Từ triều đại Minh Thanh Trung Quốc đã bắt đầu “bế quan toả cảng”, xu thế này  kéo dài cho tới thế kỷ 20, nhưng từ khi cải cách mở cửa, tư tưởng của người Trung Quốc đã có những thay đổi lớn, đã nhận thấy chỉ có giao lưu với các nền văn minh bên ngoài, lấy mạnh bù yếu, Trung Quốc mới có thể thực  hiện  con đường chấn hưng tổ quốc. Từ đó Trung Quốc bắt đầu  tích cực tìm cách quan hệ với các nước trên thế giới, trong đó  một bước quan trọng là gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.

 Tổ chức thương mại thế giới

      Tổ chức thương mại  thế giới (World Trade Organization, viết tắt WTO), thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1995, trụ sở đặt tại Giơnevơ (Thuỵ Sĩ). Cho đến cuối tháng 10 năm 1999, tổ chức này có tất cả 134 thành viên. Tiền thân của WTO là Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (General Agreêmnt on Tariffs and Trade, viết tắt GAAT).

Tổ chức thương mại thế giới là một tổ chức độc lập mang tính lâu dài của Liên hợp quốc, nguyên tắc và tiêu chí  cơ bản của tổ chức này  là   thông qua thực hiện mở cửa thị trường, bình đẳng và công bằng về mậu dịch, để thực hiện mục tiêu thúc đẩy thực hiện tự do hoá thị trường thế giới. Ngày 1 tháng 1 năm 1995, nó  chính thức vận hành, phụ trách việc quản lý kinh tế và trật tự mậu dịch thế giới, trụ sở đặt tại toà nhà lớn của Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch. Ngày 1 tháng 1 năm 1996, nó chính thức thay thế cơ cấu lâm thời Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch.

     Mục tiêu của tổ chức thương mại thế giới  là xây dựng một thể chế hoàn chỉnh, có hiệu lực và lâu dài trong mậu dịch đa phương để bao quát thuế quan và hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch, thành quả  của tự do hoá mậu dịch và thành quả đàm phán  trước kia, bảo hộ nguyên tắc cơ bản của thể chế mậu dịch đa phương và tăng cường mục tiêu của thể chế.

     Giống như Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch, phạm vi quản lý của Tổ chức thương mại thế giới  ngoài hàng hoá truyền thống và  xác định trong  hiệp định trước đây, còn bao gồm  từng phần  và lâu dài các lĩnh vực  quyền sở hữu trí tuệ, biện pháp đầu tư,  mậu dịch phi hàng hoá (phục vụ mậu dịch)  của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại trong khi  GAAT chỉ bao gồm mậu dịch hàng hoá thương phẩm. Tổ chức thương mại thế giới có địa vị pháp nhân, nó có tính quyền uy cao và tính hữu hiệu  trong giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên.

     Tổ chức này đã trở thành  tổ chức mậu dịch quốc tế chính thức trước pháp luật và có địa vị bình đẳng với các tổ chức quốc tế khác của Liên hợp quốc. Phạm vi chức trách của  nó ngoài  thực thi  hiệp định mậu dịch đa phương  vốn có  của tổ chức Hiệp định chung về mậu dịch và thuế quan, là  nơi  đàm phán và trở thành  một  diễn đàn, còn xem xét định kỳ chính sách mậu dịch của các thành viên và thống nhất xử lý các tranh chấp nảy sinh giữa các thành viên,  phụ trách tăng cường hợp  tác về tiền tệ và vốn giữa các tổ chức và Ngân hàng thế giới, để thực hiện tính nhất trí trong những quyết điịnh chính sách kinh tế toàn cầu.

     Cơ cấu quyền lực quyết định tối cao của Tổ chức thương mại thế giới  là Hội nghị Bộ trưởng, Hội nghị ít nhất hai năm triệu tập một lần. Tổng thư ký và Ban thư ký phụ trách  hội nghị và công việc hàng ngày của Tổ chức thương mại thế giới. Tổng thư ký có trách nhiệm về sự phát triển của mậu dịch hàng hoá, mậu dịch phi hàng hoá ( phục vụ mậu dịch) và quyền sở hữu trí tuệ. Tổng thư ký còn thẩm tra cơ cấu chính sách mậu dịch, đôn đốc các uỷ ban phụ trách khởi thảo báo cáo đánh giá  chính sách của các quốc gia. khởi thảo báo cáo đánh giá đối với Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Canada, mỗi hai năm một lần, đối với 16 nước phát triển 4 năm một lần, với các nước phát triển vừa 6 năm một lần . Toà án tối cao phụ trách  làm việc hoà  giải và trọng tài những phát sinh nảy sinh giữa các thành viên.

