Núi Tỉnh Cương nằm ở biên giới Tương Cống, một đoạn trong dải núi La Tiêu, kéo dài 5.000 dặm, đây là nơi rộng thoáng, đẹp đẽ, khí hậu phù hợp với con người. Mây như núi, sương như biển, tùng thông xanh mướt, tiếng cuốc kêu vang xa mười dặm, cầu vồng mưa lớn … tất cả tạo thành phong cảnh tự nhiên của núi Tỉnh Cương. Trong những dặng núi cao lớn của Trung Quốc, núi Tỉnh Cương không có gì khác thường, nhưng nó có ý nghĩa đặc biệt để lưu danh vì đây là căn cứ địa cách mạng nông thôn đầu tiên do Mao Trạch Đông, người lãnh đạo quân cách mạng công nông Trung Quốc sáng lập. Tại căn cứ địa đỏ này đã thai nghén và nuôi dưỡng đường lối cách mạng lấy nông thôn bao vây thành thị, châm ngọn lửa cháy rừng rực đồng cỏ lớn.

        Mao Trạch Đông sau khởi nghĩa Thu Thu

        Ngày 30 tháng 9 năm 1927, sau khi lãnh đạo bộ đội tiến công Trường Sa trong khởi nghĩa Thu Thu không thành, Mao Trạch Đông đến thôn Tam Loan huyện Vĩnh Tân, Giang Tây, tiến hành “sửa đổi Tam Loan” nổi tiếng. Sau đó không lâu, quân khởi nghĩa đóng quân tại trấn Cổ Thành, huyện Ninh Cương, triệu tập Hội nghị mở rộng các nguyên uỷ viên. Đây là hội nghị  có ảnh hưởng to lớn, đã phân tích toàn diện  tình thế trước mắt và hoàn cảnh hiện tại, quyết định xây dựng căn cứ địa cách mạng ở núi Tỉnh Cương.

        Mấy huyện vùng núi Tỉnh Cương thời kỳ đại cách mạng  đều đã xây dựng tổ chức đảng và quân tự vệ nông dân, cơ sở quần chúng tương đối tốt; vùng đất bằng ở trên núi và khu 5 cái giếng lớn nhỏ đều có ruộng nước và nhà cửa, kinh tế nông nghiệp của các huyện xung quanh có thể cung cấp nuôi quân; ở đây cách trung tâm thành phố tương đối xa, giao  thông không thuận tiện, lực lượng thống trị Quốc dân đảng yếu kém; núi cao vòi vọi, địa thế hiểm yếu, cây rừng dày đặc, chỉ có mấy con đường nhỏ đi lại trong núi, tiến có thể đánh, thoái có thể giữ. Xét điều kiện lực lượng địch ta, đây quả là nơi dừng chân lý tưởng. Từ lâu ở đây có “Sơn đại vương”, thời nay có nông dân võ trang do Viên  Văn Tài, Vương Tá, hai tay võ lục lâm chỉ huy, có 1.560 quân,  60 tay súng. Vương Tá đóng quân tại vùng đất bằng trên núi và khu 5 cái giếng lớn nhỏ, Viên Văn Tài đóng quân ở Ninh Cương, Mao Bình, chân núi phía bắc  Tỉnh Cương,  cả hai đều có thể cùng phối hợphành động.

        Sau hội nghị Cổ Thành, xuất phát từ việc còn nghi ngờ  nông dân vũ trang ở đây có đặc điểm  trọng nghĩa khí, Mao Trạch Đông  chỉ mang theo mấy người đến thôn Đại Xương, Ninh Cương gặp Viên Văn Tài, đó là ngày 6 tháng 10. Viên Văn Tài còn e sợ, bố trí mai phục trong nhà thờ họ hơn 20 người với hơn 20 khẩu súng. Thấy Mao Trạch Đông chỉ đến cùng mấy người, ông ta đã tương đối yên tâm, những người mai phục từ đầu đến cuối đều không xuất hiện. Sau khi gặp gỡ, Mao Trạch Đông nói rõ do tỉnh uỷ Giang Tây giới thiệu nên đến tìm ông ta, khẳng định ý nghĩa  cách mạng trong hành động “cướp của nhà giàu chia cho người nghèo” của ông ta, đồng thời nói đến những khó khăn trước mắt của quân cách mạng công nông. Hai bên trò chuyện rất tâm đầu ý hợp. Mao Trạch Đông tại chỗ tuyên bố tặng cho ông ta 100 khẩu súng. Việc này hoàn toàn nằm ngoài suy nghĩ của Viên Văn Tài, khiến cho ông ta rất cảm động. Viên Văn Tài hứa  với Mao Trạch Đông nhất định mang hết sức giúp đỡ quân cách mạng công nông giải quyết những khó khăn trước mắt, còn tặng cho quân cách mạng 600 lạng bạc, đồng ý để cho quân cách mạng xây dựng bệnh viện hậu phương và đóng quân ở Mao Bình, đồng ý lên núi bàn bạc với Vương Tá.

