III. Sự ra đời của đồng thau

 Lịch sử loài người hàng triệu năm có thể chia ra các giai đoạn: thời đại tiến sử, thời đại nông nghiệp, thời đại công nghiệp, thời đại hậu công nghiệp.. Thời đại công nghiệp mới bắt đầu khoảng hai ba trăm năm gần đây, trước đó, diễn biến lịch sử loài người  dựa vào    công cụ sản xuất có thể chia ra ba giai đoạn: thời đại đồ đá, thời đại đồ đồng và thời đại đồ sắt.

Đồ đồng có hai loại, đồng đỏ và đồng thau, đồng đỏ có trước, đồng thau có sau.

Ngay ở đầu thời kỳ đồ đá mới, nước ta đã xuất hiện đồ đồng. Truyền thuyết “Xuy Vưu tác binh” nói rằng, ngay từ giai đoạn đầu của nền văn minh, người xưa ở nước ta đã chế tạo những binh khí bằng đồng. Tại di chỉ văn hoá ở Long Sơn huyện Giao tỉnh Sơn Đông đã khai quật được hai cái chuỳ đồng đã chứng tỏ truyền thuyết này không hoàn toàn là hư cấu. Nhưng thời đại Ngũ Đế trong truyền thuyết  về cơ bản còn ở thời kỳ đồ đá, việc chế tác đồng thau chỉ là hiện tượng cá biệt. Chỉ đến đời Hạ, đồng thau mới dần thay thế vị trí của đồ đá, trở thành dụng cụ sinh hoạt chủ yếu của con người. “Tả truyện. Tuyên công tam niên” viết, ở thời Hạ Vũ “cống kim cửu mục, chú đỉnh tượng vật”. Hạ Khải cũng từng có  một hành động vĩ đại là lấy đồng ở Côn Sơn đúc đỉnh. Những vật được khai quật ở di chỉ Nhị Lý Đầu đời Hạ không những có  nồi nấu quặng đúc đồng, đồng vụn và khuôn gốm để đúc đồng mà còn có một số một số đồ đồng như ấm đồng, cốc, cái đục, dao, lưỡi câu, cái qua, cái rìu, mũi tên và chuông các loại bằng đồng.

Đồ đồng đời Ngũ Đế được chế tạo bằng đồng tự nhiên. Đồng tự nhiê có độ cứng kém, không những chế tạo khó khắn mà công năng sử dụng cũng kém. Khoảng bắt đầu từ đời Hạ,  người ta phát minh ra đồng thau. Đồng thau là một thứ hợp kim gồm đồng đỏ có thêm vào thiếc và chì để luyện. Đồng tựnhiên cómàu đỏ, gọi là đồng đỏ; sau khi thêm thiếc, chì biến thành màu xanh nên gọi là đồng thau. Về tính năng vật lý và hoá học của đồng thau so với đồng tự nhiên có mấy đặc điểm sau: , một là độ nóng chảy thấp, dễ tham gia vào quá trình luyện kim; hai là, độ cứng cao, có thể đúc tạo thành các đồ cứng như vũ khí hay công cụ; ba là, , khi đúc, khí ít, nên hoa văn trang trí rõ nét; bốn là, độ bóng sáng lớn. Về hàm lượng chì tuỳ theo công năng của vật đúc mà định, “Khảo công ký” cũng viết:

“Có sáu cách pha chế đồng thau. Nếu pha mjphần sáu vào thì được đồng đúc đỉnh; nếu pha một phần năm thì được đồng đúc rìu; nếu pha một phần tư thì được đồng làm giáo; nếu pha một phần ba  thì được đồng làm dao; nếu pha hai phần năm thì được đồng làm mũi tên, nếu pha một nửa  thì được đồng               (giám toại: đồ dùng lấy lửa) 

