VII. Giáp cốt và các văn tự khác

 Văn tự Trung Quốc có từ bao giờ, đó là một vấn đề  không dễ làm rõ được. “Thuyết văn giải tự” viết: “Nhà viết sử Thương Hiệt thời Hoàng Đế  nhìn dấu chân của chim thú, biết phân biệt sự khác nhau, bắt đầu khắc thành sách.” Cuốn “Thế bản. Tác biên” viết: “Hoàng Đế sai Thương Hiệt làm sách.”

Cuốn “Hoài Nam tử.Bản kinh huấn” cũng viết: “Thương Hiệt làm sách, trời mưa kê, quỷ phải khóc đêm.” Rõ ràng là những cách nói này không đáng tin. Có Hoàng Đế hay không, đó là điều còn đáng ngờ, nói gì đến sử quan Thương Hiệt. Hơn nữa, việc phát minh ra văn tự là một quá trình lâu dài của lịch sử, là kết tinh trí tuệ của nhân dân chứ không thể là sáng tạo của một người. Cách nhìn lịch sử của người xưa là cách nhìn anh hùng, thường thường coi sự sáng tạo văn hoá là công lao của một nhân vật  truyền thuyết, như Thần Nông nếm trăm loại cây cỏ, Phục Hy tìm ra bát quái, Nữ Oa dạy dân hôn phối, … Trên thực tế, đây đều là những tri thức đã giành được qua thực tiễn đời sống và sản xuất lâu dài của nhân dân chứ không phải là sáng tạo của một nhà tiên tri văn hoá nào đó. Văn tự cũng như vậy. Các tài liệu về nhân loại học của các nước trên thế giới  chứng minh rằng  nguồn gốc của văn tự là hình khắc và đồ hoạ. “Dịch. Hệ từ” cũng có nhiều thông tin về vấn đề này: “Thời Thượng cổ, dùng chữ kết thừng để cai trị, những thánh nhân đời sau dựa vào đó mà khắc sách.” Nói một cách chặt chẽ, , sách và khắc không phải là một việc. Sách là đồ hoạ, chữ là hình khắc. Chỉ khi văn tự phát triển đến một giai đoạn nhất định, sách và chữ mới hợp nhất. Giáp cốt văn tự đời Thương là văn tự của một giai đoạn.

Trước đời Thương, văn tự Trung Quốc có diện mạo như thế nào, do tài liệu thiếu sót nên không dám khẳng định. Nhưng xem giáp cốt văn tự đời Thương, có thể suy đoán, trước đời Thương, chữ Hán của Trung Quốc nhất định đã phát triển trong một thời gian dài.

Cuốn “Thượng thư. Đa sĩ” viết: “Người Ân trước đây có sách, có truyện.” Nhưng trước khi có những phát hiện khảo cổ gần đây, văn tự đời Thương có diện mạo ra sao, quy mô như thế nào đều là ẩn số. Chỉ sau khi đọc được một số lượng lớn giáp cốt đã tim được, người ta mới phát hiện văn tự đời Thương đã phát triển đến một trình độ cao, cách nói trong “Đa sĩ” “có sách có  truyện” là có thể tin được.

Văn tự giáp cốt được phát hiện năm 1899, đến nay đã có lịch sử hơn một trăm năm. Trong một thế kỷ, với sự cố gắng của các nhà khảo cổ và văn tự học như Lưu Ngạc, La Chấn Ngọc, Vương Quốc Duy đến Quách Mạt Nhược, Đổng Tác Tân, Đường Lan, Vu Tỉnh Ngô, Hồ Hậu Tuyên, Trần Mộng Gia, văn tự giáp cốt đã được thu thập hệ thống, chỉnh lý và xuất bản. Theo thống kê trong cuốn “Giáp cốt văn biên” xuấtbản năm 1965, số chữ đơn khai quật được khoảng 4500, trong đó nhanạ biết được khoảng một phần năm. Trong gần ba mươi năm trở lại đây, lại có một số chữ mới được phát hiện, số lượng chữ có thể nhận biết được không ngừng tăng lên.         

