Trước hết, phải nói ngay, tôi chẳng có liên quan gì đến cái “BOT” này. Tôi ở Hà Nội, nó ở Nam Bộ, cách nhau chắc phải tới gần 2.000 km. Trong đời, tôi có hai lần xuyên Việt bằng xe máy. Nhưng cái BOT này mới được lập ra, trong hai chuyến đi, tôi có qua Cai Lậy hay không, giờ cũng chẳng nhớ nữa.

Nhưng thấy cái trạm thu phí được đặt một cách rất là ngang ngược để thu tiền của tất cả mọi người kể cả những người không đi vào tuyến tránh, tôi dù chẳng mất đồng xu cắc bạc nào nhưng cũng rất phẫn nộ đơn giản vì người tử tế không thể thờ ơ trước sự hoành hành của cái xấu, cái ác. Chưa có ý kiến không phải vì thấy “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”,  mà vì cần chờ đợi để xem thật hư thế nào. Làm sao lại có thể tồn tại một sự phi lý như thế trong khi ở đâu, việc gì cũng có đảng lãnh đạo, nơi nào cũng đang học tập gương của Hồ Chí Minh! Lâu nay, tin đưa trên mạng xã hội (và cả truyền thông các kiểu) không ít là thất thiệt. Vội vàng tỏ chính kiến sợ rồi hối không kịp. Nhưng suốt từ tháng 8 đến giờ, không thấy ai bác bỏ những tin về sự ngông nghênh của cái trạm này, thì chắc không phải là tin vịt nữa.

Làm đường tốt, rộng rãi, êm thuận để thêm lựa chọn cho người tham gia giao thông là một việc làm tích cực, đáng hoan nghênh. Nhưng điều quan trọng là phải để cho người ta tự do lựa chọn. Ở Trung Quốc, tôi thấy người ta còn cho lái xe chọn từng đoạn đường, đi đoạn nào trả tiền đoạn ấy tính theo cây số đã đi chứ không phải trả toàn bộ số tiến cả cung đường. Ai có tiền, thích nhanh, thích sướng thì đi. Ai ít tiền hay muốn trải nghiệm đoạn đường chật hẹp, ùn tắc trong khi có nhiều thời gian thì cứ đường cũ mà dùng. Đường sắt Trung Quốc cũng vậy. Cùng với tàu siêu tốc, chạy với tốc độ 300 km/h, người ta vẫn để tồn tại đường sắt kiểu cũ, dành cho những người ít tiền và vận chuyển hàng hóa. Cái hay của người ta thì chẳng thấy học.

Mấy cái trạm BOT ở ta thường “làm thì ít (tiền) nhưng “suýt” ra nhiều”, hàng ngày thu nhiều nhưng khai ít để kéo dài thời gian thu phí (tất nhiên chúng làm như thế được vì đã “lo lót” đủ cửa). Riêng BOT Cai Lậy không chỉ thế mà rõ ràng còn thêm hành vi trấn lột, bắt mọi người đều phải nộp tiền dù không đi qua đường mà họ đã xây dựng bằng việc đặt trạm thu ở một nơi đến đứa trẻ con cũng thấy vô lý. Lối trấn lột ấy gặp sự phản ứng của công luận và anh em lái xe là điều dễ hiểu. Đồng tiền mồ hôi nước mắt, lại thường xuyên đi lại, sao có thể để chúng dễ dàng cướp đoạt. Tôi hoan nghênh và hứng thú theo dõi những “chiêu” đối phó rất “ngoạn mục”  của những người “thấp cổ bé họng”. Tôi tin các bác tài không chịu bó tay. Họ sẽ còn nhiều cách đối phó với những “mưu hèn kế bẩn” do bọn kẻ cướp nghĩ ra. Gì chứ khoản này, người bình dân Việt Nam ta vốn nổi tiếng từ xưa!

Sau 3 tháng “bày mưu tính kế”, việc cần làm là dời trạm thu phí về đúng cái nơi nó đáng tồn tại thì họ chỉ thỏa hiệp một cách rất hạn chế bằng cách giảm giá vé qua trạm. Vẫn bị phản đối, họ đem công an ra để trấn áp đã là một cách hành xử trái pháp luật. Nay họ còn dùng những kẻ thuộc lực lượng xã hội đen đe dọa những người lái xe lương thiện thì bộ mặt bất lương lại càng rõ.

Xin có một so sánh thế này: Trước nạn  bắt học thêm (thực chất là trấn lột) của những kẻ bất lương mang danh “thầy giáo”, Bộ Giáo dục chưa bao giờ dám kêu gọi phụ huynh chờ đợi. Thế mà với hành vi trấn lột ở Cai Lậy, Bộ Giao thông lại kêu gọi mọi người chấp nhận thì cái lợi mà họ được chia từ trạm BOT này không thể là nhỏ!

Ăn cướp một cách trắng trợn, lại đem cả “hệ thống chính trị” ra để bảo kê cho bọn cướp, không thể không gọi đó là bọn khốn nạn!

3 BÌNH LUẬN

  1. Một hình thức ăn cướp được bảo kê ! Rồi không biết còn bao nhiêu hình thức nữa : điện ,đường, trường , trạm 4 thứ cơ sỏ vấn chất tối thiểu mà cách đây mấy chục năm nhà nước phải lo cho dân . Nhưng nay đều có bọn ăn cướp đứng ra bao và bắt dân phải è cổ ra chịu ! Đây là mô hình một xã hội vì dân hay vì nhóm lợi ích ?

  2. Đúng là bọn khốn … “HCT đã dạy”: một đảng cầm quyền mà không sữa sai lầm là một đảng hỏng.
    Một chế độ mà sử dụng bảo kê cho bọn xã hội đen ức hiếp “ông chủ” là … chế độ HỎNG …

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here