Chế tạo đồ đồng thau, cần qua quá trình  làm khuôn, đúc, làm đẹp. Làm khuồn là dùng đất sét làm một cái khuôn, có trang trí hoa văn, còn phải khắc trang trí trên bề mặt khuôn, đây là khuôn ngoài. Tạo hình cho vật ở khuôn ngoài có thể nhiều hay ít. Giữa khuôn ngoài còn có khuôn trong. Giữa khuôn ngoài và khuôn trong có một phần trồng nhất định, đây chính là độ dày của đồng của vật đúc, nước đồng chảy vào khoảng trống này. Đây là phương pháp dùng đất sét để làm khuôn, gọi là tạo khuôn đúc. Về sau lại phát minh  bằng sáp, nó là dùng sáp chế thành hình khuôn, sau khi  trong ngoài dùng đất sét bao kín, đổ nước đồng vào; đồng thau sẽ chiếm chỗ của sáp tạo thành đồ vật cần đúc. Phương pháp này có thể chế tạo ra những đồ vật cực kỳ tinh tế và mỏng hơn phương pháp đúc khuôn đất.

Đời Thương là thời kỳ công nghệ đúc đồng của Trung Quốc từ thành thục sang hưng thịnh. Trước đó, trong hơn bốn trăm năm từ Thành Thang kiến quốc đến Bàn Canh thiên Ân công nghệ đồng thau dù là kỹ thuật đúc, tạo hình đồ vật, đặc biệt là trang trí hoa văn đều đạt được những sự phát triển rất lớn.  Những đồ vật được khai quật từ Trịnh Châu, Nhị Lý Cương, ở Lưu Ly Các thuộc huyện Huy và thành Hoàng Bi Bàn Long ở Hồ Bắc  là tiêu biểu. Năm 1974, ở Đỗ Lăng, Trịnh Châu đã khai quật được hai chiếc đỉnh vuông bằng đồng thau có hình trang trí mặt thú đầu đời Thương, một chiếc cao 100 cm , rộng 61 cm , nặng 82,25 kg; một chiếc khác cao 87 cm, nặng 64,25 kg. Hai chiếc đỉnh đều có tai hình vuông, phần bụng tròn, chân trụ rỗng, bụng trang trí hoa văn quỷ thao thiết và hình núm vú, đây là vật thiêng vào đầu đời Thương.. Xem những tính chất của những vật này, có thể thấy lúc ấy đã rất nhiều chủng loại, loại công cụ có thuổng, rìu, cưa, lưỡi câu; loại vũ khí có việt, qua, mâu, đao, đầu mũi tên, …; đồ nấu ăn và đồ thờ cúng có đỉnh, nồi, chõ, thùng; đồ dùng uống rượu có chén, cốc, lọ, cái tuân. Nhưng đây không phải là thời kỳ huy hoàng của đồng thau trong lịch sử, xem xét kỹ thuật đúc, vẫn chỉ dùng cách đúc lỏng, một lần đúc được một sản phẩm, vật đúc còn thô ráp, mỏng và dễ vỡ. Hoa văn không nhiều , chủ yếu là hoa văn hình mặt thú (thao thiết), cũng có một số hoa văn hình rồng, hình kỷ hà, chủ yếu là hoa văn hình mây, xen vào còn có cung tên, tam giác, chấm tròn. Các hoa văn đều chỉ có một lớp, đơn giản và thô ráp.

