Cuộc chiến tranh của triều đình nhà Thanh với Duy Cát Nhĩ có quan hệ tới vấn đề thống nhất Tân Cương, Thanh Hải, Tây Tạng, Mông Cổ. Kết quả thắng lợi của cuộc chiến tranh này đã giúp  quyền lực của triều đình nhà Thanh ở những vùng đất này được  củng cố. Điều đáng chú ý ở đây là, thủ lĩnh của  Duy Cát Nhĩ từ  Cát Nhĩ Đan đến Sách Vong A La Bố Thản, Cát Nhĩ Đan Linh, A Mục Nhĩ Táp Nạp, đều có mối liên hệ mật thiết với Nga La Tư, được sự xúi giục và ủng hộ của Nga La Tư. Do đó, cuộc chiến tranh với Duy Cát Nhĩ có ý nghĩa tích cực trong việc bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền của đất nước.

 Cát Nhĩ Đan và vua Khang Hy

 Cuối đời Minh đầu đời Thanh, tộc Mông Cổ ở phía bắc Trung Quốc chia làm ba bộ tộc lớn: Mạc Nam Mông Cổ ở khu vực nội Mông Cổ ngày nay, Mạc Bắc Ca Nhĩ Ca Mông Cổ ở thảo nguyên ngoại Mông Cổ và Mặc Tây Ach Lỗ  Đặc Mông Cổ  là du mục ở phía bắc dãy núi Thiên Sơn. Ach Lỗ Đặc còn gọi là Vệ La Đặc lại chia làm 4 nhóm,  Hoà Thạc Đặc (du mục ở khu vực nay là Tân Cương Điểu Lỗ Mộc Tề), Duy Cát Nhĩ (du mục nay ở lưu vực sông Y Lê), Thổ Nhĩ Bộ Đặc (du mục ở nay là khu vực Tháp Thành Tân Cương), Đỗ Nhĩ Bá Đặc (du mục ở nay là  lưu vực sông Ngạch Nhĩ Tề Tư). Trong 4 nhóm này, Duy Cát Nhĩ là bộ tộc có thế lực mạnh nhất, trước sau đã chiếm được  cả  đất chăn thả của Thổ Nhĩ Bộ Đặc và Hoà Thạc, buộc người Thổ Nhĩ  Bộ Đặc phải chuyển đến  lưu vực sông Ngạch Tề Lặc (nay là sông Phục Nhĩ Gia), người Hoà Đặc Thạc phải di dân đến Thanh Hải. Sau khi Cát Nhĩ Đan lên ngôi lại thôn tính luôn cả Đỗ Nhĩ Bá Đặc và  Huy Đặc vốn lệ thuộc vào Đỗ Nhĩ Bá Đặc ở bên trong vùng Tân Cương, chiếm cả  Hoà Đặc Thạc ở Thanh Hải, rồi chiếm cả Chư Thành nơi tụ cư của  bộ tộc Duy Ngô Nhĩ ở Nam Tân Cương. Thế lực của Duy Cát Nhĩ không ngừng được mở rộng, Cát Nhĩ Đan có dã tâm chia cắt để cát cứ và bành trướng. Lúc đó cũng là thời kỳ Sa Hoàng nước Nga  đang ngông cuồng  bành trướng ra bên ngoài, để đạt được mục đích tội ác xâm lược vùng  biên giới phía tây bắc của Trung Quốc,  nước Nga đã  tiến hành lôi kéo và dụ dỗ Cát Nhĩ Đan. Cuối  năm thứ 26 đời vua Khang Hy (1687), Nga Sa hoàng tham gia vào đoàn đại biểu toàn quyền Qua Lạc Văn đàm pghán về vấn đề biên giới Trung Nga, tại Quân Nhĩ Khố Từ Khắc Truyền Môn đã tiếp kiến đại biểu của  Cát Nhĩ Đan, âm mưu kích động Cát Nhĩ Đan nổi loạn, ủng hộ ông ta tiến công  Ca Nhĩ Ca Mông Cổ. Được sự xúi giục của  Sa hoàng nước Nga, Cát Nhĩ Đan cuối cùng đem quân tiến công Ca Nhĩ Ca Mông Cổ, phát động một cuộc nổi loạn chia cắt đất nước.

