Mấy hôm nay bà con thi nhau “tổng sỉ vả” tật nói ngọng. Hình như chưa bao giờ, kể cả khi cách nay mấy năm, Hà Nội mở chiến dịch thanh toán nạn nói ngọng ở mấy huyện ngoại thành mới sáp nhập, tật nói ngọng được đem ra phân tích, và công kích một cách vừa quyết liệt, vừa hài hước như thế.

Chuyện đã rõ như ban ngày rồi, tôi cũng chẳng muốn nói thêm. Nhưng hôm nay, lại thấy ông Dương Trung Quốc lên tiếng, bênh vực người nói ngọng, coi đó là “chuyện bình thường”, coi đó là “văn hóa vùng miền” thì thật… không thể không nói. Trong bài viết này, tôi không muốn lý giải vì sao ông Quốc nói như thế mà chỉ muốn nói, ông Quốc đã nói sai.

Nhưng trước hết, cần xác định khái niệm thế nào là nói ngọng?

Rất tiếc cuốn  Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên in năm 1988 cũng như cuốn Đại từ điển Việt Nam (Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản thành phố HCM ấn hành năm 2011) đã chưa giải thích chính xác vì chỉ coi “ngọng” là “không phát âm đúng một số âm do bộ máy phát âm có tật hoặc nói chưa sõi” (Sđd, tr. 1123). Nói chưa chính xác vì khi bàn tới chuyện này, các tác giả mới chỉ quan tâm tới những trường hợp ngọng do bộ máy phát âm có khuyết tật hoặc chưa trưởng thành. Hai trường hợp cuốn Từ điển đề cập tới hoặc là không thể sửa được vì “do bộ máy phát âm” và thời gian sẽ giúp để sửa chữa nếu do “nói chưa sõi” (trẻ đang tập nói). Thực tế, còn không ít trường hợp, người ta nói “ngọng” khi lầm lẫn các từ vựng được sử dụng. Và đây mới chính là những trường hợp cần bàn tới.

Theo tôi, “ngọng”, hay nói “ngọng” hiện nay được hiểu là cách phát âm không bình thường so với cách phát âm của cộng đồng chứ không phải là phát âm không đúng chuẩn. Mỗi cộng đồng ở các địa phương khác nhau, trong phát âm có những sự thống nhất riêng, nó trở thành đặc trưng của vùng miền. Cách phát âm ấy dù có lệch chuẩn nhưng không hề gây khó khăn gì trong giao tiếp. Đó là hiện tượng người các tỉnh phía bắc khi nói không phân biệt s/x, ch/tr, d/gi/r…; người các địa phương Nam Bộ không phân biệt v/d (ở đầu, về/dzề), c/t (ở cuối: bắc/bắt), n/ng (ở cuối: năn/năng).Có thể giải thích, cách phát âm đó đã có từ ngàn xưa, còn cách phân biệt s/x, ch/tr, v/d,   … mới chỉ có từ khoảng vài ba trăm năm nay từ khi chữ Quốc ngữ ra đời. Cho nên, việc không phân biệt các phụ âm (đầu hoặc cuối) trong ngôn ngữ nói không phải là “ngọng”, đây mới thực sự là “văn hóa vùng miền” cần tôn trọng.

 Thường ngày, tật nói ngọng được biểu hiện trong hai trường hợp chủ yếu: thứ nhất, do khuyết tật bẩm sinh ở cơ quan phát âm mà thí dụ thường thấy nhất là qua hai câu: “Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông, Nó bảo nhau rằng “ấy ái uông”.

Dễ dàng thấy, “người khuyết tật” không thể phát âm các phụ âm đầu; và thứ hai, nhầm lẫn l/n, trong đó, nhầm lẫn l/n thường được nói tới nhất. Ta không nên bàn tới trường hợp đầu tiên vì đây là do khuyết tật bẩm sinh, một thiệt thòi do Tạo hóa, không thể sửa chữa.

