Các nhà truyền giáo phương Tây đến Trung Hoa đã làm gia tăng ảnh hưởng về chính trị, kinh tế và văn hoá đến triều đại Minh, Thanh của Trung Quốc. Trước chiến tranh Nha phiến, các nhà truyền giáo phương Tây  đến Trung Hoa để truyền bá khoa học kỹ thuật tiên tiến, đồng thời giới thiệu văn minh  Trung Quốc với phương Tây. Sau chiến tranh Nha phiến, họ trở thành những kẻ đồng loã với bọn xâm lược phương Tây.

 

Mateo Ricci, nhà truyền giáo phương Tây đầu tiên đến Trung Hoa

     Năm 1560, Hội Da Tô Ba Lê đã cử giáo sĩ  phương Tây  đầu tiên đến Trung Hoa . Họ truyền bá văn hoá phương Tây cùng với việc tham gia vào công việc chính trị của Trung Quốc. Trong khoảng thời gian từ 1522 đến 1800, đã có hơn 780 nhà truyền giáo phương Tây đến Trung Hoa, phần lớn là người Bồ Đào Nha. Năm Khang Hy thứ 19, số người theo đạo Da Tô đã tới trên 30 vạn. Mục đích chủ yếu của các nhà truyền giáo phương Tây khi đến Trung Hoa là để truyền bá đạo Cơ Đốc, nhưng họ cũng hiểu sâu sắc Trung Hoa là một nước có nền văn minh lâu đời, tư tưởng Nho giáo từ lâu  đã ăn sâu cho nên muốn truyền giáo phải hiểu Nho giáo, phải biết hoà hợp với văn hoá  Trung Quốc. Tư tưởng Nho giáo của Trung Quốc, phong tục tập quán, chế độ điển chương  đều là thuộc nền văn hiến, phải “mượn Nho bài Phật”,  “mượn Nho tuyên giáo”, nghiên cứu, phiên dịch những giá trị văn hoá cổ của Trung Quốc, đó là những công việc không thể coi thường để điều hoà ý nghĩa của Kinh Thư cổ đại Trung Quốc và giáo lý  Thiên Chúa giáo, cuối cùng mới đạt được mục đích truyền giáo. Vì thế, một mặt họ dâng những vật phẩm đẹp đẽ, đặc sắc, mặt khác họ học tiếng Hoa, học chữ Hán, học Nho giáo để mong hoà hợp với xã hội Trung Quốc.

Không còn nghi ngờ gì, Mateo Ricci  là một nhà truyền giáo vĩ đại nhất trong số họ. Ông là nhà truyền giáo Italia thuộc giáo hội Da Tô  đến Trung Quốc từ cuối đời Minh. Tên tự của ông là Tây Thái, năm 21 tuổi gia nhập hội Gia Tô, được  giáo dục thần học tại học viện La Mã. Năm 1577, ông học tập tiếng Bồ Đào Nha ở Lý Tư Bản Khoa Ân Bố La, năm sau, bảo hộ giáo quyền ở Bồ Đào Nha trước khi sang truyền giáo ở  Ấn Độ Quả A. Năm 1589, được thăng linh mục. Năm 1581, nhận lệnh của  Tuần duyệt sứ Viễn Đông hội Da Tô đến Áo Môn học Trung văn. Năm sau được dòng Thánh La Minh hội Da Tô  cử sang Triệu Khánh, Quảng Đông cư trú. Trên đất Trung Quốc, ông đã xây dựng trụ sở truyền giáo  đầu tiên. Để có thể thích ứng với phong tục của xã hôi Trung Quốc, ông đã xuống tóc, tự xưng là nhà sư, đặt tên cho nơi mình ở là chùa Tiên Hoa. Trong thời gian ở  Triệu Khánh,  ông mời khách khứa tham quan các bản vẽ “Sơn Hải dư địa đồ” và  mô phỏng quả địa cầu, nhật quỹ, … được người xem rất coi trọng. “Sơn Hải dư địa đồ” từ năm 1584 đã được in ấn để phổ biến. Đồng thời, ông còn phát triển được khoảng hơn 80 giáo đồ. Năm 1589, ông chuyển đến Thiều Châu, mời thầy dạy “tứ thư ngũ kinh”, rồi tự mình hiểu nghĩa viết thành tiếng Latinh, có cả phần chú giải, đến năm 1594 thì hoàn thành. Đây là  cuốn “Tứ thư” được dịch ra tiếng nước ngoài sớm nhất. Mateo Ricci  còn dịch các quan niệm luân lý của  nhà Nho, so sánh  “Tứ thư” với lý luận của nhà  triết học La Mã  nổi tiếng Mộ Niết Ca. Mateo Ricci ở Quảng Đông 10 năm, thông cảm sâu sắc địa vị của nhà sư  không thể bằng của một nho sinh, vì thế, ông kiến nghị với Phạm Lễ An, bỏ danh nghĩa nhà sư, để tóc, mặc y phục bằng tơ lụa. Năm 1594 được chấp nhận. Năm sau, với y phục nhà Nho ông từ Thiều Châu đi lên phía bắc, ở lại Nam Xương, Giang Tây, kết giao với các nho sĩ, quan lại, hoàng tộc, đàm luận về thiên văn, địa lý, triết học; viết “Văn hữu luận” để phổ biến  những cách ngôn của hai nhà triết học Á Lý Tư Đa Đức và Tây Mộ La., hoàn thành  bộ thứ nhất bằng Trung văn  cuốn sách bàn về tôn giáo “Thiên học thực văn”. Mateo Ricci  không những thông thạo Trung văn, ông còn thông thạo giải thích  các giáo lý đạo Cơ Đốc kết hợp với  những kinh điển của Nho gia. Ông kết hợp giữa đạo Cơ Đốc và đạo Nho để lý luận thêm hoàn mỹ, phong phú,  tài biện luận của ông được các sĩ đại phu khâm phục, thường lui tới bàn luận, yến tiệc với một vị đại Nho Thái tây. Mateo Ricci  được các học giả Trung Quốc coi là người rất có bản lĩnh, chỉ qua mắt là hiểu, lời nói như nước chảy. Trí nhớ của ông khiến cho nhiều người phải kinh ngạc. Ông còn biên soạn cuốn “Tây quốc ký pháp” để giới thiệu phương pháp ghi nhớ của ông.