việc phát hiện văn tự giáp cốt có một ý nghĩa to lớn trong lịch sử nghiên cứu, nó không chỉ cho người ngày nay biết được diện mạo của văn tự đời Thương, mà còn là những tư liệu quý giá cho cuộc nghiên cứu lịch sử văn hoá ddowif Ân Thương. Đời Thương tuy “có sách có truyện”, lại tồn tại trong thời gian năm sáu trăm năm, nhưng rốt cuộc lịch sử như thế nào, người ta vẫn chưa thể hiểu hết. Hơn hai nghìn năm trước, Khổng Tử đã từng tỏ lời than: “Lễ nhà Ân ta còn biết, còn đến thời Tống thì hiểu không đủ  vì tài liệu không đủ, nếu biết ta có thể hiểu các đời trước rồi.”[1] Văn tự giáp cốt được khai quật giúp chúng ta hôm nay hiểu ngay từ thời Khổng Phu Tử cũng thấy không có tài liệu. Dựa vào những tài liệu đó không chỉ biết được diện mạo lịch sử đời Thương mà còn sửa chữa được những sai lầm trong tài liệu cổ.

Từ việc xem hình dạng của chữ, văn tự giáp cốt so với văn tự  ngày nay có sự khác biệt  lớn, nhưng không thể xem đó là hai loại chữ, giữa chúng có sự tiếp nối và kế thừa. Trong sự phát triển của văn tự văn tự tượng hình xuất hiện sớm nhất, văn tự tượng hình có nguồn gốc trực tiếp từ hình vẽ của người nguyên thuỷ. Như chữ “mã” lấy hình dáng con ngựa, chữ “ngư” lấy hình dáng con cá, chữ “ngưu” lấy hình dáng con trâu, chữ “hoả” lấy hình dáng ngọn lửa, …Văn tự giáp cốt đời Thương tuy phát triển từ văn tự cổ xưa, nhưng sự tiến triển có tính đột phá, nguyên tắc tạo chữ không chỉ giới hạn trong tượng hình mà còn dùng “lục thư”. “Lục thư” là tổng kết của người đời sau quy luật tạo chữ của người đời trước mà nêu ra phương pháp tạo chữ thường dùng, sau đó Hứa Thanạ trong “Thuyết văn giải tự” đã khái quát, gồm có tjj hình, hội ý, chỉ sự, hình thanh, giả tá, chuyển chú. Trong “lục thư”, văn tự giáp cốt chủ yếu gồm ba loại là tượng hình, hội ý, chỉ sự, ước chiếm đến tám mươi phần trăm. Trong ba loại này, tượng hình là chính, chiếm tới ba mươi bảy phần trăm  tổng số chữ có thể nhận biết. Đặc biệt cần lưu ý là, tượng hình là một trong ;ục thư nhưng lại là nguyên tắc và nguyên tố cơ bản của chữ Hán. Như “minh” là chữ hội ý, chỉ ánh sáng tương giao giữa mặt trời và mặt trăng, mà “nhật” và “nguyệt” đều là tượng hình; lại như “nhân” là chữ tượng hình, được dùng làm thành phần để tạo thành chữ nhiều người, hai người thì thành “tòng”    120     nhiều chữ “nhân” thành chữ “chúng” (“chúng” trong văn tự giáp cốt là tam nhân dưới chữ “nhật”), hội ý trên cơ sở của tượng hình. Chỉ sự, hình thanh, giả tá, chuyển chú, cũng giống như vậy. Sau văn giáp cốt, chữ Hán đã phát triển  qua  các giai đoạn kim văn, triện thư, lệ thư, khải thư,  tuy hình chữ, nét bút có thay đổi nhiều, nhưng tượng hình vẫn là điểm cơ bản. Cũng có thể nóitth cơ bản của chữ Hán là tính tượng hình.

