Ngày 1 tháng 1 năm Hiển Đức thứ 7 đời Hậu Chu (960), vua tôi  quần thần Hậu Chu đang trong cung chúc mừng năm mới, bỗng nhận được cấp báo của hai châu Trấn, Định, Bắc Hán câu kết với Khiết Đan xâm lược. Tể tướng Phạm Chất, Vương Phổ lập tức cử Thái uý kiểm hiệu, điện tiền đô điểm kiểm Triệu Khuông Dận mang quân chống lại.

 Hoàng bào khoác thân

     Ngày 3, quân dời  Khai Phong đến trạm dịch đầu tiên là Trần Kiều, Triệu Khuông Dận đang ngủ vì say rượu, một số tướng sĩ có ý thay đổi ngôi vua. Sáng sớm hôm sau, bốn phía dậy lên tiếng reo hò, vang cả cánh đồng. Triệu Phổ, Triệu Quang Nghị vào báo cáo, lúc ấy, các tướng sĩ đang dập đầu trước  trướng, cao giọng: “Quân không có chủ, mong Thái uý lên ngôi Thiên tử”. Một số tướng sĩ thân tín của Triệu Khuông Dận bàn bạc, nói “Nay hoàng đế còn trẻ con, không thể cai trị, chúng ta vì nước mà chống địch, có ai biết cho, chi bằng lập Triệu Khuông Dận lên ngôi Hoàng đế, sau đó hãy xuất phát ra trận”. Cuộc binh biến của tướng sĩ rất nhanh chóng được kích động. Đây là lúc Triệu Khuông Nghĩa là em của Triệu Khuông Dận  (sau đổi tên là Quang Nghĩa, tức Tống Thái Tông Triệu Quýnh) và kẻ thân tín là Triệu Phổ thấy thời cơ đã chín muồi bèn theo ý các tướng sĩ mang áo hoàng bào đã chuẩn bị sẵn khoác lên người Triệu Khuông Dận  vừa mới tỉnh rượu, tất cả đều vái lạy, tung hô vạn tuế, xa ngoài mấy dặm cũng nghe thấy, đưa ông ta lên ngôi. Triệu Khuông Dận bị ép khoác áo hoàng bào, nói: “Các ngươi tự tham phú quý, lập ta làm thiên tử, ta không thể làm chúa được”. Tất cả mọi người  đều nhất định không đổi ý. Triệu Khuông Dận buộc phải tuyên bố, sau khi về Khai Phong, không được làm  Thái hậu và tiểu Hoàng đế của Hậu Chu kinh sợ, không được xâm phạm đến kho tàng, của cải, ai vi phạm bị chém cả họ, các tướng sĩ đồng thanh hưởng ứng. Vì thế, Triệu Khuông Dận mang quân binh biến về Khai Phong. Các tướng lĩnh thuộc lực lượng cấm quân ở kinh đô Thạch Thủ Tín,  Vương Thẩm Kỳ đều là  anh em kết nghĩa của Triệu Khuông Dận,  được biết binh biến thành công cũng mở cửa thành tiếp đón. Lúc đó, trong cấm quân của Hậu Chu chỉ có Phó đô chỉ huy sứ Hàn Thông là muốn mang quân chống lại, nhưng chưa tập hợp được quân đội, thì bị quân của U Vương Ngạn Thăng giết chết. Tướng sĩ trong cuộc binh biến Trần Kiều  không tốn một giọt máu  đã chiếm được  đô thành Khai Phong của Hậu Chu.

Lúc này, Tể tướng  Phạm Chất biết không phải chuyện đùa, nhưng không biết làm thế nào,, đành phải cùng trăm quan nghe mệnh, Hàn lâm học sĩ Đào Cốc đem chiếu thư đã chuẩn bị sẵn, tuyên bố Chu Cung Đế thoái vị. Triệu Khuông Dận chính thức lên ngôi, dễ dàng giành được chính quyền nhà Hậu Chu. Triệu Khuông Dận về Tống Châu lị sở của phiên trấn Tiết độ sứ  (nay là Thương Khâu, Hà Nam), lấy Tống làm quốc hiệu, định đô ở Khai Phong. Lịch sử quen gọi vương triều Triệu Tống do Triệu Khuông Dận lập là Bắc Tống, sau khi chết, Triệu Khuông Dận được tôn làm Tống Thái Tổ. Triệu Khuông Dận bị người ta cưỡng bức khoác áo hoàng bào lên người, nhưng các nhà sử học đã chỉ ra chuyện đó có rất nhiều nghi vấn:

Một là,  qua những điều viết trong “Tốc thuỷ ký văn” , người ta có thể thấy, lúc đó quân đội chưa đến Trần Kiều  đã thấy nói có binh biến, chưa thấy áo bào đã thấy nói có thiên tử. Binh biến Trần Kiều không phải là một chuyện ngẫu nhiên mà là một việc có sắp đặt. Thơ cổ cũng đã từng nói: “Hoàng bào bất thị thủ thường vật, Thuỳ tín quân trung ngẫu đắc chi”.