    Năm 1597, Phạm Lễ An  cử Mateo Ricci  làm Hội trưởng hội truyền giáo Da Tô ở Trung Quốc, đồng thời yêu cầu ông đến Bắc Kinh để chuẩn bị công việc lâu dài, và chuẩn bị một số cống phẩm. Năm sau, ông tiến cống lễ vật và giúp việc tu chỉnh  lịch pháp cho Lễ bộ thượng thư Vương Trung Khâm về kinh phục chức. Sau đó  vì chưa  được  phép ở lại Bắc Kinh nên ông lại quay về phía nam. Năm 1599, ông định cư ở Nam Kinh, thường cùng với quan lại nổi tiếng như Lý Chí, Từ Quang Khải, … qua lại thăm viếng, quan hệ ngày càng thân thiết. Năm 1600, Mateo Ricci  lại lên phía bắc dâng tiến lễ vật. Năm sau, ông được phép dâng ảnh Thiên chúa, ảnh Đức Mẹ, cây Thập tự và chuông thánh, bản đồ thế giới  cho Minh Thần Tông. Triều đình nhà Minh thấy ông có vốn hiểu biết về thiên văn địa lý đã giao cho quan chức, từ đó, ông được nhận bổng lộc, làm việc sửa chữa đồng hồ chuông, định cư ở Bắc Kinh. Lúc đó, ông thường giao du với Từ Quang Khải, Lý Chi Tảo, Phùng Ứng Kinh, Dương Đình Quân, Hiệp Hưởng Cao, Tào Dự Biên, … Ông đã giới thiệu khoa học phương Tây trong đó có địa lý, số học, thiên văn học. Bức vẽ của Mateo Ricci  ở  Triệu Khánh “Sơn Hải dư địa đồ”  được duyệt và  in ấn, sau đó lại in tiếp nhiều lần  “Khâm hưng vạn quốc toàn đồ”. Trên bản đồ, ông còn thêm một lời nói của Giáo hoàng La Mã: “Ông là người  theo chủ nghĩa độc thân, ở La Mã, đem tất cả những gì của mình dâng hiến  cho đạo Thiên Chúa,  cả đế quốc La Mã và người châu Âu đều kính trọng ông”. Người Trung Quốc có phong tục tế tổ tế tông, ngày sinh Khổng Tử được coi là ngày lễ trong năm, đến ngày lễ này, ông được dâng lễ vật để tỏ lòng cảm tạ  vì đã truyền bá  những học thuyết có giá trị, khiến cho những người này đạt được công danh và chức tước”. Từ những bài giảng  của Mateo Ricci, Từ Quang Khải đã phiên dịch và xuất bản 6 quyển số học “Kỷ hà nguyên bản”, “Tắc lượng pháp nghị”, …; Lý Chi Tảo từ những câu hỏi với Mateo Ricci  soạn “Hỗn cái thông hiến đồ thuyết”,  “Đồng văn soạn chỉ”, ….. “Thiên học thực nghĩa” của ông giúp các nhà Nho hiểu được ý nghĩa của giáo lý đạo Cơ Đốc. Ngoài ra, ông còn có những cuốn nổi tiếng “Cơ nhân thập biên”, “Biện học di độc”,  “Trung Quốc lễ ký”, v.v..

