Thế là hôm nay tôi tròn 72 tuổi, và ngày mai, tôi bước sang tuổi 73. Cái tuổi 70 được coi là “xưa nay hiếm” là từ thời Đỗ Phủ, nhà thơ đời Đường Trung Quốc sống cách chúng ta tới 13 thế kỷ. Còn giờ đây, 72 tuổi của tôi vẫn chưa bằng cái tuổi thọ trung bình của mỗi người dân Việt Nam. Mặc dù thế, xin vô cùng cảm ơn những lời chúc mừng tốt đẹp của tất cả anh chị em, con cháu, bè bạn gần xa.

Nhìn lại 72 năm, tôi mãn nguyện nhất chỉ một điều: đã không vào đảng. Từ tuổi niên thiếu, tôi đã được gia đình, nhà trường rồi cơ quan đoàn thể dạy dỗ đem cuộc đời mình hiến dâng cho lý tưởng cộng sản. Cái lý tưởng ấy dù được coi là hão huyền, là không thể có nhưng cho tới hôm nay, tôi vẫn mơ ước, vì đó là khi mọi Con người đều được sống hạnh phúc, được thỏa mãn tất cả mọi nhu cầu; đó là một “thế giới đại đồng” “người yêu người sống để yêu nhau”. Nhưng vì sao cứ phải vào đảng mới có thể thực hiện được lý tưởng cao đẹp ấy thì chưa có một ai giải thích cho tôi thỏa đáng. Vì thế tôi kiên quyết từ chối vào đảng vì không muốn tự đánh mất mình để rồi cuối đời phải “đi tìm cái tôi đã mất”. Và tôi tìm cách riêng để góp một phần vô cùng nhỏ bé thực hiện lý tưởng ấy. Đó là hết lòng làm công việc thầm lặng của một “ông giáo làng” với hy vọng “giáo dục có thể thay đổi tất cả”.
Điều tôi ân hận từ lâu, cho đến nay, và cho tới cả trước khi nhắm mắt là suốt cuộc đời sống tới hơn 70 năm, do những nguyên nhân khác nhau, không thể thông thạo nối một ngoại ngữ trong số hơn 2.750 thứ tiếng loài người đang sử dụng. Không biết tiếng nước ngoài khiến sự giao lưu bị hạn chế, tầm hiểu biết không tránh khỏi hạn hẹp, cách nhìn nhận còn không ít thiển cận và ngay ước mơ, khát vọng cũng khó tránh khỏi cảnh “ếch ngồi đáy giếng”. Trong môi trường mới, được thường xuyên tiếp xúc với các bạn nước ngoài, được tổ chức học tập chu đáo, nhưng than ôi, ở cái tuổi “gần đất xa trời’ này, dù có nỗ lực bao nhiêu, việc tiếp thu được một thứ tiếng nước ngoài nhất là tiếng Nhật thật chẳng khác nào “đáy bể mò kim”! Đành mang cái mối hận này theo xuống tuyền đài mà chắc chắn chẳng bao giờ tan được.
6 năm sống ở ao Cò đã giúp tôi hoàn thành 2 tập sách “Những ngày ở ao Cò” để chia sẻ với mọi người tất cả những suy tư, trăn trở và mong mỏi, hy vọng về cuộc sống, về con người, về nghề nghiệp. Sự đón nhận của đông đảo các bạn từ khi còn là những bài viết riêng lẻ trên trang onggiaolang.com cho tới khi được tập hợp thành sách là nguồn cổ vũ tôi vô cùng trân trọng.
Từ gần nửa năm nay, tôi rất hân hạnh được mời làm cố vấn cho trường Quốc tế Nhật Bản. Bao mong muốn, dự định, hy vọng ấp ủ suốt hơn nửa thế kỷ không thể thực hiện tới nay có điều kiện để trở thành hiện thực. Tôi vô cùng cám ơn những người sáng lập và điều hành nhà trường đã cho tôi cơ hội để biến những ước mơ thành thực tế, góp chút ít khả năng cuối cùng đem tới cho trẻ em Việt Nam một nền giáo dục nhân bản và khai phóng với hy vọng chính lớp người của tương lai sẽ thúc đẩy và bắt tay khiến đất nước thoát khỏi nghèo nàn tăm tối, theo kịp trình độ văn minh của nhân loại. Nguồn động lực mới đã giúp tôi có thể cùng làm việc với các bạn đồng nghiệp trẻ tuổi không đến mức thua kém lắm càng khiến tôi náo nức trong công việc, chẳng khác nào những ngày cách nay nửa thế kỷ tôi bước lên bục giảng những tiết học đầu tiên với khát vọng “giơ bó đuốc xua tan bóng đêm mờ tối”.
Các bài viết trên trang mạng sẽ ít đi, nhưng tôi vẫn tiếp tục sống và làm việc với tất cả những gì đang có. Chỉ có điều, tôi không còn chia sẻ để mọi người đồng cảm, tôi đã có cơ hội bắt tay hành động với tràn trề hy vọng.