  Dã tâm của Cát Nhĩ Đan      là      không ngừng tiến về phía đông, muốn thôn tính Ca Nhĩ Ca Mông Cổ và chống lại  triều đình nhà Thanh. Năm Khang Hy thứ 27 (1688), Cát Nhĩ Đan đưa quân vượt núi Hàng Ái, đột kích bộ tộc Thổ Xạ Đồ Hãn, bộ lạc Thổ Xạ Đồ Hãn không phòng bị, Thương hoàng bỏ chạy, Cát Nhĩ Đan đánh xe của  Thần Hãn và  Trát Sa Khắc Đồ Hãn, lại cướp được  toạ trướng của Đại Lạt Ma  Triết Bố Tôn Đan Ba Hô Đồ Khắc Đồ, toàn bộ bộ tộc Ca Nhĩ Ca bị chà đạp. Lúc đó, người Ca Nhĩ Ca  bị  áp bức, muốn lên phía bắc đầu hàng  Nga La Tư. Nhưng do phong tục, tập quán khác nhau, Đại Lạt Ma  Triết Bố Tôn Đan Ba Hô Đồ Khắc Đồ nói: “, Đời tôi đã nhận rất nhiều từ ân của thiên triều, nếu có đem quân đầu hàng Nga La Tư, thì Nga La Tư không thờ Phật, tín ngưỡng khác nhau, lời nói, áo quần cũng khác, muốn có kế yên ổn lâu dài, không nên đi tất cả, quay về thành tâm với đại hoàng đế, chắc là giữ được cái phúc vạn năm.” Vì thế, mười vạn người Ca Nhĩ Ca  lại đi về phía nam, quy thuận thiên triều. Vua Khang Hy một mặt cho họ  yên ổn với nghề du mục ở  vùng thảo nguyên phía bắc nội Mông Cổ, một mặt lệnh cho Cát Nhĩ Đan lui binh  quay về vùng đất của  Ca Nhĩ Ca. Nhưng Cát Nhĩ Đan được sự ủng hộ của  Nga La Tư, có chỗ dựa  nên coi thường lời cảnh cáo, thừa thế tiến về phía đông, năm Khang Hy thứ 29 (1690), với danh nghĩa đuổi Ca Nhĩ Ca, xâm lược Nội Mông Cổ, lại còn công nhiên nói với vua Khang Hy yêu cầu chia cắt ngang ngược .“Thánh thượng ở phía nam, ta ở phía bắc” . Để bảo vệ sự thống nhất của đất nước, vua Khang Hy đã quyết định đem quân trấn áp Cát Nhĩ Đan.

    Kế hoạch của vua Khang Hy là chia quân làm hai đường : bên trái xuất quân từ cửa Cổ Bắc (nay là phía nam Loan Bình, Hà Bắc), cánh quân bên phải xuất quân qua cửa Hỷ Phong, nay là tây nam Khoan Thành, Hà Bắc), hai cánh vu hồi bắc tiến, tiêu diệt quân Cát Nhĩ Đan ở khu vực Điều Châu Mục Tấm. Vua Khang Hy thân đến đồn  Bác Lạc Hoà ( nay là Chinh Lam Kỳ Nam nội Mông Cổ) chỉ huy. Đồng thời lại lệnh cho tướng quân Thịnh Kinh (trị sở nay là Thẩm Dương, Liêu Ninh), tướng quân Cát Lâm (trị sở nay là thành phố Cát Lâm), mang toàn bộ binh lực tiến về phía tây sông Tây Lưu, sông Đào Nhi hợp quân cùng với  quân của  Khoa Nhĩ Tấm Mông Cổ, hiệp đồng tác chiến, cánh quân bên phải tiến về hướng bắc đến Điều Châu Mục Tấm thì gặp quân Cát Nhĩ Đan, giao chiến gặp bất lợi nên rút về phía nam. Cát Nhĩ Đan thừa thế đuổi theo, vượt qua sông Sa La Mộc Luân, tiến đến Điểu Lan Bố Thông. Quân Thanh cũng tiến đến phía nam Điểu Lan Bố Thông, vua Khang Hy vội ra lệnh cánh quân phía hữu dừng lại, cùng cánh quân phía tả hợp nhất đánh Cát Nhĩ Đan ở Điểu Lan Bố Thông, lại cử một cánh quân tiến về Hoá Thành (nay là  Hô Hoà Khiết Đặc Mông Cổ) đánh chặn quân Cát Nhĩ Đan.

    Điểu Lan Bố Thông ở về phía tây  Khắc Thập Khắc  Đằng Kỳ (nay là  tây nam Ông Ngưu Đặc Kỳ Mông Cổ). Vùng đất này phía bắc dựa vào núi, phía nam có sông Cao Lương (chi lưu của thượng lưu sông Sa La Mộc Luân), địa thế hiểm yếu. Cát Nhĩ Đan bố trí trận địa dựa vào núi nhìn ra sông, bắt hơn vạn con lạc đà trói lại, trên lưng mang hòm gỗ cùng với chăn ẩm,  nối tiếp nhau thành một phòng tuyến, gọi là “thành lạc đà”, lệnh cho thổ binh trú cả ở bên trong, dựa vào đó mà bắn ra ngoài. Quân Thanh bố trí hoả khí ở phía trước, bộ binh và kỵ binh ở phía sau, trận địa bên này sông. Một buổi trưa đầu tháng 8, bắt đầu giao chiến.

