Ngày 28 tháng 4 năm 1928 là một ngày đặc biệt ở vùng núi Tỉnh Cương, nơi có phong cảnh đẹp đẽ, khí hậu ôn hòa, cây cỏ tươi tốt. Đó chính là ngày số quân còn lại sau khởi nghĩa Nam Xương do Chu Đức và Trần Nghị lãnh đạo đã tới chợ Lung, Ninh Cương. Mao Trạch Đông đã đưa đội quân công nông cách mạng chủ lực từ Hồ Nam Giang Tây về tới đây, hai cánh quân vũ trang cách mạng đã tập hợp nơi đây, có tác dụng thúc đẩy cao trào cách mạng trên cả nước, tạo nên ảnh hưởng vô cùng sâu rộng.

Đội quân “Bát Nhất” trong khởi nghĩa Nam Xương qua mấy tháng xoay chuyển mới tới được căn cứ địa cách mạng Tỉnh Cương Sơn sau khi dời Nam Xương. Mao Trạch Đông hết sức quan tâm tới lực lượng vũ trang này, nhưng do tin tức bị kẻ địch phong tỏa nghiêm mật nên chưa biết hiện họ đang ở đâu. Cho tới khi có những trận đánh du kích xảy ra ở huyện Linh, Mao Trạch Đông mới biết được tin này qua một tờ báo. Tờ báo nói quân của Chu Đức đã tới Triều Châu, Sán Đầu thuộc tỉnh Quảng Đông. Biết được tin tức của quân đội sau khởi nghĩa Nam Xương, Mao Trạch Đông rất vui mừng, ông lập tức triệu tập một cuộc họp, thông báo với mọi người tin này. Mao Trạch Đông nói:

  • Khởi nghĩa Nam Xương đã giáng đòn vũ trang đầu tiên vào phái phản động Quốc dân đảng, lực lượng còn lại này là lực lượng nòng cốt dưới sự lãnh đạo của đảng chúng ta. Chúng ta nhất định phải tìm được mối liên hệ với họ.

Mọi người đều đồng tình  nên đã nhất trí cử Hà Trương Công đi Quảng Đông để tìm đội quân của Chu Đức.

Hà Trương Công nhận lệnh, hóa trang rồi xuất phát, sau hơn một tháng, người em của Mao Trạch Đông là Mao Trạch Đàm bỗng nhiên tới Mao Bình. Ông là người được Chu Đức cử đi tìm Mao Trạch Đông. Vốn Chu Đức nghe tin Mao Trạch Đông đã xây dựng được căn cứ cách mạng ở Tỉnh Cương Sơn nên cử người đi tìm để tạo mối liên hệ. Mao Trạch Đàm báo cáo với Mao Trạch Đông về tình hình đội quân của Chu Đức sau khởi nghĩa Nam Xương, sau mấy tháng qua lại các nơi, họ đã tới Giang Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông tiến hành đánh du kích, về sau nhận được chỉ thị của Trung ương, tham gia khởi nghĩa Quảng Châu, nhưng không ngờ, mới tới Thiều Quan, khởi nghĩa Quảng Châu đã thất bại, đành phải đóng quân ở Thiều Quan để tiến hành củng cố lực lượng. Mao Trạch Đông phân tích hoàn cảnh của đội quân này từ sau khởi nghĩa Nam Xương, quyết định đưa họ về căn cứ địa cách mạng ở Tỉnh Cương Sơn, để Mao Trạch Đàm ở lại làm công tác xây dựng đảng.

Lại nói chuyện Hà Trương Công đi tìm đội quân của Chu Đức, ông ta vượt qua được sự truy lùng của  phái phản động. Sau khi tới Thiều Quan, qua mấy tháng vất vả, toàn thân đầy bụi đường, ông tới tắm rửa ở quán trọ. Lúc ấy, Thiều Quan vốn là nơi đội quân thứ 16 của quân phiệt Vân Nam Phạm Thạch Sinh chiếm đóng. Vừa khéo, trong khu nhà tắm cũng có một số quan quân. Họ vừa tắm rửa, vừa đang cùng nhau bàn công việc. Hà Trương Công nghe lỏm được những lời bàn bạc này. Ông nghe họ nói:

  • Quân của Vương Giai đã tới Lê Phô Đầu. Nghe nói ông ta vốn là bạn học cũ của Chu Đức.

Lại nghe một người khác nói:

  • Bạn học tìm bạn học, vậy nhất định họ sẽ tập hợp lại với nhau. Chúng ta phải tăng cường phòng bị.

Nghe được những tin tức ấy, Hà Trương Công vô cùng vui sướng, nhanh chóng tắm rửa rồi lên đường mặc dù khi ấy đã quá nửa đêm. Qua bao chặng đường vất vả, cuối cùng Hà Trương Công đã tìm được Chu Đức, Trần Nghị và đội quân của họ. Thật là đi đến rách giày vẫn không tìm thấy thế mà chỉ một sự tình cờ, công việc đã thành.