Giai đoạn chế tác đồng thau thành thục nhất  là thời kỳ hơn hai trăm năm sau khi Bàn Canh đổi thành Ân. Việc sản xuất đồng thau thời kỳ này số lượng nhiều, quy mô lớn, phạm vi rộng, công nghệ cao, hoa văn đẹp,  nhiều chủng loại, đều là trước sau chưa từng có. Xem các tư liệu khảo cổ, từ bắc đến Nội Mông, đông bắc, nam đến Hồ Nam, Giang Tây, tây đến Thiểm Tây, Cam Túc, đông đến Hải Tân đều khai quật được đồng thau thời kỳ sau đời Thương. Trong đó, những di vật được khai quật ở Ân Khư, An Dương, Hà Nam là nhiều nhất và tinh tế nhất, là tiêu biểu cho đồ đồng thau thời kỳ này.. So với trước đời Thương đồ đồng thau thời này dày và nặng, vững chắc hơn, chủng loại và hoa văn phong phú hơn. Những vật  đúc mới như cái tôn uống rượu có hình chim thú, đồ nấu ăn như cái đậu, muỗng; đồ đựng rượu  như cái bát uống rượu, chén tống, muỗng, bình, bát, vạc; nhạc khí như cái chũm choẹ; đồ tạpkhí như cái mâm, … Hoa văn trên sản phẩm rất phong phú, vô cùng biến hoá. Hoa văn động vật có  các loại     cú, thỏ, ve, cá, rùa, chim, voi, hươu, ếch,  trâu, dê, gấu, ngựa, lợn, …; hoa văn thần thánh có thao thiết, quỳ, rồng,     , phượng,…; hoa văn kỷ hà ngoài hình sấm chớp ra, còn có hình tam giác, núm vú, hình góc cạnh, hình trụ tròn, hình mây, hình hoa bốn gốc, hình câu liên, …; hoa văn hình người có mặt người, cũng có cả thân người. Hơn nữa, những hoa văn này phần lớn là hai tầng (phía dưới là hoa văn hình mây, phía trên là hoa văn động vật hoặc thần thánh), hoặc ba tầng  (trên mình động vật lại khắc hoa văn). Điều quan trọng là những vật đúc ở thời này vừa to lớn, bằng dày nặng. Chiếc đỉnh nhung phương đỉnh” cao 133 cm, dài 110 cm, rộng 78 cm, nặng 875 kg.

Vì sao ở đời Thương, công nghệ đúc đồng thau phát triển rực rỡ như vậy? Mọi người thường cho rằng đó là do sự hủ bại, sa đoạ của tầng lớp thống trị, hoặc do sự phát triển của chế độ nô lệ. Nhưng những cách giải thích đó đều không thoả đáng, ít  nhất là nó không thể giải thích được một số hiện tượng sau đây: thứ nhất,  đồ đồng thau có những loại là đồ dùng hàng ngày nhưng rất nhiều đồ vật đẹp tuyệt mỹ không phải được sản xuất phcụ vụ cho nhu cầu đồ dùng hàng ngày; thứ hai,  nhiều đồ đồng thau là dồ dùng trong việc tế lễ, tuy nó phản ánh sự tôn nghiêm về đẳng cấp của giai cấp thống trị, nhưng rất khó để nói rằng  những vật tế lễ ấy là để phục vụ cho chế độ đẳng cấp; thứ ba, tính chất và hình dạng hoa văn thay đổi rất nhiều và rất kỳ lạ, những sự thay đổi này không có quan hệ trực tiếp đến đời sống xa xỉ của giai cấp thống trị và chế độ nô lệ.

Về ý nghĩa kỳ lạ của những hoa văn đồng thau, Lý Trạch Hậu đã từng có giải thích như sau:

