm thực tế của lịch sử loài người , điều ấy càng rõ hơn. Con đường phát triển văn minh của một dân tộc không phải là như thế này mà là như thế kia một phần lớn là do quan niệm hình thái của nó quyết định. Đặc biệt khi làm một sự so sánh giữa văn minh Trung Quốc và văn minh phương Tây chúng ta dễ phát hiện sự khác biệt giữa hai nên fvhs thực chất là sự khác biệt về hai loại hình thái quan niệm. Người Trung Quốc coi trọng lý tính thực tiễn, trời và người không có sự ngăn cách, giữa trong và ngoài không có sự ngăn cản, quan niệm về tôn giáo thì đạm bạc, ý thức sùng bái vương quyền lại rất mãnh liệt; người phương Tây trọng lý tính khoa học, trời và người được chia thành khách thể và chủ thể đối lập, quan niệm tôn giáo đậm đà, nhưng ý thức sùng bái vương quyền lại tương đối nhẹ nhàng. Hai hình thái quan niệm này đã trực tiếp quyết định con đường văn minh. Sự xung đột Trung Quốc và phương Tây thời cận đại, nếu chỉ nhìn bên ngoài thì chỉ coi là chuyện máy móc, nhưng thực chất lại là xung đột giữa hai hình thái quan niệm. Sự bị động của Trung Quốc cuối cùng chịu nhục nhã không phải vì thuyền không đủ chắc, pháo không đủ mạnh mà là hình thái quan niệm không ngăn nổi sự tràn vào của trào lưu tư tưởng phương Tây, nói chính xác hơn là không phù hợp với trào lưu phát triển của lịch sử nhân loại cận đại.
Hơn nữa, nếu xem xét lịch sử nhân loại theo một chiều khác, còn có thể phát hiện được những hiện tượng mang tính quy luật này, lịch sử càng cổ xưa thì sức mạnh của quan niệm càng lớn lao. Đặc biệt trong buổi đầu của văn minh, hình thái quan niệm càng có ý nghĩa quyết định. Đó là vì: thứ nhất nhân loại từ thời đại nguyên thuỷ tiến vào thời đại văn minh tuy phần lớn là kết quả của thủ đoạn phát triển vật chất, nhưng việc sống thế nào trong hình thái xã hội mới, thì con người lại phải bắt đầu xem xét từ vấn đề sống hài hoà với với xã hội và và tìm ra ý nghĩa của kiếp nhân sinh (12) tức là họ phải xây dựng một hình thái quan niệm mới phù hợp với hoàn cảnh sinh tồn mới. Mặt ngoài này xem như là tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, nhưng quan hệ giữa hai mặt này thì trọng điểm để người ta xem xét là ở mặt sau; hai là, hai loại sản xuất chủ yếu mà người xưa quan tâm là sự đông đúc của số người và chiếm được tư liệu sinh hoạt, hai loại sản xuất này tuy đều thuộc hình nhi hạ nhưng lúc ấy lại được thần bí hoá, coi là những thứ thuộc về hình thái quan niệm. Ba là, do ảnh hưởng của tư duy nguyên thuỷ, khi xem xét các vấn đề tự nhiên, xã hội, nhân sinh thì vấn đề gì cũng có dấu vết của sự sùng bái thần linh vấn đề nào cũng được coi là hình thái quan niệm đương thời. Bốn, hình thái quan niệm khi đã hình thành sẽ có tính ổn định tương đối, ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi sáng tạo lịch sử của người đời sau.
Về điểm này, chúng ta có thể tìm được sự chứng minh khá rõ ràng từ trong kinh nghiệm và sự thực lịch sử.. Ví dụ, từ rất sớm, người Trung Quốc đã đề cao tư tưởng trời và người hợp nhất, quan niệm này có nguồn gốc từ buổi đầu của thời đại văn minh. Một ví dụ khác, người Trung Quốc coi trọng sự hợp nhất giữa gia tộc, tông thống và quân thống, nguồn gốc của nó là từ quan niệm sùng bái tổ tiên của người xưa.. Lịch sử phương Tây cũng như vậy.. Ví dụ người phương Tây trọng khoa học lý tính, nguyên nhân là do trong thần thoại và truyền thuyết của họ, thần và người sống cách biệt. Thêm nữa, ngay từ thời Cổ Hy Lạp họ, đã có truyền thống chính trị dân chủ, chính trị dân chủ cũng có nguồn gốc từ thần thoại truyền thuyết của họ.