Dựa vào những tài liệu còn lại hiện nay   thấy chữ tượng hình chuyển thành văn tự chữ cái sớm nhất là người  Phinêdi  (?). Phinêdi là một dải đất hẹp và dài nằm ở bờ bắc Địa Trung Hải, phía đông giáp núi Libăng, phía nam liền với Palestin, bắc giáp Tiểu á, diện tích nước này lớn hơn nước Libăng hiện nay. Vào khoảng thế kỷ 13 trước Công nguyên, người Phinêdi chủ yếu lợi dụngcc chữ cái  chữ tượng hình của văn tự Ai Cập đã sáng tạo chữ cái biến âm đầu tiên trên thế giới. Những chữ cái này có khoảng hơn 20, chỉ có phụ âm, không có nguyên âm. Văn tự cổ Hy Lạp và văn tự         đều có nguồn gốc từ chữ cái Phinêdi. Về sau văn tự Hy Lạplại phát triển  thành văn tự Latin và văn tự Nam Tư. Chữ viết Alamia sau phát triển thành chữ ấn Độ, Arập, Acmenia, Duy Ngô Nhĩ, … Hiện nay, tiếng Anh, Pháp, Dức, Italia đều có nguồn gốc từ tiếng Latinh.. Một điểm rất đáng chú ý là người Phinêdi sáng tạo văn tự chữ cái  và người đời Thương ở Trung Quốc sáng tạo văn tự giáp cốt vào cùng một thời kỳ lịch sử. chính là nói, ở đời Thương các nước văn minh trên thế giới cơ bản đều ở giai đoạn  dùng chữ tượng hình, sau khi văn tự Phinêdi được sáng tạo, các nơi trên thế giới đều chấm dứt việc dùng chữ tượng hình,  sự thay đổi văn hoá to lớn này cũng đã xảy ra vào giai đoạn lịch sử của đời Thương.

 

Bảng trang  121

 

Dựa vào quan hệ giữa ngôn ngữ và chữ viết, văn tự tượng hình được toạ ra trên cơ sở theo cách tạo chữ “lục thư” của Trung Quốc phù hợp với quy luật phát triển của chữ viết. Nhưng sự thực lịch sử là, chữ viết Trung Quốc phát triển theo quy luật đã trở thành một đặc thù của lịch sử văn tự thế giới, còn chữ viết bằng chữ cái lại không theo quy luật lại trở thành một hiện tượng văn hoá có ý nghĩa phổ biến trong lịch sử thế giới.

Vì sao lại có sự trái ngược này? Vì sao một sự vật không phù hợp với quy luật lạicó ý nghĩa phổ biến? Hoặc nói cụ thể hơn, vì sao người Phinêdi lạiphá vỡ quy luật của tư duy loài người  để sáng tạo văn tự chữ cái? Vì sao sáng tạo này của người Phinêdi lại được các dân tộc khác tiếp thu rộng khắp?

Để trả lời được câu hỏi trên chắc không phải là việc dễ dàng. Theo cách hiểu thông thường của giới học thuật, đây là do nhu cầu của thương nghiệp. Người Phinêdi là một dân tộc làm thương nghiệp, làm sôi nổi cả biển Địa Trung Hải trong công việc buôn bán. Hàng hải và buôn bán đã giúp họ sáng tạo một hệ thống chữ viết đơn giản và thuận tiện. Nhìn bên ngoãin giải thích này có thể chấp nhậ, nó phù hợp với nguyên lý cơ bản của cách nhìn lịch sử duy vật. Nhưng cách nói này mới chỉ nêu được động cơ chứ chưa nói rõ khả năng của họ. Có nguyện vọng là một việc, còn những nguyện vọng này có phù hợp với thực tế lại là một chuyện khác. Hơn nữa, hàng hải và buôn bán phát triển không nhất định yêu cầu văn tự giản đơn và tiện lợi. Trong thế giới cổ đại, , việc qua lại buôn bán chủ yếu dùng lời nói chứ không phải  là văn tự, mà trong khẩu ngữ không tồn tại vấn đề văn tự chữ cái và văn tự tượng hình. Tức là, nếu nhu cầu buôn bán là câu trả lời thì sợ rằng cách suy nghĩ đó có vấn đề.