“Đặc trưng của các loại hoa văn hình thần hoặc những hoa văn tạo hình lấy hoa văn trên làm chủ thể đều là làm nổi bật sức mạnh vô cùng cao siêu của một lực lượng nguyên thuỷ nào đó; làm nổi bật nỗi sợ hãi, tàn khốc, hung ác và hăm doạ con người dưới sự đe doạ của lực lượng thần bí ấy. Bạn hãy xem những chiếc đỉh nổi tiếng vào đưòi Thương và đầu đưòi Chu, những chiếc cốc lớn có hình mặt người , mặt thú, những đồ đồng thau trên đtrnag trí hàng loạt hoa văn hình chớp, những hình rồng phượng, chen vào đó là hình những ác thần đan xen vào nhau, hàngloạt biến dị của những hoa văn trên đều kccs ở những loài động vật có thực. Ví dụ như hoa văn sứ giả của đêm, giống chim cú mèo, những chiếc đỉnh có hình mặt  người rất đáng sựo không còn là những hoa văn tả thực sống động, vui nhộn  thời Ngưỡng Thiều Thái đào; cũng không giống với những hoa văn hình học đầy vẻ trừu tượng thần bí ở trên đồ sứ nữa. Chúng đã được thay đổi hoàn toàn, được phong cách hoá, huyễn tưởng hoá và đầy đe doạ. Cảm giác nó đem lại cho bạn rõ ràng  nhất là một sức mạnh thần bí và một cái đẹp ghê rợn. Sopử dĩ chúng có được sức mạnh thần bí đầy sự hăm doạ ấy không phải là ở sức mạnh của bản thân những hình tượng động vật kỳ quái ấy mà là ở quan niệm lấy những hình tượng kỳ quái này tượng trưng cho một sức mạnh thần bí đầy uy quyền ở ngoài thế giới của con người. Sở dĩ chúng đẹp, không phải là vì những hình tượng đó có giá trị trang trí nào đó (như một số nhà lịch sử mỹ thuật sau này nhận xét mà ở những hoa văn đúc mạnh mẽ, kỳ quái, nổi bật này đã thể hiện được một thứ ngôn ngữ  vô hạn, nguyên thuỷ, trừu tượng để biểu hienẹ được quan niệm, lý tưởng, tình cảm tôn giáo nguyên thuỷ; thêm vào đó, những nét tạohình trầm mặc, vững chắc, ổn định trên vật dụng đã cực kỳ thành công khi phản ánh những năm tháng dã man đầy máu lửa rực trời mà loài người tất phải trải qua khi chuẩn bị bước vào thời đại văn minh.”[1]

Chúng tôi sở dĩ dẫn một đoạn dài của Lý Trạch Hậu vì tính tới nay, quan điểm của Lý Trạch Hậu về đồ đồng thau được coilà có cơ sở nhất và đã tiếp cận được gần với ý nghĩa thực tế của nó, hơn nữa, lại rất phù hợp với phong cách tinh thần  của “thời đại anh hùng” mà các học giả thường đề cập tới, nhưng đồng thời quan điểm đó lại có một số khiếm khuyết và chưa thật triệt để.. Ông ta tuy nhấn mạnh đến ự thần bí và sự uy hiếp của những hoa văn trên đồ đồng thau, nhưng chưa thể giải thích nguyên nhân tại sao những hoa văn của người đương thời  đáng sợ như vậy lại được coi là đẹp; ông cho rằng đó là “tình cảm, quan niệm và cách hiểu  về tôn giáo nguyên thuỷ”, cũng lại lẫn lộn sự khác biệt giữa thời kỳ đồng thau ở Trung Quốc với thời kỳ người xưa tôn sùng tôn giáo nguyên thuỷ.. Trung Quốc vào thời Thương đã sớm bước vào thời đại văn minh. Nếu năm nghìn năm trước, văn minh đã mở ra, thì thời nhàTh0 đã có lịch sử cách tượngời đó hơn một  nghìn năm, làm sao có thể coi sự thần bí và kỳ lạ của những hoa văn trên đồng thau hoàn toàn như một hiện tượng của tôn giáo nguyên thuỷ được?

Mờu chốt của vấn đề ở đây là làm thế nào để nắm được tinh thần thời đại vào thời nhà Thương, hay nói cách khác là phải đánh giá ra sao về thời đại anh hùng của nhân loại?