Vì thế, khi nghiên cứu lịch sử cổ đại, vấn đề quan trọng không phải là sự hưng vong của quốc gia, sự thay đổi vương triều, sự đổi mới của các thủ đoạn vật chất, mà là hình thái quan niệm đương thời, đặc biệt là cuộc sống tinh thần của người xưa. Lý do ở đây là: thứ nhất, đối với người xưa, , đời sống tinh thần còn quan trọng hơn đời sống vật chất. Thứ hai, nảh hưởng của lịch sử thế hệ trwocs với thế hệ sau cũng chủ yếu thể hiện trong lĩnh vực tinh thần, cái gọi là truyền thống ở đây cũng chủ yếu là truyền thống hình thái quan niệm. Đối với người Trung Quốc ngày nay, bốn phát minh lớn không còn có ý nghĩa thực chất nữa, nhưng hình thái quan niệm của người Trung Quốc cổ đại vẫn luôn ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội Trung Quốc.
Nhưng hàng trăm nghìn năm nay, khi ghi chép hay nghiên cứu lịch sử, người ta lại không chú trọng đến lĩnh vực tinh thần, phần lớn lại coi trọng chính trị vương triều, sự tranh chấp trong cung đình, hoặc những tiến bộ trên phương diện vật chất . Tình hình này thể hiện rõ hơn trong việc nghiên cứu lịch sử thời viễn cổ. Ví dụ khi nghiên cứu về ba đời Hạ, Thương, Chu, cái hấp dẫn người ta chủ yêú là chính trị kinh tế của xã hội đương thời, hệ thống tín ngưỡng và quan hệ với lịch sử các đời sau thì rất ít người chú ý tới.
Bao nhiêu công trình nghiên cứu về lịch sử tinh thần của người xưa được gọi là “khảo cổ tinh thần”. Khảo cổ tinh thần không giống với công việc của các nhà khảo cổ mà khó khăn hơn rất nhiều. Khi các nhà khảo cộ phát lộ một di chỉ nào đó, họ có thể phác hoạ ngay được sơ bộ một toà thành hay hay một làng xã; phát quật một ngôi mộ táng, rất có thể họ biết được thân phận , của người chôn trong mộ, còn có thể thông qua những vật bồi táng mà biết được trình độ phát triển của văn minh vật chất lúc đó. Còn khảo cổ học tinh thần tuy cũng có thể thu thập được các tin tức thông qua công tác điền dã nhưng những tư liệu khảo cổ có thực ấy vẫn không thể tái hiện được bộ mặt cuộc sống tinh thần của người đương thời.. Bất cứ tài liệu khảo cổ nào cũng chỉ là những hiện vật chết, chúng không thể trực tiếp lên tiếng nói mà phải thông qua sự soi sáng của tư tưởng nghiên cứu mới có thể thể hiện nội hàm lịch sử của nó. Tác dụng của tài liệu cổ cũng đại thể như vậy. Nhưng tư tưởng nghiên cứu do đâu mà có?. Đương nhiên các tài liệu khảo cổ và các di vật đều cần được soi rọi bằng tư tưởng, vậy thì bản thân hai loại tài liệu này rất khó cho nhà nghiên cứu tư tưởng hoàn chỉnh hay có hệ thống. Đây là sự xung đột trong nghiên cứu lịch sử, với nghiên cứu lịch sử viễn cổ càng như vậy. Khi nghiên cứu lịch sử viễn cổ, tài liệu khảo cổ và những văn tịch cổ đều rất phân tán, phiến diện, không thành hệ thống, không đủ để làm sáng tỏhoàn chỉnh lịch sử đương thời. Mấy năm trước đây, giới sử học nước ta có ba cách nói “lý luận xuất phát từ lịch sử”, và “lý luận kéo theo lịch sử”, lý luận và lịch sử kết hợp”. Nếu nghiên cưu kỹ càng sợ rằng cả ba cách nói này đều có vấn đề. Lý luận tuy bắt nguồn từ kinh nghiệm thực tiễn nhưng bất cứ kinh nghiệm thực tiễn nào cũng đều là không hoàn chỉnh, không thể coi ngang với lý luận. Lý luận có thể vượt tính cách của kinh nghiệm. Những định lý toán học có khả năng làm rõ điều này. Tuy thế giới nhân văn, thế giới lịch sử có sự khác biệt với thế giới tự nhiên, nhưng mối quan hệ và nguyên tắc giữa lý luận và thực tiễn lại giống nhau đối với cả hai lĩnh vực. Hơn thế nữa, kinh nghiệm thực tiễn của việc nghiên cứu lịch sử cũng lại thêm một lần nữa chứng minh điểm này. Nói cụ thể hơn, bất cứ ai muốn xây dựng một hệ thống giải thích lịch sử thì lý luận của người đó cũng không thể hoàn toàn được xây dựng trên sự thực lịch sử. Nếu không phải như vậy thì đã không xuất hiện hàng loạt quan điểm lý luận lịch sử muôn hình muôn vẻ. Sự thực kinh nghiệm lịch sử một khi đã qua đi sẽ là vĩnh hằng, tính đa dạng của lý luận chỉ có thể cho thấy rõ giữa kinh nghiệm, thực tế lịch sử và lý luận có khoảng cách. “Lý luận” chưa hẳn đã nhất định phải đến từ “lịch sử”.