    Mateo Ricci  có sách lược  tôn trọng tập quán của xã hội Trung Hoa  thờ Khổng Tử và tổ tiên khiến cho  giữa phương Tây và các nhà truyền giáo có sự tranh luận , từ đó tranh luận về lễ nghĩa của Trung Quốc. Phương pháp truyền bá đạo Thiên Chúa cũng không giống nhau, Mateo Ricci   đã sử dụng phương pháp “bạn kinh ly đạo”. Sự mạo hiểm này sau hơn một thế kỷ đã kết thúc, kết quả của “lễ nghĩa chi tranh” là triều Thanh đã cấm đạo hơn một trăm năm sau, hội Da Tô cũng nhận được sự trách phạt nghiêm khắc của Giáo hoàng thứ 11, hội truyền giáo đạo Da Tô cuối cùng cũng bị khai trừ . Ông còn yêu cầu cử chuyên gia thiên văn  đến Trung Quốc để tu chỉnh lịch pháp, đề nghị củng cố địa vị chính trị của các nhà truyền giáo tại Trung Hoa nhưng những kiến nghị đó không được chấp nhận. Ông mất tại Bắc Kinh năm 1610.

    Mateo Ricci thông qua các giải thích của bản thân đã khiến Thiên chúa giáo khi khoác cái áo ngoài của Nho gia đã giành được một số quyền lợi ở Trung Quốc. Những tri thức khoa học phương Tây mà ông sử dụng là một thủ đoạn để chinh phục Trung Quốc, là một phần trong công việc truyền giáo của ông. Nhưng dù sao, những cống hiến của ông trên  con đường truyền giáo từ phương Tây sang Trung Quốc  là không thể phủ nhận.

 Một nhà truyền giáo nổi tiếng khác – J. A. Schall von Bell

      J. A. Schall von Bell (1592 – 1666), sinh ra trong một gia đình quý tộc nước Đức, năm 1611, ông gia nhập hội Da Tô. Năm 1620 đến Trung Quốc (Áo Môn), năm Thiên Khải thứ 2 (1622) về Bắc Kinh, không lâu sau, ông lại đi Tây An truyền giáo. Năm 1631, trở về Bắc Kinh, lúc đó, giáo sĩ Khâm thiên giám Đặng Ngọc Hàm đã chết, ông được  ở lại giúp Từ Quang Khải biên soạn “Sùng Trinh lịch thư”. Ông còn chế tạo máy thiên văn, được hoàng đế  Sùng Trinh  ban cho bức hoành  “Khâm bao thiên học”. Còn có một thuyết khác nói ông chế tạo 20 khẩu pháo.

Tiếp theo là thời loạn lạc, năm 1644, người Mãn vào Sơn Hải Quan; sau khi quân Thanh vào Bắc Kinh vây đất, đuổi người. J. A. Schall von Bell phải vào  cửa Tuyên Vũ của giáo đường trốn tránh (tục  gọi là Nam đường, giáo đường cổ nhất ở Bắc Kinh, được hội Da Tô truyền giáo xây dựng năm Vạn Lịch thứ 33 do sáng kiến của Mateo Ricci nhà truyền giáo người Italia, đã nhiều lần bị phá huỷ, kiến trúc tồn tại đến nay là xây dựng từ năm Quang Tự thứ 30). Không chỉ bắt người, bọn lính tráng còn cướp đoạt  tất cả, chỉ trong 3 ngày, mọi thứ kể cả đồ lễ đều đã bị dọn sạch. Ông phải cầu xin vì trong đó có rất nhiều bản in lịch thư, máy móc thiên văn, thư tịch và lễ phẩm của giáo đường, những thứ này có khuân 3 ngày nữa cũng không hết, trong khi giáo đường này nếu bị phá hoại thì khó mà khôi phục. Chắc là nhờ ơn của Đức Chúa, Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn biết việc này (ông chính là người đã có lòng tốt ngày thứ hai cho phép J. A. Schall von Bell  về trú ở giáo đường),  đã ra lệnh cho binh lính không được xâm phạm.