Nhầm lẫn hai phụ âm l/n không phải là tiếng địa phương vì trước hết, hiện tượng này chỉ thấy trong phạm vi hẹp, ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (Hải Dương, Hưng Yên, …) nhưng thường chỉ thấy  ở những người ít học. Ngay từ thời thuộc Pháp, giáo dục chưa được phổ cập, những người đã cắp sách tới trường ở những địa phương này đều không “ngọng” mặc dù khi sinh ra đã “ngọng” do lớn lên trong môi trường toàn người nói “ngọng”. Nghĩa là, sống trong môi trường đó, nhưng nếu có ý thức rèn luyện của “người có học”, người “có văn hóa”, người ta vẫn có thể dễ dàng nói chính xác, và sự thật, để sửa lỗi này, con người cũng không mất công mất sức lắm. Những người “ngọng” l/n bị cười chê theo tôi không phải chỉ do lầm lẫn trong phát âm, đôi khi gây hiểu nhầm. Người ta cười chê, thậm chí giễu cợt vì bản thân người đó đã thiếu ý thức rèn luyện, một cái lỗi chẳng mấy khó khăn có thể sửa được mà không chịu sửa. Vậy thì ý thức cầu tiến, ham hiểu biết, học hỏi để ở đâu? Đó không phải chỉ là chuyện nói năng, đó còn là chuyện nhân cách.

Một học sinh nhầm lẫn l/n đã đáng trách, càng học lên các lớp trên mà chưa sửa được càng đáng trách.

Thầy giáo mà còn “ngọng” là điều các nhà trường trước đây hầu như không có, nó chỉ được sản sinh sau hơn 70 năm phát triển của giáo dục XHCN.

Một ông Bộ trưởng, lại của Bộ Giáo dục với đủ thứ bằng cấp mà vẫn “ngọng” thì sao có thể coi là chuyện bình thường? Đó là chưa kể tới chuyện từ đó, người ta có quyền nghi ngờ những tấm bằng mà “ngài” đã trưng ra.

Và không phải ngẫu nhiên khi có người đã “phán”: Đến cái l. mà còn chẳng nói đúng được thì còn làm nên trò trống gì!

19 BÌNH LUẬN

  1. Những năm 60, 70 miền Bắc, từ lớp vỡ lòng đã dạy đọc các chữ cái rất kỹ. Trò nào không phát âm đúng phải đọc đi đọc lại, cả lớp cười chê.Sau này có lẽ vấn đề luyện âm bị xem nhẹ. Nói ngọng nếu không do dị tật bẩm sinh thì chứng tỏ người đó dốt môn tập đọc.Quan điểm của ông Dương TQ nó nói ngọng là văn hoá địa phương là ngụy biện.

    • Lấy cái gì gọi là chuẩn? Ai cũng biết theo sách thì tiếng nói (một phần của ngôn ngữ) là do lao động. Nhưng đây chỉ là sách dạy. Chúng tôi thấy rằng mỗi nơi, mỗi vùng có cách thức lao động, làm ra sản phẩm khác nhau, ảnh hưởng của tự nhiên, xa hội; sinh hoạt cộng đồng, văn hóa khác nhau…do vậy ngôn ngữ khác nhau là lẽ đương nhiên. Lấy gì bảo là nói chuẩn? Miễn Bắc những năm 60 -70 thế kỷ trước bắt luyện như vậy là duy ý chí, ấu trĩ, phản tự nhiên…bắt đọc chuẩn mà giờ vẫn “ngọng” có nghĩa là đã duy ý chí. Vùng anh gọi là “làm việc”, vùng tôi gọi là “nàm việc”, cơ sở nào anh bảo tôi ngọng, chúng tôi sẽ nói ngược lại là các anh đã ngọng. Các anh luyện để thống nhất cách nói là việc làm vô bổ, không tưởng. Người ta sẽ hỏi nếu luyện được thì tại sao không bắt đồng báo Mông, Tày…hãy luyện mãi đi để nói chuẩn như sách. Ai đó nói rằng phải luyện để thống nhất ngôn ngữ tất cả các vùng giống nhau là máy móc, sách vở và thiếu hiểu biết về nguồn gốc của ngôn ngữ. Chúng tôi chỉ là bà bán hàng tiếp súc với nhiều người sống nhiều vùng khác nhau nên nghĩ như vậy.

  2. Quan điểm của mình thì nói ngọng hay là câm cũng được , nhưng phải là lãnh đạo có tâm và có tài chứ cứ miệng lưỡi nói mà không làm được gì thì chán lắm.