     Tư cách của các thành viên Tổ chức thương mại thế giới chia làm 2 loại, thành viên sáng lập và thành viên mới. Thành viên sáng lập là những nước  ký hiệp ước Hiệp định chung  về thuế quan và mậu dịch, Tổ chức thương mại thế giới khi kết nạp thành viên mới phải có  hai phần ba số Bộ trưởng tham gia biểu quyết thông qua.

 Trung Quốc gia nhập

     Để gia nhập Tổ chức thương mại thế giới Trung Quốc đã trải qua một quá trình lâu dài.

    Năm 1947, Trung Quốc đã ký văn kiện cuối cùng tại đại hội mậu dịch và việc làm Liên hợp quốc, hội nghị này đã sáng lập tổ chức GAAT. Ngày 21 tháng 4 năm 1948, Trung Quốc đã ký nghị định thư bao quát mang tính tạm thời      của GAAT. Tháng 9 năm 1982, Trung Quốc đề nghị làm quan sát viên tổ chức GAAT. Ngày 11 tháng 7 năm 1986, Trung Quốc chính thức gặp Tổng thư ký GAAT, yêu cầu khôi phục địa vị thành viên. Tháng 2 năm 1988, tổ công tác Trung Quốc tiến hành họp lần đầu tiên. Ngày 1 tháng 1 năm 1985, Tổ chức thương mại thế giới chính thức thành lập, có 134 thành viên. Nó thay bằng Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch, phụ trách quản lý và thực hiện hiệp định, phụ trách quản lý trật tự mậu dịch và kinh tế thế giới.

    Ngày 5 tháng 12 năm 1997, đại biểu các quốc gia thành viên của Tổ chức thương mại thế giới tuyên bố ở Giơnevơ, nhất trí ủng hộ Trung Quốc trước sau cũng gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Ngày 8 tháng 4 năm 1998, tổ công tác Trung Quốc dự hội nghị lần thứ 7  Tổ chức thương mại thế giới, kết thúc vào ngày 8 tháng 4 tại Giơnevơ. Chủ tịch tổ công tác phát biểu: Trung Quốc đã đề nghị được trở lại làm thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, việc đàm phán đang có nhiều tiến triển có ý nghĩa. Ngày 10 tháng 4 năm 1999, Bộ trưởng  Thạch Quảng Sinh, Bộ trưởng Bộ  Hợp tác kinh tế đối ngoại và đại diện mậu dịch Mỹ tại Oaxingtơn, thay mặt chính phủ hai nước ký “Hiệp định hợp tác nông nghiệp Trung – Mỹ”, đó là  khúc  dạo đầu cho việc Trung Quốc gia nhập WTO. Ngày 3 tháng 7 năm 2001, thứ trưởng Bộ kinh tế và mậu dịch đối ngoại, người đứng đầu trong cuộc đàm phán Trung Quốc gia nhập WTO Long Vĩnh Đồ nói những vấn đề trọng yếu trong việc Trung Quốc gia nhập WTO  đã được giải quyết.

    19 giờ 35 phút ngày 11 tháng 11 năm 2001 Bộ trưởng  bộ kinh tế và mậu dịch đối ngoại Trung Quốc Thạch Quảng Sinh tuyên bố với thế giới : Được sự uỷ thác của Thủ tướng Chu Dung Cơ, Bộ trưởng Thạch Quảng Sinh đã thay mặt nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa hoàn thành ký nghị định thư về việc Trung Quốc gia nhập WTO. Sau đó, ông đã giao cho Tổng thư ký WTO thư  của chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân ký phê chuẩn việc Trung Quốc gia nhập WTO, đến đây, việc Trung Quốc gia nhập WTO về mặt trình tự  pháp luật đã hoàn tất. Đoàn đại biểu Trung Quốc ký vào văn kiện pháp luật gia nhập Tổ chức thương mại thế giới chứng tỏ Trung Quốc đã giành được một chỗ đứng trong  sự phát triển mạnh mẽ của thế giới, trong  hệ thống mậu dịch thế giới. Nhìn lại toàn bộ quá trình 15 năm, nhờ cuộc đàm phán vô cùng gian khổ, đồng thời, nhờ sự chuyển biến của nền kinh tế trong nước  từ đóng cửa hướng tới mở cửa  hệ thống thị trường,  nó chứng tỏ người Trung Quốc đã có sự chuẩn bị tương đối đầy đủ  mở cửa đối nội và đối ngoại sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.

    Một tháng sau, căn cứ vào quy định của WTO Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới. Con đường đàm phán để gia nhập Tổ chức thương mại thế giới kéo dài 15 năm, cuồi cùng đã được đánh dấu bằng cột mốc sừng sững trong tiếng hoan hô  khi bước vào thế kỷ mới.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here