tim-hieu-nhat-ban

13 BÌNH LUẬN

  1. Kính chào bác Giao
    Hôm nay tình cờ cháu vào lại trang của bác và được biết là ngày bác tròn 72 tuổi. Lại được biết bác sẽ đi làm ở trường Nhật Bản, tiếp tục nghề xưa. Là bạn học của Hạnh và cũng từng có thời dạy ở trường Yên Hòa, cháu xin chúc mừng bác! Kính chúc bác dồi dào sức khỏe và minh mẫn, tiếp tục những đóng góp ý nghĩa cho xã hội!
    Cháu Phương

  2. Năm 1952 tồi 7 tuổi hoc lớp 5 của thày Đồng Sơn Nguyễn văn Luận
    ở trường Nguyễn Bá Học (Nam Định.Năm 1953 học lớp 4 của thày Viện ở trương Ngô Sĩ Liên (Hà Nôi).Các thày đã dạy chúng tôi yêu Quê Hương ,yêu người ViêtNam và dạy chúng tôi THÀNH NGƯƠI TRUNG THỰC .Ảnh hưởng của các Thày đi suốt cuộc đời tôi.

  3. Thưa bác Giao, em tâm đắc với bác rất nhiều điều, nhưng điều này:
    “Nhìn lại 72 năm, tôi mãn nguyện nhất chỉ một điều: đã không vào đảng” thì không tâm đắc được!
    Ở đất nước ta, vào thời của bác và cả thời nay nữa, trong các cơ quan, đơn vị hưởng ương từ ngân sách nhà nước vào Đảng có lợi rất đáng kể. Đặc biệt là trong ngành giáo dục, vào Đảng rất khó vì dân trong ngành hay kèn cựa nhau. Trí thức mà! Năm 95, 96 gì đấy có một chuyên gia gần 60 tuổi mới vào Đảng được. Cả Viện ngạc nhiên!
    Trong vai trò lãnh đạo của mình, công tội Đảng đều có (đương nhiên). Nhưng từ trước đến nay, người vào Đảng được phải là kẻ khá “toàn diện”. Sinh viên vào Đảng phải là người có học lực nổi trội, hơn nữa phải có uy tín với cả lớp (chừng 4, năm chục sinh viên), thế chúng nó mới bầu. Lại phải có tiếng (tốt) với khóa trước và hai, ba khóa sau. Bộ đội không học tốt nhưng phải rèn luyện nổi bật. Sinh viên là công an, là bộ đội cũng phải được các bạn học vì nê cả về năng lực học tập lẫn nhân cách. Em nói thế có công bằng không?
    Chí khi đảng viên làm lãnh đạo, làm quản lý mới (có thể) bị thoái hóa về nhân cách thôi. Chứ các bác đảng viên, bí thư chi bộ ở tổ dân phố mà bác đang sống cùng, có phải là kẻ xấu xa, mất nhân cách không?
    Và đâu đâu ở đất nước ta cũng vậy! Đó là sự thật và đó cũng là lôgic!
    Cái xấu mà bác thưởng chỉ ra, thường nhắc đến quả thật là “lỗi của hệ thống”. Trong đó có nhiều chuyện khó lý giải trong vài dòng comment.
    Em rất kính nể một số nhà khoa học, kỹ nghệ “bất đồng chính kiến” ở đất nước ta về mặt chuyên môn và tính cách. Nhưng hành động thì các anh, các bác ấy (vì chưa đến “trình” vào Đảng được)còn khá ngây thơ, mặc dù ít nhiều có tác động tích cực đến dư luận xã hội.

