Thời gian  vừa qua, cư dân mạng liên tiếp bất ngờ vì những cuộc  chen lấn xô đẩy kinh hoàng. Ban đầu là ở Hà Nội, người ta tranh nhau 3.000 cái áo mưa do Sứ quán Hà Lan phát không ngày 13 tháng 9 năm 2013. Hơn một tháng sau, hàng nghìn người lại chen lấn xô đẩy để tranh giành một suất ăn miễn phí ở một cửa hàng mới khai trương.

Sau khi hai sự việc xảy ra, có những người đổ cho sự tranh giành vô văn hóa này là của người ngoại tỉnh chứ không phải của người Hà Nội.

Đúng một tuần sau, ngày 31 tháng 10 năm 2013, trong Triển lãm sản phẩm Hàn Quốc ở Sài Gòn, người ta lại tiếp tục tranh giành những phần quà tặng. Không biết rồi sẽ có tranh cãi đây là cuộc tranh giành của người Sài Gòn hay người ngoại tỉnh nữa hay không.

Và trong những ngày tới, còn những cuộc giành giật nào nữa xảy ra?

Tỉnh nào, vùng đất nào cũng đầy rẫy lòng tự hào. Tự hào về những cái có thật và tự hào về cả những giá trị ảo. Nhưng khi có cái dở, cái xấu diễn ra thì người nọ đổ cho người kia, đùn đẩy chẳng khác gì thái độ của các quan chức né tránh  trách nhiệm  khi vụ việc xảy ra.

Xin mọi người cứ hình dung xem, hàng năm, trong các cuộc lễ hội như Đền bà Chúa Kho, Chùa Hương, Yên Tử, … và kể cả Đền Hùng, thạm dự đều là những người tự cho mình là tín đồ rất đề cao cuộc sống tâm linh, luôn coi chuyến đi là những cuộc hành hương về với những giá trị cao đẹp, nếu Bà Chúa Kho, Đức Phật, Thượng hoàng Trần Nhân Tông và Vua Hùng động lòng trắc ẩn vì sự thành kính của mọi người, ban cho một số vật phẩm, không cần có giá trị bằng cái áo mưa hay món ăn Nhật Bản, chỉ cần một số tờ giấy bạc có mệnh giá khoảng 10.000 đ thì thực trạng sẽ diễn ra như thế nào? Tôi tin sẽ có thương vong, nhiều ít ra sao chưa dám khẳng định.

Cho nên đừng đổ cho người Hà Nội, người Sài Gòn  hay người ngoại tỉnh. Tranh giành chút lợi lộc và đùn đẩy trách nhiệm, đó là một phần chân dung của người Việt Nam chúng ta. 

2 BÌNH LUẬN

Trả lời Anh Tran Tuan Hủy trả lời

Please enter your comment!
Please enter your name here