Xưa nay, hai câu thơ của Nguyễn  Công Trứ:

Đã mang tiếng ở trong trời đất

(Làm trai đứng ở trong trời đất)

Phải có danh gì với núi sông.

đã trở thành động lực thôi thúc biết bao nguời không cam chịu sống cuộc đời “giá áo túi cơm”, “nước chảy bèo trôi”, ra công gắng sức để làm được một cái gì đấy đóng góp cho đời mong khi nhắm mắt xuôi tay đỡ phí công sinh thành của cha mẹ, đỡ uổng một đời nguời sống ở nhân gian.

Bản thân tác giả của hai câu thơ cũng đã nêu một tấm gương sáng cho hậu thế. Dù mãi tới năm 41 tuổi mới đỗ đạt, nhưng sau đó, suốt gần bốn mươi năm làm quan, trải qua nhiều phen thăng giáng, ông đã lập biết bao công tích nhờ luôn tâm niệm hai câu thơ mong tròn trách nhiệm với cuộc đời.

Cũng nói “DANH”, nhưng  Nguyễn  Công Trứ và các trang hiền nhân quân tử trước đây không coi  đó là mục đích để  theo đuổi. Theo lời dạy của Thánh hiền, với họ “công danh” là cái “nợ” mà họ không thể không trả. Trả “nợ” công danh là phải phò đời giúp nước, làm những điều có ích cho muôn dân, rồi công đức của họ mãi mãi được ghi nhớ trong lòng dân. Nguyễn  Công Trứ làm công việc khẩn hoang để tạo lập hai huyện Kim Sơn và Tiền Hải là xuất phát từ lòng thương dân, là để thêm đất canh tác, giảm bớt đói nghèo, ổn định đời sống cho nhân dân địa phương chứ đâu phải để mong có tiếng tăm với đời. Những đền thờ ở nhiều nơi thuộc hai huyện Kim Sơn và Tiền Hải ngày nay là do dân sở tại lập nên nhằm ghi nhớ công đức của ông đúng với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” chứ không phải do triều đình bỏ tiền thuế ra xây dựng. Quan niệm về cái DANH như thế là của tất cả các danh nhân đời trước mà tới nay những nguời còn đôi chút lương tri  vẫn còn ghi nhớ. Và các nhân vật nổi tiếng khắp thế giới cũng chẳng khác gì, họ chỉ trở thành danh nhân sau khi đã lập bao chiến công  hay có những sáng chế, phát minh thúc đẩy sự tiến bộ trong cuộc sống loài nguời. Cái DANH của những con người ấy đều được mang lại nhờ tài đức hơn nguời, nhờ nghị lực phi thường, … và trước khi có DANH cho bản thân, họ đã mang lại rất nhiều lợi ích cho dân cho nước, cho cả loài nguời. Chẳng ai chỉ chạy theo cái danh cá nhân mà được nguời đời sau lưu danh. Đó chính là các DANH NHÂN.

 

Nhưng giờ đây, ở nước ta, Danh đã trở thành mục đích theo đuổi của rất nhiều nguời. Những nguời sau khi đã lập nghiệp, sau khi lo “hoàn vốn”, khi đã có được món lời kha khá, lập tức họ  lo cái DANH vì nhờ nó họ vừa trở thành nổi tiếng,  lời lãi cũng từ đó mà nhiều hơn bội phần. Các doanh nhân sau khi nhờ có nguời chống lưng, có ô dù che chắn, đã đứng được trong một nhóm lợi ích nào đó, tiền bạc đã rủng rỉnh cũng bắt đầu tìm DANH cho sự sang trọng thêm đầy đủ. Họ  quan tâm đến việc có DANH để khoe khoang, để lên mặt chứ không cần biết  đến việc đã làm cái gì để ích nước lợi dân. Cái DANH của họ ngoài việc để được in cho kín trên “các-vi-dít”, được giới thiệu qua những thùng loa hết công suất ở chốn đông nguời, và sau này được khắc trên bia mộ, hoàn toàn không có một chút lợi ích nào cho nhân dân, và vì thế không thuộc sự quan tâm của đông đảo quần chúng. Nó chỉ có là kết quả và có ý  nghĩa trong mối quan hệ giữa nguời cho và nguời nhận theo kiểu “ông mất chân giò bà thò chai rượu”.

Vì là mục đích nên để có được cái DANH, họ quên hết cả liêm sỉ, nhân cách, làm đơn xin xỏ, kể lể công lao, nằn nì xin nguời khác làm chứng mà trong đó không ít  phần công lao thành tích đã được thêm thắt, bổ sung đủ  loại gia vị. (Chẳng phải đã có kẻ vừa bị “tước” danh vì “lộ tẩy” đó sao?) Rồi sau đó, họ chạy chọt hết “cửa” này tới “cửa” khác, thỏa thuận tỷ lệ ăn chia cho những nguời có quyền hành ban phát. Cuối cùng họ cũng có DANH, nhưng đó là gì nếu không phải là Ô DANH.