    • Ong nguyen van dai “khong tam dac duoc” viec ong giao lang khong vao dang la ciec cua ong ay. Ong con noi to truong dan pho, bi thu chi bo la dang vien dcsvn (noi ong giao lang o) la nguoi tot, co chac khong? Vu xuan truong, Duong chi dung ….va rat rat nhieu ten toi pham (dac biet la toi pham tham nhung) khi pham toi deu la dang vien dcsvn ca day!. Ong nen biet rang trong xa hoi nay con co rat nhieu nguoi khong vao dang nhung nhan cach va dong gop cho xa hoi con hon bon chung va cung con hon nhieu dang vien dcsvn khacl. Dung tuong he cu la dang vien dcsvn la tot ca!. Bay gio co nhung dv dcavn khi ve nghi huu khong sinh hoat dang nua,va khong it thanh nien khong muon vao dang nua co. Buon cho ong Dai ve dong co vao dang cua ong “vi duoc nhieu cai loi” (loc).

  4. Thưa bác Giao, em tâm đắc với bác rất nhiều điều, nhưng điều này:
    “Nhìn lại 72 năm, tôi mãn nguyện nhất chỉ một điều: đã không vào đảng” thì không tâm đắc được!
    Ở đất nước ta, vào thời của bác và cả thời nay nữa, trong các cơ quan, đơn vị hưởng ương từ ngân sách nhà nước vào Đảng có lợi rất đáng kể. Đặc biệt là trong ngành giáo dục, vào Đảng rất khó vì dân trong ngành hay kèn cựa nhau. Trí thức mà! Năm 95, 96 gì đấy có một chuyên gia gần 60 tuổi mới vào Đảng được. Cả Viện ngạc nhiên!
    Trong vai trò lãnh đạo của mình, công tội Đảng đều có (đương nhiên). Nhưng từ trước đến nay, người vào Đảng được phải là kẻ khá “toàn diện”. Sinh viên vào Đảng phải là người có học lực nổi trội, hơn nữa phải có uy tín với cả lớp (chừng 4, năm chục sinh viên), thế chúng nó mới bầu. Lại phải có tiếng (tốt) với khóa trước và hai, ba khóa sau. Bộ đội không học tốt nhưng phải rèn luyện nổi bật. Sinh viên là công an, là bộ đội cũng phải được các bạn học vì nê cả về năng lực học tập lẫn nhân cách. Em nói thế có công bằng không?
    Chí khi đảng viên làm lãnh đạo, làm quản lý mới (có thể) bị thoái hóa về nhân cách thôi. Chứ các bác đảng viên, bí thư chi bộ ở tổ dân phố mà bác đang sống cùng, có phải là kẻ xấu xa, mất nhân cách không?
    Và đâu đâu ở đất nước ta cũng vậy! Đó là sự thật và đó cũng là lôgic!
    Cái xấu mà bác thưởng chỉ ra, thường nhắc đến quả thật là “lỗi của hệ thống”. Trong đó có nhiều chuyện khó lý giải trong vài dòng comment.
    Em rất kính nể một số nhà khoa học, kỹ nghệ “bất đồng chính kiến” ở đất nước ta về mặt chuyên môn và tính cách. Nhưng hành động thì các anh, các bác ấy (vì chưa đến “trình” vào Đảng được)còn khá ngây thơ, mặc dù ít nhiều có tác động tích cực đến dư luận xã hội.

  5. Bác ạ, người có tâm với dân với nước thì không quan trọng việc vào đảng hay không. Trước năm 1986, bác vào đảng thì đó là một con người trong sáng lắm. Nhưng bây giờ mà vào đảng, phần lớn là những kẻ cơ hội. Em cũng rất mong ước tới một “Thế giới đại đồng” như lí tưởng vươn tới của những người cộng sản chân chính.

