IV. Người đời Thương thích uống rượu

 Người đời Thương đặc biệt thích uống rượu, cuốn “Thượng thư” có thiên “Tửu cáo” nói về tầng lớp thống trị đời Thương có những sai lầm đến mất nước vì rượu như thế nào, từng viết: “Vua mặt mày sa sẩm cũng vì rượu, đã vậy mà không chịu bỏ vẫn lao vào, cuối cùng sinh rất bệnh tật rồi chết”, “nhân dân oán hận cũng vì rượu, tiếng xấu vang đến tận trời, thiên hạ vì thế mất vào tay nhà Ân”.

“Tửu cáo” là tác phẩm viết vào đầu đời Chu, tính chân thực của nó không còn phải nghi ngờ, nhưng những điều phê phán của tầng lớp thống trị đầu đời Chu  lại có sự thiên lệch.  Thứ nhất, nó giới hạn hiện tượng thích uống rượu vào tầng lớp thống trị đời Thương; thứ hai, nó coi  việc thích uống rượu chỉ là do cuộc sống xa xỉ “tuý sinh mộng tử” của người đời Thương. Thực tế,  người đời Thương thích uống rượu là một hiện tượng xã hội phổ biến, là một tập tục của người đương thời, không chỉ giới hạn trong hoàng tộc hoặc tầng lớp thống trị. Hơn nữa, việc họ thích uống rượu là thể hiện một trạng thái tinh thần, có quan hệ chặt chẽ với khí chất của thời đại anh hùng.

Về điểm này, chúng ta có thể tìm được những thông tin thông qua sự phong phú của những  chế tác đồng thau. Từ những hhiện vật đồng thau được khai quật, đồ dùng uống rượu chiếm một tỷ lệ rất  lớn. Thạp đồng để ủ rượu, bình để đựng rượu, bát và lọ để hâm rượu, cốc để uống rượu, cái tuân dùng để đựng và trộn rượu, chai để đong rượu và đem tặng, muỗng, cốc để rót rượu, … thật là đủ kiểu đủ dạng, không thiếu thứ gì. Hơn nữa, thời này ngoài những đồ bằng đồng thau ra, còn có những đồ uống rượu bằng gốm. Sự khác nhau có thể là do, quý tộc dùng đồ đồng thau, người bình dân dùng đồ gốm. Khi tiến hành các nghi lế tôn giáo dùng đồ đồng thau, lúc bình thường dùng đồ gốm.

Từ những tài liệu văn tự hiện có,  chúng ta khó xác định quan hệ giữa việc thích uống  rượu và nghi lễ tôn giáo ở đời Thương, nhưng xem sự phong phú và vẻ đẹp  của đồ đồng thau, có thể suy đoán mối liên hệ không thể chia cát giữa việc uống rượu và lễ nghi tôn giáo. Đồ đồng thau chủ yếu là đồ lễ, người đương thời dùng nó để tế lễ thần linh. Đồ uống rượu chiếm phần lớn đồ đồng thau, chỉ có thể nói phần lớn những đồ uống rượu này là dùng để tế thần. Đương nhiên không loại trừ hoàng tộc và quý tộc ngày thường khi uống rượu cũng dùng đồ đồng thau.

Chúng ta có thể tìm thấy những bằng chứng trong truyền thuyết tôn giáo của người Hy Lạp cổ đại. Người Hy Lạp có tết Thần Rượu để tế thần Điônidôt. Thời gian tế lễ, người ta có thể tha hồ say sưa, vui vẻ hết mình. Ngày lễ thần Rượu này, người Trung Quốc không có. Nhưng không thể nói vào đời Thương, người Trung Quốc không có  nghi thức tôn giáo dùng rượu. Cuốn “Tả truyện. Hy công tứ niên” chép: “Tề Hoàn Công đánh Sở nhờ mượn cớ “không chịu nộp đồ tế cống, không chịu thờ vua, không lọc rượu”. “Lọc rượu” theo cách giải thích của Hứa Thận là một hình thức tế thần cổ đại. Rất khó tưởng tượng trong một buổi lễ như vậy, người ta không uống cho thật say.

Cũng có nghĩa là, người Trung Quốc xưa không sùng bái thần Rượu, không có ngày lễ thần Rượu, càng không có nghệ thuật bi kịch trong lễ thần Rượu,  nhưng nghi thức tôn giáo trong lễ thần Rượu hoặc thần và người cùng say sưa thì vẫn ẩn chứa trong tinh thần thời đại, biểu đạt phi lý tính trong tâm trí nhân loại. Điều quan trọng là  chúng ta nhìn nhận như thế nào về những đồ uống rượu và bản thể tinh thần hành vi uống rượu của con người.

