Tháng 3 năm 1947, sau khi tiến quân toàn diện vào khu giải phóng của đảng cộng sản Trung Quốc thất bại, Tưởng Giới Thạch thay đổi chiến lược, đưa quân tiến công vào hai khu giải phóng Thiểm Bắc và Sơn Đông. Để thoát khỏi cục diện bất lợi, trong hai ngày 4 và 8 tháng 5, Mao Trạch Đông đã điện cho Lưu Bá Thừa, Đặng Tiểu Bình yêu cầu kết thúc cuộc phản công ở Dự Bắc, thu quân để chỉnh đốn, tranh thủ tháng 6 sẽ vượt sông Hoàng Hà, chuyển hướng tác chiến, hy vọng từ đó, Tưởng Giới Thạch sẽ rút quân khỏi Thiểm Bắc và Sơn Đông.

Sau khi thâm nhập vào vùng địch kiểm soát, không có hậu phương hỗ trợ, tác chiến trong hoàn cảnh thiếu lương thực và vũ khí, khó khăn dường như không thể tưởng tượng nổi. Nhưng để có hành động thực tế nhằm bảo vệ Trung ương đảng, bảo vệ Mao Chủ tịch, Lưu Bá Thừa và Đặng Tiểu Bình đã dùng hơn chục ngày ngắn ngủi chuẩn bị sắp xếp chỉnh đốn lực lượng. Tinh thần toàn quân đã lên cao, sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới. Ngày 30 tháng 6, đại quân của Lưu Đặng lợi dụng đêm tối đã vượt sông Hoàng Hà khiến  Tưởng Giới Thạch vốn  tin tưởng vào hệ thống phòng thủ kiên cố trên con sông này phải hoàn toàn bất ngờ. Tưởng Giới Thạch đã từng huênh hoang nói với cấp dưới: nơi đây có thể  ngăn cản bốn mươi vạn đại quân!  Đây chính là bốn mươi vạn quân của Tưởng Giới Thạch!

Sau khi vượt sông, Đặng Tiểu Bình nhìn dòng nước trôi cuồn cuộn trên sông nói với Lưu Bá Thừa một lời đùa vui. Lưu Bá Thừa trả lời: Hôm nay là ngày sinh nhật đảng, chúng ta có thể mang món quà này làm lễ vật dâng tặng.

Sau khi đại quân của Lưu Đặng vượt sông, Mao Trạch Đông vô cùng phấn khởi. Nghe báo cáo, ông còn nửa tin nửa ngờ: “Dùng binh, ắt phải ngụy tạo. Có phải họ dùng phép “thuyền cỏ mượn tên với tôi chứ?”

Nhận được tin điện báo, Tưởng Giới Thạch đang vui bỗng nổi cơn thịnh nộ. Ông ta vốn đang nghĩ Lưu Đặng đang ở Thiểm Bắc, làm sao có thể vượt sông Hoàng Hà hiểm trở nhanh chóng như vậy để tiến về phía tây nam tác chiến. Vì thế, Tưởng lập tức điều động ba sư đoàn ở Dự Bắc do Vương Kính Văn chỉ huy ngăn cản Lưu Đặng. Sau đó, Tưởng lại điều động quân từ Thiểm Bắc và Sơn Đông về hỗ trợ.

Sau khi vượt sông Hoàng Hà, hổ tướng Dương Dũng tiến công mãnh liệt, thừa thắng bao vây Vận Thành. Nhờ pháo binh đã chuẩn bị trước, chỉ trong một đêm, Vận Thành đã bị hạ, tiêu diệt hai lữ đoàn thuộc sư đoàn 55, chấm dứt tình trạng đơn độc của quân ta. Tính cho tới lúc này, Đỗ Nghĩa Đức cũng đã tiến công Định Đào, tiêu diệt toàn bộ 4.300 quân địch.

Tuy Vận Thành đã bị quân ta tiêu diệt, nhưng Vương Kính Văn vẫn đưa quân cứu viện cho Vận Thành, áp dụng “Trường xà trận” ở cách Vận Thành hơn 50 km. Lưu Bá Thừa đã đoán trước việc này, ông chỉ huy đại quân dũng cảm xông tới, chia cắt sự liên hệ giữa các sư đoàn số 7, sư đoàn 32 và sư đoàn 66 với sư đoàn 32 và sư đoàn 70, sau đó mãnh liệt tiến công, tiêu diệt toàn bộ 3 sư đoàn gồm 50.000 quân. Sau đó, quân ta còn truy quét tàn quân của địch, hoàn thành chiến dịch Tây nam, tiêu diệt toàn bộ 4 sư đoàn, 9 lữ đoàn bao gồm 60.000 quân, kết thúc thắng lợi chiến dịch đại phản công của quân ta.