Hai là, những ghi chép của người Tống nói, Triệu Khuông Dận đã từng tới miếu Cao Tân để bói xem  đường công danh của mình và nhiều chuyện khác, không cần biết sự thật giả trong những chuyện này như thế nào, người ta có thể thấy Triệu Khuông Dận có nguyện vọng này từ lâu. Mà ở trạm dịch Trần Kiều, khi tướng sĩ đã reo hò chuyện hoán lập, Triệu Phổ và Triệu Quang Nghĩa đã vào báo cáo, thì tại sao Triệu Khuông Dận vẫn còn say chưa tỉnh, nguyện vọng từ lâu ấp ủ mà không nhớ chút nào, chi tiết này quá  là không bình thường.

Ba là, “Tống sử. Đỗ Thái hậu truyền” viết, sau khi biết con mình khoác áo hoàng bào lên người Đỗ Thái Hậu nói  “Con ta có chí lớn, quả là như thế” mà không một chút kinh sợ, vẫn  cười nói tự nhiên, lại còn nói: “Con ta bình sinh đã khác thường, mọi người đều nói  đáng giá ngàn vàng, thật là đặc biệt” (Tư Mã Quang – “Tốc thuỷ ký văn”, quyển 1). Như vậy có thể nói áo hoàng bào không phải là tự nhiên từ trên trời rơi xuống, có người đã làm thơ rằng: “A mẫu tố tri nhi   hữu chí, Ngoại nhân phản đạo đế vô tâm”.

Bốn là, lúc đó, do tình hình cấp bách mới lệnh cho Triệu Khuông Dận mang quân ra trận, làm sau sau khi áo bào khoác lên người, không mất một khẩu súng, một nhát dao mà chiến sự đã giải quyết xong. Có thể nói sự việc ở hai châu Trấn, Định bị xâm phạm chỉ là hoang báo, do Triệu Khuông Dận tạo ra để  có lý do đem quân ra ngoài rồi quay về làm binh biến.

Trong quá trình giành lại ngôi vua từ Hậu Chu, do Triệu Khuông Dận chú ý thực hiện kỷ luật nghiêm minh, nên khi về Khai Phong,  quân đội đã phải  trở về doanh trại, trong thành Khai Phong không xảy ra sự hỗn loạn, chém giết như bình thường khi thay đổi triều đại, vì thế, Triệu Khuông Dận được quan lại các cấp của Hậu Chu  ủng hộ . Bước đầu Bắc Tống kiến lập ngôi vua, một số trọng thần, tướng lĩnh  của Hậu Chu đã chấp hành lệnh tuần cảnh biên giới như Cung Dung Diên Chiêu, Hàn Lệnh Khôn, tất cả đều biểu thị sự ủng hộ Tống Thái Tổ lên ngôi hoàng đế, chỉ có ở  Lộ Châu Bàn Cứ (nay là  Thượng  Đảng Sơn Tây), Tiết độ sứ  Lý Quân đã chiêu tập nghĩa quân và tại Hoài Nam Dương Châu, Tiết độ sứ  Lý Trọng Tiến khởi binh chống lại, Tống Thái Tổ đã tự thân mang quân đánh dẹp, không đến nửa năm đã dẹp yên được cả Lý Quân và Lý Trọng Tiến. Lý Quân và Lý Trọng Tiến là hai lực lượng phiên trấn tương đối mạnh trong nước ở thời Hậu Chu, họ đã thất bại khiến cho các lực lượng phiên trấn lớn nhỏ khác các nơi thấy không thể đương đầu cùng thế lực của chính quyền trung ương nên đành phải khuất phục. Như vậy đến đầu năm Kiến Long nguyên niên (năm 960) trên đất Hậu Chu, Bắc Tống đã cơ bản ổn định được tình hình.