  6. Bác Giáo co LƯƠNG TÂM soi sang từ NGÔN TỪ đên HÀNH ĐÔNG.
    Nêu bac vào ĐẢNG thì ĐẢNG bảo phải “GIÊT bàn tay không nhỉ”
    phải “TỐ CHA ,TỐ MẸ ,TỐ THÀY ” Bac cung phãi HĂNG SAy LÀM

  7. Rât Mong Bác GIAO Giang Giai những câu “NGẠN NGỮ “cho lớp Thanh Niên như: “HỌC như Bơi Thuyên trên giòng nươc ngươc không Tiến
    ăt Lùi” “TRI THƯC là SƯC MẠNH” “khi nào là TRI Dị HÀNH NAN ,khi nào là TRI NAN HÀNH DỊ” “Viêc làm ngay hôm nay chớ để ngày mai”
    Viêt Nam đã có GIAI CÂP từ luc nào ,sao phải ĐÂU TRANH GIA CÂP
    ‘Phi NÔNG bất ỔN ,Phi CÔNG bât PHÚ ,Phi THƯƠNG bât HOẠT ,Phi TRí bât HƯNG va TRÍ PHÚ ĐỊA HÀO đap tân GÔC câu náo khi ap dungthì NƯƠC VIÊT NAM sẽ TIÊN hay LÙI

  8. Giáo Sư Y KHOA ĐĂNG VĂN CHUNG (Professeur Agrege của PHÁP)nói:
    Nhiều lân người ta KHUYÊN tôi vào ĐANG CSVN nhưng ông từ chối.
    Lý Do tuồi già ,có trình độ chuyên môn cao ,khi hop CHI BỘ phải
    nghe chị HỘ LÝ là BÍ THƯ CHI BỘ “DẠY DỖ” thì NHỤC quá

  9. kính chúc bác mạnh khoẻ,cháu rất khâm phục bác đã lập được trang này và viết đều đặn với mục đích hướng tới cái thiện cái đẹp

  10. Thiết nghĩ, trong bài viết này, câu“Nhìn lại 72 năm, tôi mãn nguyện nhất chỉ một điều: đã không vào đảng.”, là một tiếng nói lớn, rõ ràng, sáng suốt, theo công tâm của một trí thức khi nhìn lại những quyết định quan trọng trong đời mình.

    Không chối bỏ, những người được vào đảng là những người ưu tú, có lí lịch tốt, hay có khả năng trong lãnh vực chuyên môn nào đó, v.v… Và khi vào đảng thì sẽ có cơ hội tiếng thân hơn những người ở ngoài đảng và những quyền lợi khác nữa – thì chính điều này đã nói lên cái giới hạn, cái tầm thường, mang tính phe phái, bè đảng, tự lừa dối mình, làm chia rẽ “đảng” và “không đảng”.

    Trong khi ở thời điểm, mà mọi người chung quanh phấn đấu để được vào đảng, được hưởng nhiều quyền lợi. Nhưng tại sao, có những trí thức, nhất định tránh né không vào đảng? Có phải họ là những bậc minh triết nhìn, thấy, cảm nhận được cộng sản đến từ đâu và đưa đất nước này về đâu? Đất nước ta cần những người này, vì họ sống thật với chính họ, nói và làm những điều họ hiểu và làm được, hơn là mơ về một “thế giới đại đồng – tập hợp của những con người ham lợi lộc”, không thật.

    Lịch sử đang chứng minh sự chọn lựa này là đúng!

  11. Những cái được và chưa được của tôi cũng như những điều Ông giáo làng đã nói. Nói chung thế hệ chúng ta là vậy. Chỉ sau thời điểm 1975, tôi mới thật sự ngộ ra một thời mơ mộng viển vông cũng là một thời mê muội của mình. Bây giờ ở tuổi 75, tôi đã sống bình tĩnh hơn khi nhìn lại “cái tôi đã mất”.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here