Thấy cuộc tiến công lớn không thành, Tưởng Giới Thạch thực hiện “tri thủ”. Từ Bộ tư lệnh không quân, ông ta đi thị sát vùng thượng du Hoàng Hà với chủ ý giành lại vùng đất này. Kế hoạch của Tưởng Giới Thạch bước một là dùng máy bay phá hủy hệ thống đê điều khiến đại quân của Lưu Đặng phải rút về phía bắc. Nếu thành công, ông ta sẽ hành động bước hai, dẫn nước sông Hoàng Hà để đại quân Lưu Đặng chết chìm ở khu vực Tây nam.

Hình thế hiểm trở, mưa to như trút, nước sông Hoàng Hà không ngừng cuồn cuộn chảy. Đêm ngày 7 tháng 8, sau khi nghe báo cáo, Lưu Bá Thừa và Đặng Tiểu Bình không đợi lệnh của trung ương đã hạ lệnh cho toàn quân xuất phát. Quân chia làm 3 đường hướng về Đại Biệt Sơn. Mao Trạch Đông trả lời điện cho Đặng Tiểu Bình: “Quyết định hoàn toàn chính xác!” Lúc đó, Tưởng Giới Thạch đang hình dung cảnh đại quân của Lưu Đặng vượt sông ở phía bắc nên điều quân của 8 lữ đoàn với ý đồ bao vây quân của Lưu Đặng. Tưởng Giới Thạch chắc rằng sẽ bao vây được quân Lưu Bá Thừa ở khu vực Hoàng Phiếm.

Khu Hoàng Phiếm không có dân cư, hành quân hay trú quân đều vô cùng khó khăn. Để giành lấy thắng lợi, Lưu Đặng đã ra lệnh cho bộ đội giảm nhẹ mọi trang bị, tất cả đều đi tay không, chân vượt qua những con đường khúc khuỷu lầy bùn, … đi suốt đêm. Với nghị lực phi  thường của đại quân, chiến thắng sẽ tới nếu vượt qua được những khó khăn ở Hoàng Phiếm.

Ngày 18, đại quân tiến tới Sa Hà, ngày 23, đại quân tiến tới Hoài Hà,  rồi vượt qua Nhữ Hà. Được lệnh “chặn đứng” của Tưởng Giới Thạch, 8 sư đoàn đã được huy động để ngăn chặn quân cách mạng. Từ khắp nơi, Lưu Bá Thừa và Đặng Tiểu Bình khẩn trương hành động. Phía trước có kẻ địch mạnh hơn, phía sau bị quân địch ngăn chặn, hoàn cảnh vô cùng nguy cấp. “Phải dũng cảm tìm con đường  giành thắng lợi, các đồng chí rõ chưa? Từ nay trở đi, bất kể ngày hay đêm, bất chấp máy bay hay đại pháo của kẻ địch, chúng ta cũng chỉ có một quyết tâm là tiến về phía trước. Từ đó, mở một con đường máu, tới được Đại Biệt sơn là giành được thắng lợi.” Lưu Bá Thừa đã dõng dạc truyền mệnh lệnh tới toàn quân: “Chúng ta không nhất thiết phải hy sinh  không nhất thiết phải trả giá, Kiên quyết tiến đến Đại Biệt Sơn!” Đặng Tiểu Bình cũng tiếp lời hưởng ứng.

Phải dũng cảm tìm con đường  để chiến thắng. Toàn thể đại quân của Lưu Đặng đồng thanh hô khẩu hiệu, mặc cho pháo của kẻ địch dồn dập, họ vẫn thẳng tiến, không ngừng nghỉ hướng tới Đại Biệt sơn, nhanh chóng thoát khỏi vòng vây của Tưởng Giới Thạch.

Tin đại quân của Lưu Đặng đã tới Đại Biệt Sơn truyền đến Thiểm Bắc, Mao Trạch Đông đang như ngồi trên đống lửa bỗng mở to đôi mắt, vỗ tay rất lớn, nói với Chu Ân Lai: “Chúng ta cuối cùng đã thắng rồi!”

Đại quân Lưu Đặng đã vượt nghìn dặm tới Đại Biệt Sơn như lưỡi dao đâm vào gan ruột của Tưởng Giới Thạch, ông ta huy động quân từ Vũ Hán, Nam Kinh, Thiểm Bắc, Sơn Đông tới hỗ trợ. Các cánh quân được bố trí bỗng chốc vỡ vụn, đó chính là cống hiến to lớn của cuộc chuyển quân vĩ đại này. Nó cũng khép lại cuộc phản công chiến lược của Quân giải phóng.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here