 Cạnh giường mình sao cho kẻ khác đến ngủ

     Chưa đầy một năm, Triệu Khuông Dận đã ổn định được tình hình, nhưng ở bên ngoài  những khu vực do Tống quản lý có những chính quyền cát cứ, phía bắc có triều Liêu và  Bắc Hán  do triều Liêu khống chế, phía nam có Ngô Việt, Nam Đường, Kinh Châu, Nam Hán, Hậu Thục,… Tình hình này khiến cho Triệu Khuông Dận không thể yên tâm, ai cũng nghĩ như ông. Vì thế, sau khi mọi việc đã ổn định, Triệu Khuông Dận bắt  đầu  nghĩ đến việc tiếp tục  tiến hành đấu tranh thống nhất Trung Quốc. Ban đầu,  ông muốn coi  Bắc Hán là mục tiêu trước hết, nhưng văn võ bá quan trong triều đều không tán thành  vì theo họ  đánh Bắc Hán,  chỉ  có hại không có lợi, sau đó, Triệu Khuông Dận đã bỏ ý định này. Trong một đêm sấm chớp đầy trời,  Triệu Khuông Dận cùng em là Triệu Quang Nghĩa đi tìm Triệu Phổ bàn quốc sách. Triệu Phổ nghe Triệu Khuông Dận bày tỏ ý định đánh Thái Nguyên, trầm ngâm hồi lâu mới lên tiếng: Đánh Thái Nguyên chỉ có hại, không có lợi, cần phải đánh dẹp các nước phương nam rồi mới đánh đến Bắc Hán. Phân tích này  hợp  ý Tống Thái Tổ khiến ông rất vui vẻ. Đây chính là đã xác định được kế hoạch chiến lược của cuộc chiến tranh thống nhất, trước hết phải  tiêu diệt các thế lực cát cứ phía nam sau đó mới tiêu diệt Bắc Hán, đó chính là  chiến lược “trước nam sau bắc”, “trước dễ sau khó” mà người đời sau vẫn nói. Chiến tranh thống nhất của Bắc Tống về cơ bản là tiến hành theo chiến lược này. Với Liêu và Bắc Hán, trước mắt chỉ tổ chức phòng thủ, chỉ đánh lại khi bị xâm phạm, còn thì đợi sau khi các thế lực cát cứ phương nam bị tiêu diệt sẽ giải quyết. Đồng thời Tống chủ trương phát triển quan hệ với Khiết Đan bằng việc cử sứ thần qua lại để tạm thời giữ yên biên giới phía bắc. Đối với các nước phương nam, trước mắt giữ mối quan hệ, để chờ đợi cơ hội thích hợp.

Năm Kiến Long thứ 3 (năm 962) Tiết độ sứ Võ Bình ở Hồ Nam  Chu Hành Liên bị bệnh chết, con là Chu Bảo Trượng kế vị. Trương Văn Biểu không phục tùng, chiếm cứ Hoành Châu (nay là Hoàng Dương Hồ Nam) mang quân đánh Đàm Châu (nay là Trường Sa, Hồ Nam). Chu Bảo Trượng cử Dương Sư Nhân đem quân đánh lại, một mặt cử người đến Tống cầu viện, đây chính là một cơ hội để Bắc Tống  có thể đem quân tiêu diệt thế lực cát cứ này. Tống Thái Tổ thấy thời cơ đã đến, lập tức cử Cung Dung Diên Chiêu làm Đô bộ thự đạo hành doanh Hồ Nam, Lý Sử Vân làm Đô giám điều quân từ Tương Dương (nay là Tương Phàn Hồ Bắc) đi Hồ Nam để diệt Trương Văn Biểu. Lúc quân đội  Bắc Tống đến Hồ Nam phải qua khu vực cát cứ của Tiết độ sứ Kinh Châu. Lúc này Kinh Châu do con của Tiết độ sứ  Cao Bảo Nhung  là Cao Kế Xung kế vị. Bắc Tống đã sớm biết rõ Cao  Kế Xung chỉ có 3 vạn quân, trong khi đó thì bên trong rối loạn, bên ngoài bị cưỡng bức. Vì thế Triệu Khuông Dận mượn cớ giúp Chu Bảo Trượng đánh Trương Văn Biểu, mượn đường Kinh Nam để diệt cả hai thế lực cát cứ Kinh Nam và Hồ Nam. Năm Hàn Đức nguyên niên (năm 963) quân Tống đến phủ Giang Lăng, yêu cầu mượn đường quá cảnh. Làm chủ Kinh Nam là Cao Kế Xung không còn cách nào buộc phải ra đón quân Tống, Kinh Nam mất. Sau đó, quân Tống tiếp tục tiến về Hồ Nam, đánh bại quân chống cự, bắt được Chu Bảo Trượng chúa của Hồ Nam, bình định được Hồ Nam.