Lần này, ông đã có quan hệ tốt với thượng tầng của triều Mãn Thanh, sau đó, lại mấy lần giảng giải lịch pháp, đồng thời ông lại dâng hiến những chế tác khí cụ thiên văn và bản đồ thế giới. Lúc bấy giờ, triều đình nhà Thanh rất coi trọng lịch pháp, cho nên, những sáng tạo của ông  sau khi thực nghiệm thành công đã được  ban hành thực hiện vào năm Thuận Trị thứ 2 (1645), bản thân ông cũng được trọng dụng, được chức Khâm thiên giám giám chính (quan ngũ phẩm), ông bắt đầu  xác lập được vị trí của mình ở Bắc Kinh.

Lúc đó, ở Trung Quốc, các nhà truyền giáo bên cạnh việc truyền bá những kiến thức thiên văn học  còn nhiều người truyền bá kiến thức y học, vì thế, việc thu nhận tín đồ qua việc bố thí cho người bị bệnh rất hiệu quả. J. A. Schall von Bell cũng theo con đường đó, nhiều quý tộc mong ông giúp đỡ, một mặt, ông toàn tâm trị bệnh, một mặt ông truyền bá giáo lý. Cách làm này của ông quả nhiên có hiệu quả, cuối cùng hoàng thái hậu cũng trở thành tín đồ của ông, tôn ông là giáo phụ (giống như nghĩa phụ), hoàng đế Thuận Trị còn ít tuổi đối với ông cũng vô cùng tôn trọng, phong cho  ông  rất nhiều danh hiệu:  “Thông chính đại phu”, “Thái thường thị khanh”, “Thông huyền giáo sư”, … lại còn thưởng cho ông rất nhiều vàng bạc, đồ quý giá,  tơ lụa, lại gọi ông là  “Mã Pháp”  (da da). Cuối cùng còn cho phép ông “ tuỳ ý ra vào triều, hễ có khải tấu  được  trực tiếp không phải như lệ thường”.

Danh vọng của ông đã  tới đỉnh cao chưa có nhà truyền giáo nào   đạt được, nếu vua Thuận Trị có thể sống thêm 20 năm nữa, chắc ông chưa phải sớm đi gặp Thiên Chúa.. Năm 1654, hoàng đế Thuận Trị đã chấp nhận thỉnh cầu của ông đưa phần mộ của Mateo Ricci  tới một nơi ở phía tây để xây cất. Năm 1660, ông còn tu sửa nhà thờ Thánh Mẫu, trước nhà thờ dựng bia, đề bằng hai thứ chữ Mãn và Hán ghi lại sự việc này, đến lễ Misa, còn cầu nguyện Đức Chúa phù hộ cho “Đức vua như Nghiêu Thuấn, vận nước dài mãi không  dứt”.

     Đáng tiếc là năm 24 tuổi, vua  Thuận Trị đã mắc bệnh đậu mùa  chết, phút lâm chung, vua còn gọi “Mã Pháp” của ông đến bên cạnh để hỏi về việc chọn hoàng tử nối ngôi. J. A. Schall von Bell đã theo tinh thần khoa học bẩm với nhà vua nên chọn Huyền Diệp là hoàng tử thứ 3. Vì bệnh đậu mùa lúc đó dường như không có thuốc chữa, mà  càng lớn mắc bệnh  càng nguy hiểm, Huyền Diệp là hoàng tử đã mắc bệnh, so với các hoàng tử khác có hy vọng trường thọ. Vua Thuận Trị nghe  lời  nói tin cậy của ông, lập tức đồng ý, Không lâu sau, Huyền Diệp trở thành  hoàng đế thứ 3 của triều Thanh (đúng là hoàng đế thứ 4 – chú thích của  người dịch).

 Các nhà truyền giáo phương Tây sau chiến tranh Nha phiến

      Sau chiến tranh Nha phiến, rất nhiều các nhà truyền giáo phương Tây đã trở thành kẻ dẫn đường cho các nước xâm ược Trung Quốc. Đặc biệt  là đã dẫn tới rất nhiều các vụ án tôn giáo. Các vụ án tôn giáo không phải đến thời cận đại mới có, có thể nói là ngay từ cuối đời Minh, sau khi các nhà truyền đạo đến Trung Hoa không lâuđã có xung đột với  nhân dân địa phương. Nho sinh và nhà sư là lực lượng chủ yếu phản đối đạo Thiên Chúa, các năm đời Minh Vạn Lịch (1616), đã có vụ án tôn giáo ở Nam Kinh. Đến những năm Khang Hy đời Thanh,  Thiên Chúa giáo  đã phản đối tín đồ thờ Khổng tử và cha ông, làm dấy lên cuộc tranh cãi về lễ nghi, vua Ung Chính đã hạ lệnh cấm đạo, trục xuất các giáo sĩ ngoại quốc. Sau đó, hai triều Càn Long, Gia Khánh, Trung Quốc đã không thay đổi thái độ với đạo Thiên Chúa, cấm chỉ người phương Tây nhập cảnh truyền đạo được ghi vào luật pháp của Đại Thanh. Nhưng những vụ án tôn giáo thời cận đại nảy sinh sau khi   các nước phương Tây xâm lược Trung Quốc  cũng không khác trước.