Về phương diện đời sống thường ngày,  rượu là một loại đồ uống, nó có thể làm lưu thông máu nuôi dưỡng cơ thể; cũng có thể dùng để mời bạn bè, giao lưu tình cảm; còn có thể mượn rượu giải buồn, trút giận, cho nên con người khi vui cũng uống, khi buồn cũng uống. Nhưng đây chỉ là công năng của rượu, hoặc chỉ là hình thức bên ngoài của công năng đó. Trên thực tế, quan hệ giữa người và rượu  trên ý nghĩa bản thể thuộc thế giới hình nhi thượng., đó mới là ý nghĩa cuối cùng. Con người cần đến rượu hoàn toàn không phải là rượu có tác dụng lưu thông khí huyết mà vì rượu giúp con người gửi gắm cuộc đời. Thế giới  của rượu là thế giới khác với thế giới hiện thực, là một thế giới ảo giác phi lý tính. Nó có thể làm cho con người tiêu sầu, làm cho con người hưng phấn, làm cho con người  bộc lộ tình cảm,, chính vì nó có thể đưa con người đến một không gian tinh thần không sợ sệt, không lo âu. Trong không gian này, con người trở về với bản thân mình,  trở về với mảnh đất thực sự của riêng mình,. Mượn cách nói của chủ nghĩa tồn tại[1] ở thế kỷ này là tìm thấy sự tồn tại của chính bản thân mình. Rươuj là chống lại văn minh, chống lại lý tính. Nhưng văn minh và lý tính, một mặt  đưa con người vào một thế giới mới nhưng đồng thời cũng khoác xiềng xích lên họ. ý nghĩa của rượu  là nó giúp con người thoát khỏi xiềng xích, giành được cuộc sống mới, trở về với trạng thái nguyên thuỷ của cuộc đời. Trong trạng thái say rượu, , con người cảm thấy cuộc sống thay đổi, sức lựcmạnh mẽ, khí huyết lưu thông, cảm thấy mình là một người anh hùng, lay trời chuyển đất, không lo lắng, không sợ hãi. Đây cũng là cái gốc của chủ nghĩa anh hùng, chủ nghĩa anh hùng nguyên thuỷ không có một khái niệm nào ràng buộc (lợi ích dân tộc hoặc lợi ích cá nhân). Người đời Thương hiếu chiến và ham săn bắn, thực chất là thể hiện của chủ nghĩa anh hùng chứ không hoàn toàn là do thích tranh giành lãnh thổ  hay của cải, càng không thể coi là tranh giành nô lệ để phát triển nền kinh  tế nô lệ.

Nếu nói về thời kỳ lịch sử đặc biệt này của nhà Thương,, người đời Thương thích uống rượu còn có một ý nghĩa riêng, đó là mối liên hệ giữa thần và người. Trong suốt đời Thương, việc cầu cúng rất thịnh hành, tục kính thần sợ quỷ thịnh hành. Quan hệ qua lại giữa người và thần có thể nhờ vào các thầy cúng đã chuyên nghiệp hoá, nhưng đồng thời cũng có thể thông qua tham gia lễ nghi hoặc thông qua  việc uống rượu say khi tế lễ mà đạt đến trạng thái người và thần hợp nhất, thần và người cùng tồn tại. Quan hệ qua lại giữa thần và người chỉ có thể xảy ra trong trạng thái phi lý tính. Hoặc có thể nói chỉ có thông qua  hoàn cảnh tinh thần lý tính bị mất đi mới có thể diễn ra.. Với người xưa, phương thức lý tưởng nhất  là uống rượu, nhờ men rượu đưa con người đến trạng thái vừa thực vừa mơ, vừa có vừa không. Chỉ có trong cảnh giới ấy, con người mới có thể đạt đến trạng thái trời và người hợp nhất, thần và người hợp nhất. Vì thế, có thể nói,  người đời Thương thờ thần và uống rượu có một mối liên hệ nội tại. Cả hai điều đó đều thể hiện khí chất tinh thần  của người Trung Quốc xưa trong buổi đầu của văn minh.

[1]Tức chủ nghĩa hiện sinh (ND)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here