Lịch sử Trung Quốc có vô số những cuộc cải cách, trong đó có một cuộc cải cách chúng ta không thể không nói tới, đó chính là Biến pháp Mậu Tuất. Biến pháp Mậu Tuất còn được gọi là Duy Tân Mậu Tuất, đây là một cuộc vận động chính trị theo chủ nghĩa cải lương của giai cấp tư sản. Sau thất bại trong chiến tranh Giáp Ngọ, dân tộc Trung Hoa ở trong hoàn cảnh nguy cấp chưa từng thấy, phái Duy Tân mà những người đứng đầu là Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Đàm Tự Đồng, Nghiêm Phục, … đại biểu cho giai cấp tư sản và các thân sĩ Khai sáng đã tiến hành cuộc cải cách này.

 Khang Hữu Vi và “Công xa thướng thư”

     Khang Hữu Vi còn có tên là Khang Hữu Khâm, Khang Tổ Di, tên chữ là Quảng Hạ, hiệu Trường Tố, sinh ngày 5 tháng 2 năm Hàm Phong thứ 8 triều Thanh (ngày 19 tháng 3 năm 1858) ở thôn Ngân Đường (nay là thôn Ngân Hà) huyện Nam Hải, phủ Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, tên ông đã từng đứng thứ 5 trong bảng vàng tiến sĩ năm Ất Mùi. Khang Hữu Vi là một nhà nho lớn, từ tuổi thơ ấu đã đọc thi thư, bác cổ thông kim, trước tác rất nhiều, từ sớm khi du lịch trong biển cả mênh mông của văn hoá Trung Hoa đã dày công học hỏi, “Tân học nguỵ kinh chuyên” tìm tòi diện mạo nguyên sơ của  lịch sử, phản ánh trình độ uyên bác và sự cẩn trọng trong nghiên cứu của ông, đến “Đại đồng thư” sau này, ông đã kết hợp tư tưởng của một nhà nho mới với văn minh phương Tây, cải tạo xã hội hiện tại Trung Quốc, mơ ước một thế giới lý tưởng “tất cả đều no đủ”, cơ sở lý luận của  ông là “dựa vào truyền thống để thay đổi chế độ”, từ trong nền văn minh vốn có mấy nghìn năm của dân tộc Trung Hoa tìm được những giá trị mới mẻ. Thí dụ như các nhà nho trong quá khứ thường lấy câu nói của Khổng Tử :”Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi”, lý giải rằng: chỉ có thể nói nhân dân làm gì mà không thể nói tại sao nhân dân lại làm như thế. Ông bác bỏ “chính sách ngu dân” hại người và giải thích: “Dân khả, sử do chi, dân bất khả, sử tri chi” nghĩa là: “tố chất của nhân dân là tốt nhưng họ làm gì cũng tự do, tố chất của nhân dân không cao thì phải phổ cập giáo dục, khiến cho họ được mở mang trí óc” Khang Hữu Vi sau đó đã trở thành lãnh tụ tinh thần của Biến pháp Mậu Tuất, Lương Khải Siêu cũng là học trò của ông. Mùa xuân năm Quang Tự thứ 21 (1895), hơn một nghìn cử nhân 18 tỉnh tập hợp ở Bắc Kinh dự cuộc thi Hội, trong khi họ đang chờ đợi có tên trên bảng vàng thì Trung Quốc phải chịu một nỗi sỉ nhục lớn trong lịch sử. Ngày 1 tháng 7 năm Quang Tự thứ 19 (1894) cuộc chiến tranh Trung – Nhật nổ ra ở Triều Tiên (lịch sử gọi là chiến tranh Giáp Ngọ), quân Thanh vừa xung trận đã thua, quân Nhật rất nhanh chóng chiếm được bán đảo Triều Tiên, vượt sông Áp Lục, trực tiếp uy hiếp vùng đông bắc Trung Quốc; trong trận đại chiến ở Hoàng Hải, hải quân Nhật Bản đã phá huỷ phần lớn hạm đội Bắc Dương vẫn được coi là hạm đội số 1 ở châu Á. Đến tháng 10, lục quân Nhật Bản đã đổ bộ lên bán đảo Liêu Đông, chiếm Lữ Thuận, rồi đổ bộ lên Vinh Thành ở bán đảo Sơn Đông, từ đó đánh vào căn cứ của hạm đội Bắc Dương; ngày 18 tháng 1 năm sau, Uy Hải Vệ, cánh cửa của kinh đô mất, quân Nhật từ hai hướng bắc và đông nam uy hiếp Bắc Kinh. Trước tình hình ấy, triều đình nhà Thanh đành ấm ức cam chịu, chấp nhận điều ước mất quyền, nhục nước giảng hoà.  Ngày 15 tháng 4, tin truyền đến Bắc Kinh, “Điều ước giảng hoà Trung – Nhật 11 điều” tức “Điều ước Mã Quan” đã được ký.