     Quân Thanh bắt đầu tập trung  hoả lực của súng và pháo bắn mãnh liệt vào “trận lạc đà” từ trưa đến tận xế chiều “trận lạc đà” bị vỡ, quân Thanh  vượt sông tiến công, để bộ binh đánh vỗ mặt, kỵ binh từ cánh tả đánh vu hồi, Cát Nhĩ Đan đại bại, Thương hoàng bỏ cả quân rút về núi. Hôm sau, Cát Nhĩ Đan cho sứ đến gặp quân Thanh xin hoà, đêm ấy vượt sông Sa La Mộc Luân bỏ trốn chạy về Khoa Bố Đa (nay  là Cát Nhĩ Cát Lương Đồ Mông Cổ) quân số chỉ còn khoảng nghìn người.

     Sau khi Cát Nhĩ Đan thất bại ở Điểu Lan Bố Thông,  chiếm Khoa Bố Đa, tập hợp tàn quân, chấn chỉnh mọi mặt để đánh tiếp. Hắn một mặt cử người  đi  Sa Nga, hòng đượ sự ủng hộ về quân sự; một mặt xúi giục bọn  Khoa Nhĩ Tấm ở Mông Cổ nổi  loạn, giết hại quan lại của chính phủ Thanh, không ngừng quấy rối khu vực biên giới.

    Nhằm đúng vào lúc quân Cát Nhĩ Đan đang còn lộn xộn,  chính phủ Thanh mang quân  đã được  chuẩn bị đầy đủ, chủ yếu triển khai đánh về chính trị mong  dùng chính trị giải quyết.

Tháng 5 năm  1695, được  Sa Nga xúi giục và ủng hộ, Cát Nhĩ Đan mang ba vạn quân kỵ tiến về phía đông, đến Ba Nhạn Điểu Lan, châm ngọn lửa phản loạn. Tháng 2 năm 1696, vua Khang Hy đem mười vạn quân, chia làm ba đường : đường phía đông do Hắc Long Giang tướng quân Sa Bố Tố mang quân đội  ba tỉnh phía đông vượt núi Hưng An qua sông Khắc Lỗ Luân; đường phía tây do  Phủ viễn đại tướng quân Phí Dương Cổ mang quân Thiểm Tây, Cam Túc từ bắc Ninh Hạ vượt sa mạc    tiến về phía bắc; ở giữa làm chủ lực do vua Khang Hy đích thân chỉ huy, qua cửa  Độc Thạch, đến thẳng sông Khắc Lỗ Luân cùng hai phía đông tây hiệp đồng tác chiến.

 Cát Nhĩ Đan được tin vua Khang Hy trực tiếp mang quân vượt sông Khắc Bố Luân, không dám nghênh chiến, bỏ hết lều trại, khí giới, lợi dụng đêm tối mà chạy. Khi quân Thanh tiến đến Ba Nhan Điểu Lan, không còn một tên nào. Vua Khang Hy để bắt được quân chủ lực của Cát Nhĩ Đan, một mặt lệnh cho tổng binh Nhạc Thăng Long, Mã Tiến, Bạch Bân, mang quân đuổi theo quân Cát Nhĩ Đan, một mặt mật lệnh  cho cánh quân phía tây  thống sứ Phí Dương Cổ chặn  không cho quân Cát Nhĩ Đan chạy thoát. Ngày 13 tháng 5, cánh quân phía tây tại Chiêu Mạc Đa (nay là Tông Mạc Đức phía nam của Điểu Lan Ba Thác, Mông Cổ) đã gặp quân Cát Nhĩ Đan, hai bên chiến đấu đẫm máu. Quân Thanh không quản xương máu, từ trưa đến chiều, đánh quân Cát Nhĩ Đan đại bại, giết chết hơn 3.000 tên. Vợ của  Cát Nhĩ Đan cũng bị đạn bắn chết. Trận chiến đấu ở Chiêu Mạc Đa về cơ bản đã tiêu diệt được lực lượng  của Cát Nhĩ Đan, quân Thanh giành được thắng lợi có tính quyết định trong cuộc chiến tranh chống phản loạn.

Sau khi thất bại, Cát Nhĩ Đan đem tàn quân đến lưu vực sông Tháp Mễ Nhĩ trở thành một bọn phỉ đến ngày cùng đường.  Nhưng chúng vẫn còn ngoan cố, không chấp nhận việc chiêu hàng của chính phủ Thanh tiếp tục con đường làm loạn chia rẽ đất nước dù đang  chờ ngày hấp hối.