        Ngày 13 tháng 10, Mao Trạch Đông đưa quân chủ lực  cách mạng công nông đến thôn Vĩnh Khẩu, huyện Linh, ở đây phát triển một đợt đảng viên, mở rộng điều tra xã hội. Họ được nghe những tin tức về thất bại của khởi nghĩa Nam Xương ở Quảng Đông, bỏ biện pháp chuẩn bị rút về Tương Nam, kiên điịnh chủ trương xây dựng căn cứ địa cách mạng  trong dãy núi La Tiêu. Mao Trạch Đông cùng phó  đại đội trưởng Trương Tông Tốn trò chuyện: cách mạng Trung Quốc không thể thoát ly khỏi nông dân, đấu tranh vũ trang nhất định phải kết hợp với vận động nông dân, thúc đẩy nông dân vũ trang. Sau khi đóng tại Mao Bình không lâu, quân cách mạng công nông đã chủ động mở rộng đến Vĩnh Khẩu, huyện Linh ở Hồ Nam đánh du kích, tiêu diệt quân Quốc dân địa phương, triển khai cách mạng ruộng đất, đề cao uy tín của Mao Trạch Đông và quân cách mạng  trong quân đội của Viên Văn Tài và “quân Lục lâm”. Vương Tá tin phục Viên Văn Tài. Việc Viên Văn Tài đi theo cách mạng, vào đảng đã có ảnh hưởng rất lớn tới Vương Tá. Đầu năm 1928, thắng lợi của quân cách mạng công nông đánh chiếm thành huyện Toại Xuyên đã khích lệ Vương Tá, ông ta chủ động mời Mao Trạch Đông cử cán bộ quân cách mạng  đến chỗ ông ta bàn bạc, Vương Tá dần nhận thức ra đảng cộng sản vì lợi ích chân chính của quần chúng lao khổ, đã hoàn toàn xoá bỏ được những nghi ngờ với quân cách mạng công nông, mong muốn tiếp nhận sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Tháng 2 năm 1928, căn cứ vào biểu hiện và yêu cầu của Viên Văn Tài và Vương Tá,  uỷ ban tiền phương đổi tên quân tự vệ của hai người thành quân cách mạng công nông quân đoàn 1, sư đoàn 1, trung đoàn 2 do Viên Văn Tài làm  trung đoàn trưởng, Vương  Tá làm phó trung đoàn trưởng , “quân lục lâm” đã  đi theo  con đường cách mạng.

        Việc đầu tiên sau khi đến núi Tỉnh Cương của quân cách mạng là  xây dựng đảng trong quân đội và ở địa phương; một khi chưa hình thành hạt nhân tổ chức đảng vững mạnh thì dù quân đội  nhiều, căn cứ địa  tốt nhưng lực lượng vẫn rời rạc, yếu kém, khó có thể củng cố và phát triển. Vì thế, Mao Trạch Đông coi công việc này là cơ bản nhất.