Trên đây đã nói, thời đại anh hùng không chỉ thể hiện ở tinh thần thượng võ, hiếu chiến của người xưa mà chủ yếu thể hiện ở trạng thái tinh thần đặc biệt. Trạngthái tinh thần ấy, một nửa là của thời đại nguyên thuỷ, một nửa là của thời đại văn minh.. Một nửa nguyên thuỷ thể hienẹ ửo quan niệm vạn vật hữu linh, thần và người có thể quan hệ với nhau, con người quá nhỏ bé khi so sánh với thần linh; nửa văn minh biểu hiện ở  sự giác ngộ ban đầu của con người, muốn thông qua hàngloạt các phương thức thần bí để  thể hiện tính chủ thểcủa con người, từ đó đạt tới việc nắm được thế giới thần bí. Nếu như nói trong thời đại nguyên thuỷ, con người hoàn toàn sợ hãi đối tượng mình sùng bái, họ luôn trong địa vị phụ thuộc, vậy thì đến thời đại anh hùng , họ tuy vẫn tin tưởng vạn vật hữu linh, nhưng đồng thời họ cũng có sự giác ngộ, ý thức được sức mạnh tự thân của nhân loại. Cái gọi là “sùng bái sức mạnh” chính là sự tự tin nhất định của họ về năng lực điều khiển thế giới của mình. Hơn nữa, sự tự tin này vừa là xét trên ý nghĩa cá thể, lại là sự vô ý thức tập thể. Sự vô ý thức tập thể biểu hiện trên đồng thau chính là ở sự hùng vĩ và đồ sộ của vật đúc cho đến sự mê hoặc dữ dội của các hoa văn. Sự kỳ lạ của các hoa văn, một mặt có thể hiểu là sự sợ hãi của con người đối với những lực lượng siêu nhiên, một mặt vừa có thể hiểu là sự thể hiện sức sống mạnh mẽ của con người thời bấy giờ. Ngôn ngữ nghệ thuật không lời và thủ pháp thể hienẹ phi khái niệm hoá của những hoa văn ấy, thực là một khúc nhạc giao hưởng ca ngợi sức sống và sức mạnh của con người.  

 Quan trọng hơn nữa, hình thể to và  nặng, cách tạo hình và những hoa văn kỳ lạ trên đồ đồng thau  đã thể hiện lối tư duy đặc biệt của người đời Thương trong buổi đầu văn minh. Một mặt, nó do sự sùng bái thần tự nhiên nguyên thuỷ (hoặc sùng bái tô tem) phát triển thành, đồng thời lại thể hiện việc giải thích độc đáo thế giới  của con người thời kỳ này. Đặc biệt là hoa văn thao thiết, hoa văn rồng phượng giao nhau, những hoa văn nửa mặt người nửa mặt thú đã thể hiện thế giới quan  đặc biệt của người đương thời. Những hoa văn siêu nhiên lại có chút ý nghĩa trừu tượng này không phải là sự mô phỏng tự nhiên, mà là do trí tưởng tượng . Cơ sở tâm lý của trí tưởng tượng  là xuất phát từ chủ nghĩa lãng mạn của người xưa đã thi vị hoá giới tự nhiên và các thần. Cách tạo hình thần bí và kỳ lạ thể hiện tâm lý căng thẳng của con người đương thời và mang màu sắc bi kịch đậm nét. Một mặt, con người muốn dùng sự hiểu biết của mình để lý giải thế giới và cuộc sống một cách lãng mạn, nhưng đồng thời lại vô cùng sợ hãi trước sự đe doạ của các lực lượng siêu nhiên. Sự khiếp sợ ấy không chỉ là sự sợhãi kiểu vô vi của thời đại nguyên thuỷ, mà là sự gào thét và giãy giụa trước các lực lượng đang đe doạ họ. Ngày nay, khi đối diện với đồ đồng thau, với những hoa văn và cách tạo hình  phong phú và kỳ lạ, chúng ta rất dễ cảm thấy khí chất của chủ nghĩa anh hùng và tinh thần bi trnág đặc biệt của người xưa, giống hệt như trạng thái tinh thần của người Hy Lạp thời sơ khai được phản ánh trong sử thi Hômerơ.

[1]Lý Trạch Hâu: “Tiến trình của cái đạp”, xem cuốn “Tuyển tập mười năm Lý Trạch Hậu”, quyển 1, Nhà xuất bản văn nghệ An Huy xuất bản, năm 1994, trang 42.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here