    Lúc đó, Khang Hữu Vi và  Lương Khải Siêu, người học trò của ông cũng đang dự thi ở Bắc Kinh, ông tập hợp 1.300 người thuộc 18 tỉnh ở Tùng Quân Am để dự thảo một công trình, “xe ngựa của các cử nhân tập hợp trước Viện Đô sát dài đến 5 dặm, ở cửa Viện Điềm tắc, cử nhân Đài Loan nước mắt ràn rụa phân trần, Viện trưởng Trưởng Ấp cũng có mặt, lịch sử Trung Quốc mấy nghìn năm chưa bao giờ thấy một việc lớn như thế!”. Đây chính là việc mà lịch sử gọi là “Công xa thướng thư” (Điều trần của các cử nhân).

    Công xa thướng thư là do Khang Hữu Vi viết, với thái độ thiết tha, chân thành, ông tha thiết xin Hoàng đế Quang Tự nhanh chóng hạ ba chiếu để cứu nguy cho đất nước. Thứ nhất là chiếu trị tội, trách tội yếu hèn đã ăn sâu thành căn bệnh, khích lệ mọi người cùng nhau giữ lấy quốc sỉ; thứ hai là chiếu trừng phạt,nghiêm trị những kẻ không biết lo toan gìn giữ, lại cắt đất làm nhục nước cho mọi người hả giận; thứ ba hạ chiếu cầu hiền tài. Không cần điều kiện gì, cứ có tài là dùng, người được đặc cách trọng dụng tất sẽ mang hết sức báo đền ơn vua. Khang Hữu Vi căn cứ vào hiện thực giả dối đương thời đề xuất cụ thể mưu lược gần xa có thể thực hiện, chủ trương thoát khỏi nguy cơ Bắc Kinh bị cô lập đang tiềm ẩn, lập tức dời đô về Tây An, trong lòng của nước Trung Hoa cùng quân Nhật chiến đầu đến cùng. Với khí phách của núi sông, ông viết: “Bách chiến bách bại, bờ biển mất dần, không rửa nỗi nhục, quyết không nghị hoà”; lại dùng 200 triệu lượng tiền bồi thường làm quân phí mua mười vạn súng và pháo bắn khí độc của nước Anh”; đề nghị đưa dũng tướng Lý Bỉnh Hoành cùng mười người tài khác, không cần phải huấn luyện kỹ càng, làm tiên phong; ra lệnh cho các châu huyện tiến cử kẻ sĩ khảng khái hiểu việc quân, mười người chọn lấy một; lại sang quần đảo Nam Dương có bốn triệu kiều bào “tuy kinh doanh chưa kết quả nhưng đều thấy nỗi nhục mất quân cắt đất vì ngoại bang”, có thể trở về báo thù cho đất nước. Khang Hữu Vi lại viết: “Hiện nay có đến mười nước nhòm ngó, cục diện bốn nghìn năm đã thay đổi, không thể cai trị nước theo cách cũ”.