Các doanh nhân ở ta tuy chẳng có tài cán gì đáng tự hào, (vì đồng tiền họ kiếm được có một tỷ lệ quá nhỏ của tài năng và trí tuệ) nhưng càng thích DANH. Để có được cái DANH, họ bỏ tiền ra để lập nên những kỷ lục vô tiền khoáng hậu. Nào là cái bánh chưng to nhất, cái bánh dầy lớn nhất, đòn bánh tét dài nhất, tô hủ tiếu bự nhất, …. Ngoài việc để có DANH, những việc làm ấy nào có “tích sự” gì. Để có DANH, họ bỏ tiền mời các quan chức cấp cao tới thăm để quay phim chụp ảnh, bỏ tiền để mua lấy những  Bằng khen, Kỷ niệm chương, Vòng nguyệt quế, … Họ cũng có DANH, nhưng đó là gì nếu không phải là HƯ DANH?

Các cơ quan truyền thông (báo chí, phát thanh, truyền hình, …) sau khi nhận được những khoản tiền “bôi trơn”  không nhỏ, dưới danh nghĩa được “tài trợ” không ngừng tuyên truyền cho những cái danh “hão” đó cũng nhằm mang lại cái DANH cho riêng mình để  thu lợi (một thứ tin giật gân để thu hút nguời đọc, nguời xem đặng thu nhiều tiền quảng cáo, …) đã tiếp tay cho thói chạy theo danh vọng, chạy theo hình thức bất chấp thực chất là đã “nối giáo cho giặc” dung túng cho lối sống của những trọc phú, trưởng giả học làm sang. Họ cũng có DANH nhưng phải chăng đó là những XÚ DANH. Nó khiến họ trở thành những tờ lá cải.

Những cái DANH ấy, cuộc đời đâu có cần, nó chỉ làm cho cuộc sống của những nguời dân lương thiện vốn trong lành càng thêm ô nhiễm, vẩn đục, tạo những gương rất xấu cho lớp trẻ.

Nhớ lại hai câu thơ của Tản Đà:

Dân hai lăm triệu ai nguời lớn,

Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.

xin gọi những kẻ thích nổi tiếng ấy là các “RANH NHÂN”.

6 BÌNH LUẬN

  1. Tôi chỉ biết Việt Nam có 2 ranh nhân nổi tiếng là Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ và Thi thủm Hoàng Quang Thuận. Ông Giáo làng nghĩ sao ?

    • Ông Giáo dù chỉ là” Ông Giáo Làng”nhưng những bài viết của Ông
      “Phù Thế Giáo một vài Câu Thanh Nghị”nếu các vị ,lúc tự xưng là
      “Đầy Tớ Nhân Dân”,xuất thân từ Giai Câp Công Nống .Khi khác lại khoe Viện Sĩ ,Giáo Sư ,Tiến Sĩ,biết lắng nghe,biết đối thoại với “Ông Giáo Làng”thì dân Viêt mời coHạnh Phúc thât chú không phải thứ hnạh phúc “Bánh Vẽ ” trên mọi Đơn Từ.

  2. Ông Giáo dù chỉ là” Ông Giáo Làng”nhưng những bài viết của Ông
    “Phù Thế Giáo một vài Câu Thanh Nghị”nếu các vị ,lúc tự xưng là
    “Đầy Tớ Nhân Dân”,xuất thân từ Giai Câp Công Nống .Khi khác lại khoe Viện Sĩ ,Giáo Sư ,Tiến Sĩ,biết lắng nghe,biết đối thoại với “Ông Giáo Làng”thì dân Viêt mời coHạnh Phúc thât chú không phải thứ hnạh phúc “Bánh Vẽ ” trên mọi Đơn Từ.

  3. ỞMiền Nam giới Trí Thưc không ai KHOE cùng một lúc BẰNG CẤP và CHƯC VỤ.
    Vì dụ Bộ Trưởng Y TẾ ,GIÁO SƯ ,BÁC SĨ Trần Đình Đệ
    nhưng ông chỉ dùng danh xưng GIAO SƯ trong trường Đại Học
    và danh xưng BÁC SĨ tại Bệnh Vien
    còn danh xưng BỘ TRƯỞNG khi họp Chính Phủ

  4. Quà cáp mệt lắm thầy. hehe. có ông bạn mới được phong năm ngoái hay năm kia bảo em thế

  5. Cái đất nước ko bằng ai thì mới suốt ngày thèm khát cái danh hiệu ông hoàng, bà chúa. Đâm sinh ra lắm thứ ao làng.

Trả lời NGHUYÊNVĂNOÁNH Hủy trả lời

Please enter your comment!
Please enter your name here