     Trong chiến tranh Nha phiến, Trung Quốc thất bại, bị ép ký “Điều ước Nam Kinh” với nước Anh, mở  5 cửa biển thông thương, cho phép người nước ngoài được cư trú; năm 1844,  ký “Điều ước Vọng Hạ” với nước Mỹ, quy định 17 điều, trong đó có điều người Mỹ ở các nơi buôn bán có thể xây dựng nhà thờ, cùng năm đó “Điều ước Hoàng Bộ” với nước Pháp quy định 22 điều như, người Trung Quốc nếu có hành động phá huỷ nhà thờ  thì quan lại địa phương phải trừng phạt. Đây là căn cứ pháp luật sớm nhất cho phép người nước ngoài đến Trung Quốc xây nhà thờ truyền giáo. Cùng năm đó, tổng đốc Lưỡng Quảng Kỳ Anh theo yêu cầu của công sứ Pháp  tấu trình với hoàng đế Đạo Quang nới lỏng việc bỏ lệnh  cấm  đạo Thiên Chúa. Năm 1846, hoàng đế Đạo Quang chính thức ban bố  dụ  không những bỏ việc cấm đạo Thiên Chúa còn  đồng ý  trả lại những nơi trước đã làm nhà thờ. Đây là sự thay đổi quan trọng của  triều đình Thanh trong chính sách với đạo Thiên Chúa, từ đó, lệnh cấm đạo Thiên Chúa kéo dài 120 năm được bãi bỏ, việc truyền đạo từ bí mật, phi pháp trở thành công khai, hợp pháp.

    Từ sau khi thông qua các điều ước nói trên, người nước ngoài không những được tới các tỉnh truyền giáo mà bản thân công dân nước ngoài còn được hưởng quyền lãnh sự tài phán và quyền  trị ngoại pháp. Dựa vào điều ước, chính phủ Trung Quốc không những không thể cấm đạo Cơ Đốc mà với những giáo dân Trung Quốc  cũng không thể xử lý họ. Đây có thể nói là thay đổi chưa từng có ở Trung Quốc, việc truyền giáo từ  phi pháp trở thành được bảo hộ bởi điều ước, chính phủ Trung Quốc từ quyền chủ động chuyển sang bị động. Nhưng những nhà truyền giáo ngoại quốc chưa lường đến việc người Trung Quốc lúc bấy giờ nhận thức  đối với những nhà truyền giáo có hạn  và việc chống lại việc truyền giáo đã xuất hiện từ sớm, việc thực hiện quyền lợi của mỗi điều khoản  đều kèm theo vô số những vấn đề phức tạp, giữa chính phủ, quan dân và những nhà truyền giáo, giữa người dân bình thường và người dân theo đạo đã nảy sinh rất nhiều những hiểu lầm và tranh chấp. Thực tế, sau khi thực hiện  “Điều ước Bắc Kinh”, các vụ án tôn giáo chỉ tăng không giảm, 40 năm trước năm 1899, các vụ án tôn giáo do quan phủ xử lý cũng có tới trên 200.

    Những nhà truyền giáo phương Tây đến Trung Quốc có rất nhiều  người lương thiện, muốn mang lại những điều tốt đẹp cho người Trung Quốc, nhưng không phải ai cũng có động cơ như thế, có người đạo cao đức trọng, hành vi quân tử, lương thiện, nhưng cũng có  những kẻ chỉ là đạo đức giả. Có những người truyền giáo nhưng đã tham gia vào cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc, hoặc tham gia vào việc soạn thảo những điều ước bất bình đẳng, hoặc mắc vào tội bị truy tố. Cho nên trong những nhà truyền giáo có những người chính trực cũng không ít những kẻ xấu xa. Từ năm 1848 Joseph Gabet    xuất bản “Trung Quốc giáo hội nhất lãm” đã chỉ ra: “Giáo hội trở thành tổ chức nước ngoài, giáo hữu dưới sự áp bức của chủ nghĩa thực dân trở thành những phần tử trong tổ chức bí mật mục đích không rõ ràng”.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here