        Trong “sửa đổi Tam Loan”,  một nội dung quan trọng được đưa ra là  quân đội phải chịu sự lãnh đạo của đảng, xác định nguyên tắc “chi bộ đặt trên đại đội”. Nhưng lúc ấy, thời gian gấp rút, nhiều biện pháp còn chưa thật thiết thực. Sau khi bộ đội đến thôn Vĩnh Khẩu, huyện Linh, ngày 15 tháng 10, tại đền Hiệp Gia, Mao Trạch Đông đã chủ trì nghi thức tuyên thệ vào đảng cho 6 đảng viên mới, đảng viên ở các đại đội đều tham gia. Ông giải thích cặn kẽ ý nghĩa của lời thề khi vào đảng, sau đó để đảng viên mới giơ tay phải tuyên đọc lời thề vào đảng: “hy sinh cá nhân, nỗ lực cách mạng, đấu tranh giai cấp, phục tùng tổ chức, giữ nghiêm bí mật, không bao giờ chống đảng”. Ở trấn Đại Phần, Toại Xuyên, một đại đội cũng cử hành nghi thức tuyên thệ vào đảng. Không lâu sau, chi bộ đảng ở các đại đội đều lần lượt được thành lập, các đại đội lập tức trở  nên có linh hồn. Chi bộ giao cho đảng viên phải làm tốt 3 việc: học tập tình hình trước mắt; tìm hiểu hoàn cảnh và tư tưởng quần chúng, giúp đỡ họ giải quyết các vướng mắc; bối dưỡng và phát triển đảng viên mới. Không khí chính trị ở các đại đội dần nóng lên, số lượng đảng viên dần tăng thêm, sau khởi nghĩa Thu Thu, các mặt công tác phát triển nhanh, tỏ ra vô cùng thuận lợi.

        Đồng thời với việc xây dựng đảng trong nội bộ quân đội, Mao Trạch Đông cũng tranh thủ khôi phục và phát triển các tổ chức đảng địa phương. Các huyện gần núi Tỉnh Cương thời kỳ đại cách mạng đều đã xây dựng các tổ chức đảng. Người phụ trách các tổ chức đảng phần nhiều là học sinh từ nơi khác đến, cũng có người  từ cốt cán nông hội địa phương. Sau khi đại cách mạng thất bại, đa số các tổ chức đảng tan rã. Nhưng  không ít đảng viên vẫn kiên trì đấu tranh. Mao Trạch Đông đã dùng đảng trong quân đội giúp đỡ phát triển đảng ở địa phương. Ngay đêm hôm quân cách mạng đến đóng quân ở Mao Bình, Mao Trạch Đông đã tổ chức cuộc toạ đàm trong các đảng viên các huyện Vĩnh Tân, Ninh Cương, Liên Hoa về “chống mai phục” ở núi Tỉnh Cương. Thượng tuần tháng 11, tại Mao Bình lại triệu tập hội nghị những người vốn đã phụ trách  tổ chức đảng ở các huyện Ninh Cương, Vĩnh Tân, Liên Hoa, …. Tháng 1 năm sau, sau khi đánh chiếm Toại Xuyên, đã triệu tập             hội nghị liên tịch uỷ ban tiền phương, Vạn an và  huyện uỷ Toại Xuyên. Trong các hội nghị này, Mao Trạch Đông đã phân tích tình hình, yêu cầu mọi người trong đấu tranh chú trọng xây dựng và phát triển tổ chức đảng, ông còn điều động một số cán bộ đảng viên có kinh nghiệm công tác chính trị từ quân đội đến cơ sở nông thôn để triển khai công tác xây đựng đảng.

 Hợp quân ở núi Tỉnh Cương

       Sau khi khởi nghĩa Nam Xương thất bại, một bộ phận quân đội dưới sự lãnh đạo của Chu Đức tác chiến du kích ở Tương Nam, phát động cuộc bạo động nông dân quy mô lớn.

        Được biết Chu Đức, Trần Nghị, Vương Nhĩ Trác sau khi lãnh đạo khởi nghĩa Nam Xương lại phát động cuộc bạo động ở Tương Nam có tiếng vang, giành được thành công to lớn đang gặp sự truy kích mạnh mẽ của địch đang rút về núi Tỉnh Cương, Mao Trạch Đông lập tức cử Viên Văn Tài, Hà Trường Công chỉ huy trung đoàn 2 tiến về phía tây Tư Hưng tiếp ứng quân nông dân Tương Nam rut lui từ  huyện Xâm về, tự ông mang trung đoàn 1 tại Quế Đông, Nhữ Thành ngăn chặn cuộc truy kích của quân đội Quốc dân đảng. Ngày 20 tháng 4, ông cùng trung đoàn trưởng Trương Tử Thanh chỉ huy trung đoàn 1 chiếm được huyện thành huyện Linh, ngăn chặn địch truy kích ở Thành Tây, yểm hộ cho bộ đội của Chu Đức rút lui.