    • Nghe nói sắp tới, Bảng chữ cái tiếng Việt sẽ bỏ chữ L, tức nhập hai chữ cái L và N lại làm một chữ N là đủ. Tại sao? Lý do là để cho hợp chuẩn với cách phát âm (tức Nói Ngọng) của ông Bộ trưởng Bộ Dục Phùng Xuân Nhạ

  3. Lờ và Nờ rất nà phổ biến, thế lên từ bé ta cần phải tôi nuyện, lâng cao tư duy để không nhầm nẫn Lờ với Nờ!

  4. […] Ông Giáo Làng – Thầy giáo mà còn “ngọng” là điều các nhà trường trước đây hầu như không có, nó chỉ được sản sinh sau hơn 70 năm phát triển của giáo dục XHCN. Một ông Bộ trưởng, lại của Bộ Giáo dục với đủ thứ bằng cấp mà vẫn “ngọng” thì sao có thể coi là chuyện bình thường? Đó là chưa kể tới chuyện từ đó, người ta có quyền nghi ngờ những tấm bằng mà “ngài” đã trưng ra. Và không phải ngẫu nhiên khi có người đã “phán”: Đến cái l. mà còn chẳng nói đúng được thì còn làm nên trò trống gì! […]

  5. Nói ” ngọng ” là một bệnh tật có thể bẩm sinh hay hậu quả của một căn bệnh làm ảnh hưởng đến dây thần kinh khiến người bệnh không phát âm bình thường được. Khi phát âm những từ L như lỡ lầm, lạnh lùng. ..mà thành nỡ nầm, nạnh nùng và ngược lại nóng nực, nôn nao lại thành lóng lực, lôn lao thì đó là phát âm sai chớ không phải ” ngọng “. Người bị bệnh tật khi phát âm không chuẩn có thể thông cảm được còn người bình thường mà phát âm sai thì khó có thể thông cảm. Hơn thế nữa, một người có địa vị, có chức vụ khá cao trong ngành giáo dục mà phát âm sai thì không thể chấp nhận. Thử tưởng tượng, khi ông bộ trưởng nói đến 2 vị anh hùng của dân tộc là Lê Lợi và Lê Lai lại nói là Nê Nợi và Nê Nai và địa lý thì Thủ đô Hà Lội lước nũ ngập tràn v.v thì quả thật nghe rất ngô nghê và phản cảm. Vấn đề khác biệt thổ Ngữ hay địa phương Ngữ ở đâu cũng có ngay cả ở các nước tiên tiến. Tuy nhiên, những người có học hay ít học nhưng cơ hội đi đây đi đó giao lưu với nhiều người,dần dần người ta cũng tự sửa đổi cách phát âm để hoà nhập vào xã hội. Khuyết điểm nhỏ không tự khắc phục được thì làm sao giáo dục được ai.

  6. trong cuốn sách “Let’Learn English”có dạy cách phát âm (phonation)
    Cách phát âm “L”để đâu lưỡi lên trên Khẩu cai sau răng hàm trên
    hai môi mở lớn
    Cách phát âm “N”:đầu lươi để giữa hai môi ,miện ngâm.

  7. Nếu ngườ Viêt không sứa cách phat âm chữ L và N ,chũ TH và S
    thì sẽ găp khó khi học ngoai ngữ.
    Chuyện kể trước năm 1945 1ông Tây Đoan chặn 1 thuyền buôn
    hỏi chở gì ,người chủ thuyền là dân Thái Bình đáp :
    “thuyền chở toàn SÚNG thục chât chỏ THÙNG nhưng phat âm sai