    Ông còn đề xuất ba biện pháp để chấn hưng Trung Quốc bền vững lâu dài. Thứ nhất là làm giàu đất nước: một là in tiền (mở thị trường tiền tệ  ngân hàng); hai là đường sắt (phát triển giao thông vận tải hiện đại); ba là cơ khí tàu thuỷ (nâng đỡ nghề chế tạo cơ khí dân tộc); bốn là khai mỏ (thăm dò khai thác tài nguyên); năm là đúc bạc (thống nhất tiền tệ quốc gia, quản lýngoại hối); sáu là bưu chính (xây dựng hệ thống thông tin liên lạc nhanh chóng). Thứ hai là phép dưỡng dân: một là chú trọng  nghề nông (dùng nghề nông để xây đựng đất nước, đem khoa học giáo dục chấn hưng nghề nông; hai là khuyến công (nghiên cứu chế tạo, khen thưởng phát minh); ba là khuyến khích thương mại ( giảm thuế, ưu đãi khuyến khích công thương); bốn là thương người nghèo (di dân khai khẩn, chăm lo người già, nuôi dưỡng người tàn tật). Thứ ba là phép dạy dân: một là phổ cập giáo dục (cưỡng chế phổ cập giáo dục toàn dân). Ông còn viết: “Các nước Thái Tây sở dĩ giàu mạnh không phải vì nhiều  súng lắm quân mà do họ ra sức khuyến khích học tập. Dân giàu tài trí tất là đất nước mạnh, kẻ sĩ tài trí ít thì nước yếu. Phàm là trẻ con cứ 7 tuổi là phải đi học, nếu trốn học cha mẹ phải chịu tội; hai là cải cách khoa cử (bỏ lối học bát cổ, chú trọng khoa học kỹ thuật); ba là mở mang báo chí (tự do đưa tin tức) “trước mắt mở các tờ báo, thông báo tin tức, sửa sang phong tục, cả văn chương lẫn khoa học, mở rộng việc bàn luận mọi việc; bốn là thiết lập đạo học (bắt chước Giáo hội  Cơ đốc, xây dựng Viện tu dưỡng văn hoá đạo đức: Khổng miếu), ở trong nước nay lập một khoa Đạo giáo giảng dạy đạo Nho, người sáng lập là Khổng Tử, bất luận tư cách ra sao, chỉ cần chính lễ, có mục đích phục vụ cho nước, được lựa chọn qua học hành nghiêm túc. Ở nước ngoài, cử các nhà nho nổi tiếng giống như giáo sĩ đạo Cơ đốc truyền  đạo ra toàn thế giới, quảng bá văn hoá ưu tú tiên tiến của Trung Hoa, cạnh tranh với rừng văn minh của các dân tộc trên thế giới. Cuối cùng ông kiến nghị nhà vua phải dựa vào cái gốc để giải quyết vấn đề, phải tiến hành “cải cách quan chế”, phế bỏ quan lại nhũng lạm, bồi dưỡng nhân tài, ban chiếu khắp trong ngoài nước, thu góp người tâm huyết, lệnh cho các quan huyện cử những người hiền tài, mười vạn hộ cử được một người, chiếu thư từ trên xuống tới dân gian, mọi việc đều do các cấp “nghị lang” thảo luậnquyết định, giám sát và đôn đốc các phủ huyện thi hành.

    Tuy Công xa thướng thư chưa đạt được kết quả như dự kiến nhưng nó đã tác động mạnh đến vua Quang Tự, người đứng đầu bộ máy quan liêu, khiến họ hiểu được Biến pháp Duy Tân; thông qua Công xa thướng thư, tên tuổi của Khang Hữu Vi ngày càng lớn, là điều kiện để sáng tạo Biến pháp Mậu Ngọ sau này.

 Duy tân một trăm ngày rồi thất bại

      Giữa năm Mậu Ngọ, việc cô lập Trung Quốc của các nước đế quốc tới đỉnh cao. Năm Quang Tự thứ 22, Đức mượn cớ hai giáo sĩ truyền đạo bị giết, đột nhiên mang quân chiếm Giao Châu Loan, lại vô lý yêu cầu tô giới ở đây. Ngày 11 tháng 2 năm Mậu Ngọ, Nga lại yêu cầu triều đình nhà Thanh nhường hai cảng Đại Liên và Lữ Thuận trong 25 năm. Thật đáng buồn, trước những yêu cầu hèn hạ và vô liêm sỉ như thế, triều đình nhà Thanh thối nát bất lực vẫn đáp ứng. Chẳng bao lâu, các nước lớn phương Tây tiếp tục có những đòi hỏi ngang ngược: Pháp yêu cầu nhượng Quảng Châu 99 năm, đưa Ma Trảo Thân vào Việt Quế; nước Anh yêu cầu tiếp tục mượn bán đảo Cửu Long 99 năm, lại vô cớ ép Nhật Bản rút khỏi Uy Hải Vệ; Nhật Bản nhòm ngó tỉnh Phúc Kiến, Nga tham lam muốn chiếm Mãn Châu, Nội Mông, Tân Cương. Lúc này, dân tộc Trung Hoa yêu quý đang đứng bên bờ của sự diệt vong. Trong hoàn cảnh ấy,Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Đàm Tự Đồng, Nghiêm Phục và những người thuộc phái Duy Tân nối tiếp nhau đến Bắc Kinh, Thượng Hải, Trường Sa, Thiên Tân … tổ chức học hội, xuất bản sách báo, xây dựng trường học, tuyên truyền Biến pháp Duy Tân, giới thiệu văn hoá giai cấp tư sản phương Tây. Lúc đó, “Thời vụ báo” của Thượng Hải  và “Quốc văn báo” của Thiên Tân có vị trí lãnh đạo trong dư luận từ bắc xuống nam. Thời vụ học đường của Trường Sa rất nổi tiếng. Phái Duy Tân thông qua cuộc tranh luận với phái bảo thủ đã tuyên truyền muốn cứu nước phải có những thay đổi về tư tưởng, tuyên truyền học tập nước ngoài, chấn hưng quyền của dân, thực hành quan điểm chính trị quân chủ lập hiến. Thế là yêu cầu dân quyền, phát triển cuộc vận động Duy Tân của giai cấp tư sản đã được triển khai trong cả nước.