Nhà triết học lịch sử người Anh Colling Wood đã nói: Toàn bộ lịch sử đều là lịch sử tư tưởng”. Ông cho rằng có thể tái hiện lại tư tưởng crc con người trước đây, phương pháp chính là nhà sử học tái hiện lại tư tưởng của đối tượng nghiên cứu trong thế giới tâm linh của mình. Ví dụ khi nghiên cứu về César , nhà sử học phải đặt mình vào vị trí của César, suy nghĩ xem tư tưởng của César như thế nào, tại sao ông ta lại chỉ huy quân đội vượt sông Roubican để tiến công La Mã. Lý luận tái hiện lịch sử của Cooling Wood là không hợp thực tiễn. Thứ nhất, khoảng cách của thời gian quyết định việc nhà sử học không thể quay trở về thời đại của César. Thứ hai, nhà sử học không thể có được năng lực, phẩm chất và không phải đối diện với những vấn đề như César. Vì vậy, ông ta không thể tái hiện lại được tư tưởng của César.
Khó khăn của việc tái hiện lại tư tưởng quyết định khó khăn của khảo cổ tinh thần. Nhưng vấn đề là ở chỗ, muốn hiểu lịch sử của người xưa, đặc biệt là muốn làm rõ mối quan hệ lịch sử của người xưa với các thế hệ sau thì buộc phải tiến hành nghiên cứu khảo cổ tinh thần.
Văn hoá nhân loại học hiện đại để khảo cổ tinh thần đã đề ra tài liệu kinh nghiệm có thể dựa vào. Từ nửa sau của thế kỷ trước,đối tượng nghiên cứu của văn hoá nhân loại học đã tập trung vào các bộ lạc nguyên thuỳN học giả nổi tiếng phương Tây đã thâm nhập vào các bộ lạc nguyên thuỷ trên thế giới, họ nghiên cứu kết cấu xã hội, hình thái hôn nhân, loạihình tôn giáo, phương thức tư duy , phong tục tập quán, … của người nguyên thuỷ, từ đó, các nhà sử học đã cung cấp rất nhiều tư liệu xác thực cho các nhà nghiên cứu về nền văn minh của các dân tộc thời viễn cổ, đồng thời giúp hiện thực hoá khảo cổ học tinh thần. Cũng có thể nói rằng, bản thân những bộ lạc nguyên thuỷ còn tồn tại đến ngày nay chính là những phiên bản sống, những hoá thạch sống của nền văn hoá nguyên thuỷ.Chỉ cần đi sâu nghiên cứu về văn hoá tinh thần của họ sẽ có thể biết được bộ mặt tinh thần của đời sống nhân loại vào buổi đầu văn minh. Sở dĩ những bộ lạc nguyên thuỷ còn tồn tại đến ngày nay có thể giúp khảo cổ tinh thần trở thành khả năng tiền đề có hai: một, hầu hết các bộ lạc nguyên thuỷ này đều sống cách biệt với thế giới văn minh, chưa hoặc rất ít chịu ảnh hưởng của văn minh, từ đó, văn hoá của họ mang tính nguyên thuỷ rất đậm nét; thứ hai, văn hoá nguyên thuỷ không kể là ở các bộ lạcn guyên thuỷ còn tồn tại hoặc giai đoạn nguyên thuỷ của các dân tộc văn minh đều là rất ít sự khác biệt. Điều này có nghĩa là hình thái văn hoá của tổ tiên chúng ta vào hàng ngàn hàng vạn năm trước đây cũng giống với diện mạo văn hoá của những bộ lạc nguyên thuỷ còn tồn tại, từ văn hoá nguyên thuỷ hiện còn, người ta có thể phục hồi một cách đại thể buổi đầu của nền văn minh sản xuất hoặc mô thức sống và văn hoá tinh thần trong đời sống của dân tộc trước văn minh.