  8. Thật lòng xin lỗi Ông Giáo trước.
    Khi ông viết:”cách phân biệt s/x, ch/tr, v/d, … mới chỉ có từ khoảng vài ba trăm năm nay từ khi chữ Quốc ngữ ra đời” thì tôi cho rằng ông đã vô tình hay cố tình ngụy biện.
    Việc phân biệt TR/CH, S/X , R/D, L/N đã có từ rất lâu, trước khi có chữ Quốc ngữ. Trên 80% dân ta phân biệt rõ ràng khi phát âm các chữ ấy. Riêng một vùng rộng lớn ở Nam Đồng bằng Bắc bộ không phân biệt L/N. Vùng Hà Nội và xung quanh không phân biết TR/CH, S/X, R/D.
    Chẳng có lý do khoa học nào có thể khẳng định cộng đồng không phân biệt L/N là nói ngọng, còn cộng đồng không phân biệt TR/CH,S/X, R/D thì không nói ngọng.
    Chỉ có lý do duy nhất: Tôi người Hà Nội nói thế nào chả được, và được quyền chê bai người khác, chẳng cần trên cơ sở khoa học nào cả.
    Giới ngôn ngữ học đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Họ không ầm ĩ cũng một phần e ngại cộng đồng Hà Nội gốc sẽ ném đá như đang làm với ông Quốc.Với người làm nghề văn, theo tôi, cũng nên quan tâm tìm hiểu những nghiên cứu này.
    Biết đâu, đến lúc nào đấy, Thủ đô chuyển vào Nam. Khi đó nếu anh phát âm cụm từ THẰNG TIẾN TRỌC CHỌC L. thành THẰNG TIẾN CHỌC CHỌC L.hay THẰNG TIẾN TRỌC CHỌC N.thì chắc đều bị coi là ngọng cả.
    À nhưng mà không. Dân Nam vốn rộng lượng, dung nạp tất cả văn hóa vùng miền, chẳng ai bị coi là ngọng đâu.
    Thêm một lần nữa xin lỗi Ông Giáo.

  9. chử Quốc Ngữ xủ dung mẫu tự LaTinh nên các chữ cái phãi phát âm cho dung ,nếu phát L/N sai thì khi đoc tên Ông LENIN thì người ta sẽ phat âm thành Ông NELIN

  10. Vin vào vùng miền để nguỵ biện, bào chữa cho cái sai, thói lười nhác rèn luyện phát âm thời mẫu giáo, tiểu học là thành phần ” quyết tâm lười “, nếu không muốn nói là thành phần quanh quẫn gốc tre, ao làng, không có nhiều dịp đi xa các vùng miền khác nhau để thẩm thấu lời phê bình và tiếp nhận nét văn hoá tiêu chuẩn. Người cố chấp dù có trưng văn bằng ra để khoe cũng chỉ là đối phó tình huống. Chưa thấy ai lười biếng mà học hành tử tế cả. Ngay cả ” Cái L.. Không nói được thì làm nên cơm cháo gì ” ?

  11. Nói nhưng người phát âm sai L/N ,S/X TR/CH là NÓI NGONG
    lá không Hợp LÝ .Nhưng người đó khi bắt đầi đi học không
    đươc Thầy ,Cô GIÁO dây cách PHÁT ÂM và TẬP ĐỌC.
    Người Trung Quốc không phát âm được chữ R(RỜ phải rung lưỡi)
    thành chữ L (LỜ không rung lưỡi).
    Họ đoc ROMA ( Thủ đô nước Y)thành LÔMA (người Viêt dich ra thành LA MÃ
    Ông Thủ Tướng đọc CLMV là Cờ Lờ Mờ Vờ chứ không đoc Cờ NỜ Mờ Vờ

  12. Ông bộ trưởng bộ giáo dục mà còn lẫn lộn phụ âm đầu L với N thì ngành giáo dục đừng bắt học sinh đọc đúng chính tả 2 phụ âm này nữa!

  13. Ông Giáo Làng viết hay, chí lý, sâu sắc; Giá như Nhạ bộ trưởng mà đọc được bài này thì càng hay nữa.
    Tôi đã từng có thời sống ở Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng (Các vùng “lói nẫn nộn” N/L – Hà Nội cũng có đấy).Tôi cũng đã để ý lắng nghe dân ở đó nói, và thấy rằng: Họ “lói” không hề nhầm “nẫn”, “nẫn nộn” mà phân biệt chính xác, rạch ròi giữa N và L nhưng đảo ngược. Ví dụ: “Hôm lay trong liềm vui láo lức của đất lước, chúng ta nong trọng nàm nễ kỷ liệm lăm mươi năm lăm (55 năm) ngày thành nập quân đội nhân dân Việt Lam”. Đố những người “ngoài vùng phủ sóng” nói được đoạn văn trên theo cách đảo ngược N/L, chứ không phải viết ra rồi đọc, mà viết và đọc đúng như thế cũng khó đấy.

Trả lời NGHUYÊNVĂNOÁNH Hủy trả lời

Please enter your comment!
Please enter your name here