    Ngày 11 tháng 6 năm 1898 (năm Quang Tự thứ 24, nông lịch là năm Mậu Ngọ), Hoàng đế Quang Tự ban bố chiếu thư “Minh định quốc thị chiếu”, thực hiện Biến pháp, sử gọi là “Biến pháp Mậu Ngọ”. Từ ngày này đến ngày 21 tháng 9, Hoàng đế Quang Tự dựa vào những kiến nghị của phái Duy Tân Khang Hữu Vi ban bố một số các chiếu lệnh biến pháp bỏ cũ thay mới. Về kinh tế: thiết lập tổng cục  nông công thương, cổ vũ dân chúng làm những việc hữu ích; thành lập Tổng cục khoáng sản và đường sắt, sửa chữa và đặt thêm đường sắt, khai khẩn khoáng sản; mở cục Bưu chính, bỏ các dịch trạm; cải cách tài chính, biên chế dự toán, quyết toán quốc gia. Về chính trị: cho phép quan dân được điều trần, quan lại các cấp không được cản trở; cho phép sáng lập các toà báo, học hội, cho ngôn luận trong phạm vi nhất định, tự do xuất bản, bỏ cơ cấu chọn lựa nhưng không sử dụng, đào thải các viên chức nhũng lạm. Về văn hoá giáo dục: cải cách chế độ khoa cử, bỏ văn bác cổ, khen thưởng các trước tác khoa học và phát minh; tại Bắc Kinh, thiết lập Kinh sư đại học đường; xây dựngCục dịch sách phiên dịch các sách báo nước ngoài. Về quân sự, giảm bớt quân đội kiểu cũ, huấn luyện hải lục không quân kiểu mới, tăng cường quốc phòng, v.v.. những thay đổi này có lợi cho việc phát triển chủ nghĩa tư bản và truyền bá khoa học  kỹ thuật phương Tây ở Trung Quốc, có lợi cho giai cấp tư sản và phần tử trí thức tham gia chính quyền.

    Sau khi “Duy Tân trăm ngày” bắt đầu,phái bảo thủ trong chính phủ Thanh không thể để yên cho vận động Duy Tân phát triển. Có người dâng thư lên Từ Hy Thái hậu yêu cầu giết Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu; Dịch Nghi, Lý Liên Anh quỳ xin Thái hậu “buông rèm nhiếp chính”. Ngự sử Dương Tông Y nhiều lần đến Thiên Tân cùng Vinh Lộc bàn kín, thậm chí trong ngoài cung đinh còn loan tin phế truất Quang Tự, lập vua khác. Trung tuần tháng 9, Quang Tự mấy lần mật chiếu cho phái Duy Tân bàn bạc tìm cách đối phó, nhưng phái Duy tân không có thựcquyền, bó tay không có cách gì, chỉ kiến nghị với vua Quang Tự trọng dụng Viên Thế Khải để đối phó với Vinh Lộc. Ngày 16, 17, vua Quang Tự hai lần gặp Viên Thế Khải, giao cho chức Thị lang; đêm ngày 18 Đàm Tự Đồng bí mật đến thăm Viên Thế Khải, khuyên Viên Thế Khải giết Vinh Lộc đem quân cứu vua. Sau việc này, Đàm Tự Đồng bị Viên Thế Khải bán đứng.

    Sáng sớm ngày 21 tháng 9 năm 1898, Từ Hy Thái hậu bất ngờ từ Di Hoà viên đến Tử Cấm thành, vào thẳng buồng ngủ của vua Quang Tự, bắt vua Quang Tự giam ở Doanh đài Trung Nam Hải, sau đó ban bố “Huấn chính” chiếu thư, “Chính biến Mậu Ngọ” thành công. Sau Chính biến Mậu Ngọ, Từ Hy Thái hậu hạ lệnh bắt giết Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu đã bỏ trốn, bắt Đàm Tự Đồng, Dương Thâm Tú, Lâm Húc, Dương Nhuệ, Lưu Quang Đệ, Khang Quảng Nhân, Từ Chí Tĩnh, Trương Âm Hoàn và một số người khác. Ngày 28 tháng 9, ở Bách Thị Khẩu  Bắc Kinh, Đàm Tự Đồng cùng 6 người nữa bị giết hại; Từ Chính Tĩnh bị xử tù chung thân; Trương Âm Hoàn bị đày đi Tân Cương. Thực hiện chính sách mới, ngoài Kinh sư đại học đường được mở cửa 7 tháng, toàn bộ đều bị đóng cửa. Biến pháp Mậu Tuất thất bại.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here