Văn hoá vừa là đa nguyên, vừa là nhất nguyên. Nói về khuynh hướng phát triển của văn hoá , tình hình chung là: văn hoá của xã hội văn minh là đa nguyên, tức là khu vực cư trú và văn hoá thống trị của các dân tộc khác nhau, nên văn hoá của các dân tộc ấy cũng khác nhau. Còn nền văn hoá của xã hội nguyên thuỷ lại là nhất nguyên, do các bộ lạc ở các vùng khác nhau trên thế giới đều phải đối diện với một vấn đề chung, đó là vấn đề sinh tồn, nên văn hoá của họ cũng ít sự khác biệt, nhiều điểm tương đồng. Theo thành quả nghiên cứu của văn hoá nhân loại học, người nguyên thuỷ và người văn minh có hai lối tư duy khác nhau: người văn minh có tư duy logic, người nguyên thuỷ có tư duy tiền logic. Một quan niệm cơ bản và phổ biến nhất của người nguyên thuỷ ở giai đoạn tiền logic là thuyết vạn vật đều có linh hồn ; tức là họ tin tưởng thế giới vạn vật cũng giống như thế giới loài người, đều có linh hồn. Từ đó họ đều rất mê tín, do vậy, họ phần lớn tin theo vu thuật. Học giả người Anh Fraser (John) Malcom thậm chí khái quát toàn bộ lịch sử nhân loại thành ba giai đoạn: vu thuật, tôn giáo, khoa học.
Tư duy tiền logic là đặc trưng phổ biến của người nguyên thuỷ, đồng thời nó cũng ảnh hưởng sâu sắc tới giai đoạn đầu của xã hội văn minh. Đặc biệt ở Trung Quốc điều này càng thể hiện rõ nét. Cũng có thể nói rằng, vào buổi đầu của thời đạivăn minh, xã hội phương Tây đã diễn ra nhiều bước nhảy vọt từ tư duy tiền logic sang tư duy logic hoặc có thể xem đây là một sự chuyển biến mang tính cách mạng; còn ở Trung Quốc, lại không có bước ngoặt này. Vào thời Hạ, Thương, Chu ở Trung Quốc, vu thuật rất thịnh hành, trời và người còn hỗn độn, trạng thái tinh thần của con người phần lớn vẫn thuộc về giai đoạn tiền logic. Điều quan trọng hơn là, trạng thái này lại trực tiếp ảnh hưởng tới bước tiến của văn minh Trung Quốc . Quan niệm trời và người hợp nhất của người Trung Quốc và tư duy thiếu khoa học có liên quan chặt chẽ tới điều trên.
Từ đó, cũng có thể thấy rằng, khảo cổ học tinh thần dặc biệtquan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử viễn cổ Trung Quốc. Công việc này không loại trừ việc sử dụng những tài liệu khảo cổ và thư tịch cổ nhưng quan trọng nhất là phải vận dụng ánh sáng của lý luận văn hoá nhân loại học. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể hiểu và giải thích các hiện tượng văn hoá của người xưa. Nếu cứ kiên quyết theo thuyết “kinh tế quyết định”, phải tìm mọi thứ từ trong nền tảng kinh tế của xã hội thì không thể giải thích nổi toàn bộ lịch sử văn minh Trung Quốc đặc biệt là quan niệm tôn giáo và các hoạt động có liên quan tới nó của người xưa càng không có cách nào giải thích nổi. Những thứ thuộc về quan niệm này mới chính là khởi nguồn của văn minh Trung Quốc.