Tháng 10 năm Càn Đức thứ hai , Tống Thái Tổ biết được âm mưu ám muội của Mạnh Sưởng chúa Hậu Thục câu kết với Bắc Hán, hòng mượn cớ đánh triều Tống, lệnh cho Vương Toàn Bân làm Tây xuyên hành doanh đô bộ thự, mang 6 vạn quân chia làm hai đường tiến vào Hậu Thục, một đường do Vương Toàn Bân, Thôi Ngạn  mang quân từ Kiếm Môn (nay là bắc Kiếm Các, Tứ Xuyên) vào Thục, một đường do Lưu Quang Nghĩa, Tào Bân mang quân từ Quy Châu (nay là Tỷ Quy Hồ Bắc)  đi Tế Giang, vào Quỳ Châu (nay là  huyện Phụng Tiết, Tứ Xuyên). Vì Mạnh Sưởng hoang dâm thối nát, không lo việc quân, tinh thần quân Thục sút kém, không chống nổi được quân Tống. Hai đường tiến quân của quân Tống đánh bại quân Thục nhanh chóng tiến vào Thành Đô, tháng 1 năm Càn Đức thứ ba Mạnh Sưởng đầu hàng, Hậu Thục mất.

Sau chính quyền cát cứ Hậu Thục bị tiêu  diệt là Nam Hán. Tháng 11 năm Khai Bảo thứ 3 (năm 970) Tống Thái Tổ lệnh cho Phan Mỹ làm Đạo hành doanh đô bộ thự Quế Châu, đem quân đánh Nam Hán. Lưu Hoàng đế của Nam Hán ngoan cố chống lại, nhưng do nội bộ tập đoàn thống trị Nam Hán lục đục, nhiều tướng lĩnh bị giết hại, cầm quân bấy giờ chỉ là một lũ hoạn quan, việc quân không được chú ý nên không thể ngăn được sức tiến công của quân Tống, đành phải đầu hàng, Nam Hán mất. Diệt xong Nam Hán, Bắc Tống còn phải diệt Nam Đường một thế lực cát cứ tương đối mạnh ở phía nam. Năm Khai Bảo thứ 7 (năm 974), Tống Thái Tổ cho rằng việc  đánh Nam Đường đã chuẩn bị xong, liền mượn cớ tiến công Nam Đường, buộc hậu chủ Nam Đường là Lý Dục phải tự thân đến Khai Phong bái yết. Lý Dục sợ bị Tống bắt giữ nên không dám đi, nhân cớ đó, tháng 9, Tống Thái Tổ cử Tào Bân mang 10 vạn quân tiến công Nam Đường, diệt được quân chủ lực của Nam Đường, bao vây phủ Giang Ninh (nay là Nam Kinh, Giang Tô), tháng 11 năm Khai Bảo thứ 8, Lý Dục bị bao vây, gần một năm sau mới chịu hàng. Nam Đường mất.

Trong thời gian tiêu diệt các thế lực cát cứ phương nam, Tống Thái Tổ đã hai lần đưa quân đánh Bắc Hán, nhưng chưa giành được thắng lợi. Tháng 10 năm Khai Bảo thứ 9 (năm 976), Tống Thái Tổ đột nhiên bị bệnh chết, em là Triệu Quang Nghĩa nối ngôi là Tống Thái Tôn. Thái Tôn kế thừa sự nghiệp của anh, sử dụng áp lực chính trị buộc sứ Ngô Việt Vương Tiền Thúc và  cát cứ Phó Kiến Chương Trần Hồng Tiến của Tuyền Nhị Châu nạp đất đầu hàng, bản đồ của Phúc Kiến cũng nhập Tống. Đầu năm Thái Bình Hưng Quốc thứ 4 (năm 979) Tống Thái Tông mang đại quân tiến lên phía bắc, ông thực hiện phương pháp vây thành đánh viện, cử Phiên Mỹ đem quân vây bốn mặt Thái Nguyên, đánh bại được viện binh của triều Liêu, Lưu Kế Nguyên, chúa của Bắc Hán buộc phải đầu hàng.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here