Văn tự tượng hình và văn tự chữ cái nhìn bên ngoài chỉ là  hệ thống văn tự khác nhau, nhưng thực ra nguyên tắc  là hai phương thức  nắm bắt thế giới. Tiếng nói và chữ viết là có tính công cụ, lại có ý nghĩa bản thể của sinh mệnh con người. Casier nói con người là động vật có phù hiệu, Hyderger nói  ngôn ngữ là mảnh vườn của tồn tại, cả hai đều nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa con người và  chữ viết trên ý nghĩa bản thể sinh mệnh. Hoặc có thể nói, chữ viết tượng hình và chữ viết chữ cái là hai phương thức tư duy khác nhau, lại là hai ranh giới sinh mệnh khác nhau. Chữ tượng hình lấy sự vật tự nhiên để mô phỏng, lấy hình tượng cụ thể để phản ánh thế giới, trong hệ thống văn tự này, vật và chữ có sự gần gũi (vật ngã tương dung, chủ khách tương thân),, còn chữ viết bằng chữ cái  là không phải hình tượng, nó khiến cho con người thoát khỏi sự quan sát tự nhiên, nó chú tọng đến khái niệm, phù hiệu và quy tắc của tự nhiên. Trong chữ viết tượng hình,  quan hệ giữa con người và tự nhiên mang tính thơ và tính thẩm mỹ, còn chữ viết bằng chữ cái  có thể nói là lạnh lẽo và không có tính thẩm mỹ.. Điều quan trọng hơn nữa là, chữ viết bằng chữ cái trừu tượng,  đem toàn bộ thế giới ký hiệu hoá bằng hơn hai mươi chữ cái khái niệm hoá, bản thể hoá vạn vật tự nhiên, đưa chúng về khái niệm tuyệt đối. Người Phinêdi sáng tạo chữ viết bằng chữ cái trừu tượng , cả Thượng đế của người Do Thái láng giềng cũng là sáng tạo trừu tượng, không thể nói họ không có tư duy chung.

Chúng ta tạm thời để nguyên nhân xuất hiện và tồn tài của hai loại chữ viết này cho các nhà ngôn ngữ học và  lịch sử chữ viết nghiên cứu, mà tập tủng vào vấn đề quan hệ giữa chữ viết tượng hình và văn minh Trung Quốc.Cc dân tộc khác phát triển từ chữ viết tượng hình đến chữ viết bằng chữ cái, dân tộc Trung Hoa không có sự chuyển biến như thế. Khác biệt này không phải là do  sự lạc hậuẩc Trung Quốc hoặc khiếm khuyết khác. Ngược lại,  từ việc xem xét quan hệ với những chữ viết giống  như chữ viết Trung Quốc, không phát triển thành chữ viết bằng chữ cái, sẽ thấy chúng có tính ưu việt, càng mang ý nghĩa của một cái vườn có tính thơ. Nói như Hyderger, càng thể hiện sự tồn tại của con người. Chữ viết tượng  hình có vẻ đẹp, nó thể hiện quan hệ gần gũi giữa con người và tự nhiên vạn vật. Dùng chữ viết loại này (đọc hoặc viết), con người trực tiếp đối diện với chữ viết là thế giới tự nhiên được thể hiện. Sách viết một chữ “sơn”, trước mắt ta như hiện lên những kiểu, những dạng các ngọn núi , sách viết một chữ “thuỷ”, ta lập tức nghĩ đến nước biển, nước sông, nước ao, nước suối; sách viết một chữ “ngư”, trước mắt chúng ta như có các loại cá bơi lội tung tăng. Chữ viết bằng chữ cái không thể toạ được hiệu quả như vậy, chúng không gợi cho ta những suy nghĩ miên man về tự nhiên. Quan trọng hơn là, chữ viết tượng hình có hàm chứa đạo đức, có thể trực tiếp giúp người ta tự giác thức tỉnh lòng nhân. Thí dụ chữ “nhân”, chữ “nhân” cùng với chữ “nhị”, nhìn thấy chữ viết ấy, ta lập tức nghĩ tới ý nghĩa thật của con người là sự tương thân tương ái; lại  như chữ “mẫu”, ta nghĩ tới cái khổ mang thai mười tháng, nghĩ tới nghĩa vụvà trách nhiệm  với người mẹ sinh ra ta. Ngoài ra, chữ viết tượng hình còn có một  điểm mà chữ viết bằng chữ cái không có được  là nó có thể nghệ thuật hoá, có thể coi là một môn nghệ thuật mang lại niềm vui cho tính tình con người. Trung Quốc có nghệ thuật thư pháp, các dân tộc khác không có nghệ thuật này (người Nhật Bản có nghệ thuật thư pháp nhưng phần lớn là dùng chữ viết của Trung Quốc), nguyên nhân là do đó.