Để tiêu diệt toàn bộ thế lực Cát Nhĩ Đan, vua Khang Hy cho rằng phải nhân thời cơ chúng vừa thất bại,  đánh vào tận sào huyệt mới có thể thực hiện “kế vạn năm”. Tháng 2 năm 1697, vua Khang Hy tiến hành cuộc tiến công lần thứ 3 chống bọn phản loạn, Ông lệnh cho Phí Dương Cổ, Mã Ân Háp mang tất cả 6.000 quân xuất phát từ Ninh Hạ, đánh dẹp tàn quân của Cáp Nhĩ Đan. Tháng 4, vua Khang Hy đến Ninh Hạ trực tiếp chỉ huy cuộc tấn công quân sự này.

Trong lúc quân Thanh tiến công, tập đoàn Cáp Nhĩ Đan bắt đầu tan rã, nội bộ chia rẽ, quân đội chỉ còn năm sáu trăm người, Cát Nhĩ Đan đã thành “cô gia goá phụ”. Trong cuộc đánh dẹp của quân Thanh, Cáp Nhĩ Đan không còn con đường nào khác đành phải tự sát. Thế là, cuộc phản loạn chia rẽ dân tộc của Cáp Nhĩ Đan được sự ủng hộ của Sa Nga đã bị  chính phủ  Thanh dẹp yên.

 Bình định Duy Cát Nhĩ

     Sau khi Cáp Nhĩ Đan chết, Sách Vong A La Bố Thản trở thành kẻ thống trị của bộ tộc Duy Cát Nhĩ. Địa vị thống trị của ông ta không ngừng được củng cố và mở rộng, từ đó nảy sinh dã tâm chia cắt cát cứ. Sa hoàng nước Nga cũng tích cực ủng hộ cuộc phản loạn. Sách Phong A La Bố Thản được sự ủng hộ của Sa hoàng nước Nga  không ngừng tập kích vào vùng Khoa Bố La, Ba Lý Khôn (nay là Ba Lý Khôn Tân Cương) do quân Thanh đóng giữ, bí mật  dò la  tình hình quân sự ở  những thị trấn quan trọng, lại đưa quân đánh vào Tây Tạng, tiến hành những hoạt động chia rẽ làm rối loạn. Vua Khang Hy đã kịp thời đưa quân vào Tây Tạng phối hợp với quân tại đây tiến hành vây quét, đuổi bọn phản loạn  Sách Vong A La Bố  ra khỏi Tây Tạng. Sau khi vua Khang Hy mất, vua Ung Chính tiếp tục kiên trì đấu tranh bình định thế lực quý tộc cát cứ Duy Cát Nhĩ. Cuối năm Ung Chính thứ 5 (1727) Sách Vong A La Bố Thản chết, một người con  khác của Cát Nhĩ Đan Sách Linh kế vị, lại được sự ủng hộ của Sa hoàng nước Nga, tiếp tục tiến hành những hoạt động phản loạn. Từ sau năm Ung Chính thứ 6, triều Thanh đã nhiều lần đưa quân đánh dẹp quân phản loạn Cát Nhĩ Đan Sách Linh.

Tháng 7 năm Ung Chính thứ 10 (1732), Cát Nhĩ Đan Sách Linh đem quân tập kích đồn quân Thanh ở sông Tháp Bán Nhĩ. Đầu tháng 8, quân Thanh mang 3 vạn quân tinh nhuệ tập kích doanh trại, quân Duy Cát Nhĩ bỏ chạy. Quân Thanh thừa thắng đuổi theo, tiêu diệt  phần lớn ở gần chùa Quang Hiển( nay là thượng lưu sông Ngạc Nhĩ Hỗn, thuộc Cộng hoà Mông Cổ), Cát Nhĩ Đan Sách Linh buộc phải đầu hàng.

Năm Càn Long thứ 10 (1745), bộ tộc Duy Cát Nhĩ có nội loạn, Đạt Ngẫu Tề giành được Hãn vị. Tháng 2 năm Càn Long thứ 20 (1755), nhà vua đưa 5 vạn quân đến Y Lê, Đạt Ngẫu Tề không đề phòng, thua trận bị bắt làm tù binh. Không lâu sau, A Mục Nhĩ  Tát Nạp quy hàng triều đình nhà Thanh, dã tâm thống trị bốn bộ tộc Ách Lỗ Đặc Mông Cổ chưa thể thực hiện, liền tập hợp quân làm phản.

Mùa xuân năm Càn Long thứ 22 (1757), triều đình nhà Thanh đưa quân  từ Ba Lý  Khôn tiến công, quân phản loạn thua trận, A Lý Khôn Tát Nạp chạy sang Nga rồi ốm mà chết. Cuộc chiến tranh chống quân quý tộc phản loạn chia cắt Duy Cát Nhĩ đến đây là thắng lợi.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here