        Trước sau ngày 24 tháng 4, Mao Trạch Đông đưa trung đoàn 1 về chợ Lung, Ninh Cương, hợp quân với bộ đội của Chu Đức, Trần Nghị đã đến chợ Lung trước đó 2 ngày. Lúc ấy, Chu Đức 42 tuổi, Mao Trạch Đông 34 tuổi, từ đó mở đầu một thời kỳ dài cùng sống và chiến đấu gắn bó của họ. Gặp Chu Đức lúc đó, Mao Trạch Đông nói: “Quân Quốc dân đảng hai tỉnh Tương Cống chưa làm gì được các đồng chí”. Chu Đức nói: “Chúng tôi di chuyển được nhanh chóng cũng chính là nhờ sự giúp đỡ của các đồng chí”. Tiếp đó, tại thư viện Long Giang đã diễn ra hội nghị cán bộ hai đơn vị, xác định bộ đội hai đơn vị hợp nhất trở thành quân đoàn 4 của quân cách mạng công nông, do Chu Đức làm quân đoàn trưởng, Mao Trạch Đông làm đại biểu đảng , Trần Nghị làm đội trưởng đại  đội huấn luyện, tất cả có 6 trung đoàn. Trong đại hội đại biểu đảng quân đoàn 4 lần thứ nhất đã bầu ra quân uỷ quân đoàn, Mao Trạch Đông được bầu làm bí thư. Ở các huyện Tương Nam, Xâm Châu, Lỗi Dương, … nông dân biên chế thành 2 trung đoàn 30 và 33, sau khi về Tương Nam thì xoá phiên hiệu, quân đoàn bộ trực tiếp quản lý 4 trung đoàn, toàn bộ quân khởi nghĩa Nam Xương tổ chức thành trung đoàn 28, quân nông dân ở  Nghi Chương, Tương Nam tổ chức thành trung đoàn 29, bộ đội từ khởi nghĩa Thu Thu biên giới Tương Cống tổ chức thành trung đoàn 31, bộ đội của Viên Văn Tài, Vương Tá tổ chức thành trung đoàn 32, quân số từ hơn 1.000 người  tăng lên hơn 6.000 người, trong đó chủ lực là hai trung đoàn 28 và 31. Tháng 6, Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc quy định  quân đoàn 4 quân cách mạng công nông đổi tên thành quân đoàn 4 Hồng quân, gọi tắt là Hồng tứ quân.

        Việc hợp quân giữa bộ đội của Chu Đức, và Mao Trạch Đông là một sự kiện lớn trong lịch sử phát triển Hồng quân công nông Trung Quốc. Quân khởi nghĩa Nam Xương dưới sự lãnh đạo của Chu Đức còn lại đều là đội quân có sức chiến đấu mạnh, được hình thành trên cơ sở  đã tác chiến độc lập,         có hơn hai nghìn người, gần một nghìn tay súng, huấn luyện nghiêm túc, trang bị đầy đủ, tác chiến có kinh nghiệm. Sự có mặt của họ đã gia tăng rất nhiều sức mạnh của căn cứ địa cách mạng núi Tỉnh Cương.

        Tháng 12 năm 1928, Bành Đức Hoài đưa một bộ phận Hồng Ngũ Quân của khởi nghĩa Bình Giang đến núi Tỉnh Cương, cùng hợp quân với Hồng tứ quân do Mao Trạch Đông, Chu Đức lãnh đạo.

        Đồng thời với việc tiến hành đấu tranh cách mạng , Mao Trạch Đông đã lãnh đạo cách mạng ruộng đất ở khu vực núi Tỉnh Cương, mang lại sự thay đổi to lớn, làm chấn động nông thôn. Nó đã thay đổi chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến mấy nghìn năm, phần lớn nông dân nghèo khổ đã có ruộng đất, điều mà  cha ông họ chỉ có trong giấc mộng, ở huyện Vĩnh Tân, có một số ni cô đã xuất gia nhiều năm cũng xuống núi, lấy chồng, được chia  ruộng đất. Phần lớn nông dân nghèo khổ từ khi được chia đất, qua thực tế cuộc sống đã thấy rõ Hồng quân đúng là  đã phấn đấu vì lợi ích của họ, đã hết sức ủng hộ Hồng quân và phát triển căn cứ địa. Đây là cơ sở xã hội để căn cứ địa cách mạng núi Tỉnh Cương tồn tại và phát triển.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here