Hơn nữa, phép biện chứng của lịch sử chứng minh, người Trung Quốc đã duy trì và phát triển chất thơ và chất thẩm mý của chữ viết tượng hình, nó là ánh sáng văn minh của Trung Quốc, nhưng đồng thời,  ở một phương diện khác, nó cũng hạn chế sự phát triển của văn minh Trung Quốc. Biểu hiện chủ yếu là:

Thứ nhất, sự khác nhau bên trong giữa chữ viết tượng hình và chữ viết dùng chữ cái  là, chữ viết tượng hình là cụ thể và tưởng tượng, chữ viết bằng chữ cái là trừu tượng. Chữ viết bằng chữ cái trừu tượng hợp với người phương Tây trên con đường tư duy khoa học, mang đến vương quốc của tôn giáo. Chính vì thế, ngay từ thời cổ Hy Lạp mới bắt đầu, họ đã họ đã tìmn được những bí mật của thế giới , mong đem toàn bộ thế giới đóng khung vào trong hệ thống khái niệm của họ, từ đó đi trên con đường tin vào Thượng đế và tìm tòi khoa học. Còn người Trung Quốc dùng chữ tượng hình, nên cách tư duy trực quan, không giỏi giản hoá thế giới, không giỏi dùng khái niệm, định lý  để nắm bắt thế giới, từ đó luôn luôn không thể bồi dưỡng được tư duy khoa học.    

Thứ hai, chữ viết bằng chữ cái, cách biểu đạt đơn giản nhưng lại thể hiện được thế giới phức tạp, dễ học dễ nắm bắt. Còn chữ tượng hình phức tạp hơn chữ viết bằng chữ cái. Một người Trung Quốc, từ nhỏ đi học, nếu khả năng đầy đủ, cần quá trình đến mười năm mới biết chữ, còn  người phương Tây học chữ viết bằng chữ cái của họ  đơn giản hơn nhiều, dễ hơn nhiều, cũng có thể nói, người đọc sách Trung Quốc phải dành một phần lớn tinh lực để biết chữ, còn người phương Tây có thể đem phần lớn thời gian của họ để  cho học tập tri thức khoa học. Vì thế, vào thời kỳ Ngũ Tứ, một số phần tử văn hoá tiên tiến chủ trương thay đổi chữ Hán. Những năm 50 của thế kỷ 20, đề xướng chữ giản hoá, mục đích cũng như thế. Nhưng một vấn đề khác lại đặt ra là, đơn giản hoá chữ Hán tuy có cái lợi là dễ học, nhưng lại làm mất đi chữ Hán truyền thống trong đó bao hàm nhiều nhân tố thẩm mỹ và đạo đức. Như một chữ “ái”, giưa xchữ phồn thể có một chữ “tâm”, biểu hienẹ tình yêu là yêu từ trong lòng, trong chữ giản hoá hienẹ nay, chữ “tâm” đã mất, thế là nghĩa thực của chữ “ái” không còn, chắc chắn cũng trở ngại nhiều  cho lòng  yêu.

[1]”Luận ngữ. Bát dị”

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here