Trong một khách sạn năm sao có rất nhiều nhân viên. Nhiều  người suốt ngày bân rộn, dường như chẳng bao giờ họ có thời gian để nói chuyện, nhưng cũng có những người có cẻ rất  nhàn nhã.

Ông chủ của  khách sạn  là một người Do Thái thường được gọi là “nhà triết học lười biếng”. Công việc của khách sạn dù rất bận nhưng ông vẫn suốt ngày tiêu dao, tự do tự tại, chẳng làm việc gì. Khi có người cần ông giúp đỡ, ông bèn gọi người khác làm, bản thân ông chẳng hề động chân động tay.

Cuối năm, ông bảo người quản lý chọn cho ông  mười người chăm chỉ nhất và mười người lười biếng nhất.

Ông chủ cho mời mười người lười biếng nhất vào phòng làm việc của mình. Cả mười người có tên đều lo lắng, ai cũng nghĩ chắc sẽ cùng bị đuổi việc. Nhưng họ hoàn toàn bị bất ngờ khi nghe ông chủ nói với họ:

–         Xin chúc mừng các bạn, những người đã được chọn là người ưu tú nhất của  khách sạn chúng ta.

Họ không hiểu sự thể ra sao, mắt họ ngây ra nhìn nhau. Ông chủ người Do Thái mỉm cười, chậm rãi giải thích:

–         Cứ như nhiều người thì các bạn chẳng làm cái gì, rõ là rất lười biếng. Bình thường, chỉ thấy các bạn xếp bát đĩa lên bàn ăn, rồi dọn phòng của khách cho sạch sẽ… các bạn chỉ  mong làm cho hết việc, ngại đi lại, không muốn việc gì phải làm lần thứ hai. Người khác thì thấy các bạn suốt ngày nhàn rỗi, lười biếng. Nhưng tôi thì thấy các bạn đã làm việc tốt nhất, nhanh  nhất công việc của mình. Nếu nói lười thì do các bạn không muốn lãng phí công sức phải làm việc gì lần thứ hai. Còn những người được tiếng là chăm chỉ, lúc nào cũng thấy bận rộn chỉ vì một việc phải làm đi làm lại tới mấy lần, một việc làm rất nhiều động tác thừa. Bao nhiêu thời gian đã mất nhưng cũng chỉ làm được một công việc như thế, hiệu quả đâu có hơn gì?

Có người đã nói, một phát minh của thế kỷ hai mươi khiến cho con người lười biếng là cái điều khiển từ xa. Chính do cái tính lười mà cái điều khiển từ xa đã ra đời.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here