Ngày hôm sau, Chu Đức trao tận tay Hà Trương Công một phong thư  kèm theo một số tiền ăn đường, nói:

  • Hy vọng anh sẽ nhanh chóng về tới Tỉnh Cương Sơn, báo cáo tình hình với đồng chí Mao Trạch Đông. Chúng tôi hiện đang chuẩn bị bạo động ở Tương Nam.

Hà Trương Công cầm thư giới thiệu về tới Tỉnh Cương Sơn. Sau khi nghe báo cáo của Hà Trương Công, Mao Trạch Đông lập tức chú ý đến hành tung của đội quân này. Không lâu sau, Chu Đức phát động cuộc bạo động ở Tương Nam, nhưng nhanh chóng thất bại. Bất đắc dĩ, Chu Đức phải đưa quân về Hồ Nam, Giang Tây nhưng bị quân địch bám theo. Mao Trạch Đông lúc này đang ở huyện Linh, nghe tin, lập tức đưa lực lượng quân cách mạng công nông tới hỗ trợ. Được sự chi viện của Mao Trạch Đông, quân của Chu Đức đã tới chợ Lung, Ninh Cương an toàn, được sự hoan nghênh chào đón của mọi người. Chu Đức vui vẻ nói:

  • Hay quá, chúng tôi đã về tới nhà rồi!

Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ yểm hộ cho đội quân của Chu Đức, Mao Trạch Đông cũng đã đưa quân về tới chợ Lung. Từ sớm, đã có người báo cáo: “Đồng chí Chu Đức đang ở Thư viện Long Giang, đang chờ đồng chí tới!”.

Nghe tin, Mao Trạch Đông rất vui, vội đi tới thư viện Long Giang. Chu Đức, Trần Nghị cùng một số người khác đã chờ sẵn ở cửa đợi Mao Trạch Đông. Nhìn thấy Mao Trạch Đông, Chu Đức tiến lên mấy bước. Mao Trạch Đông cũng rảo bước, đưa tay ra phía trước. Cả hai xiết chặt tay tưởng chừng không thể thân tình và nồng nàn hơn. Mao Trạch Đông nói lời chúc mừng:

  • Quân địch ở cả hai tỉnh không thể làm gì được các đồng chí!

Chu Đức nói:

  • Chúng tôi đã di chuyển rất nhanh chóng, cũng là nhờ sự yểm hộ của các đồng chí!

Hai đội quân vũ trang đã tập hợp thành công, tuy các chiến sĩ ở nhiều địa phương khác nhau, mỗi người nói một giọng nhưng tất cả đều có chung tình đồng chí, cùng chung một tâm nguyện cùng với Mao Trạch Đông xây dựng Tỉnh Cương Sơn thành căn cứ cách mạng , chẳng khác gì các ngôi sao phân tán tụ hội thành một bầu trời đầy sao rực rỡ. Ngày 4 tháng 5, ở chợ Lung, nơi non xanh nước biếc, đèn hoa được chăng kết trở thành một nơi như chốn đô hội, thật đáng yêu. Hơn hai vạn quân tập hợp để cử hành lễ mừng. Trên lễ đài cờ đỏ như những đám mây rực rỡ, phía trước nổi bật biểu ngữ: “Chúc mừng hội quân thắng lợi, thành lập Hồng Tứ quân”.

Đúng 10 giờ, Hà Trương Công, người điều khiển chương trình, tuyên bố:

  • Đại hội khai mạc, nổ pháo!

Tất cả tiến hành buổi lễ chúc mừng. Trước hết là phát biểu của Trần Nghị, ông nói lên ý nghĩa trọng yếu của việc hội quân thắng lợi. Sau đó Chu Đức tiếp lời, ông trầm tư nói:

  • Các đồng chí tham gia lễ mừng hôm nay tất thảy đều rất vui. Nhưng quân địch vẫn còn đó, nên chúng ta không thể chủ quan.

Sau đó, ông kêu gọi mọi người đoàn kết, nâng cao sức chiến đấu, củng cố căn cứ địa, phát triển lực lượng cách mạng. Khi ông kết thúc đã nhận được những tràng vỗ tay nhiệt liệt của mọi người.

Tiếp theo, Trần Nghị mời Mao Trạch Đông phát biểu với mọi người. Mao Trạch Đông nhanh nhẹn bước lên lễ đài, tất cả đồng loạt vỗ tay như sấm dậy chúc mừng. Họ là những người đã tham gia khởi nghĩa Nam Xương, đã từng cùng ông đồng cam cộng khổ, chung lưng đấu cật để có ngày hôm nay. Mao Trạch Đông đã chỉ ra ý nghĩa to lớn của việc hội quân đồng thời, phân tích tiền đồ tươi sáng của căn cứ địa cách mạng và Hồng quân. Ông phấn khởi nói:

  • Giờ đây, về mặt số lượng, trang bị của chúng ta chưa bằng kẻ địch, nhưng chúng ta có chủ nghĩa Mác Lê, có được sự ủng hộ của quần chúng, nhất định sẽ đánh bại kẻ địch. Kẻ địch dù có bản lĩnh của Tôn Ngộ Không, chúng ta cũng sẽ có cách để đánh bại.

Cách so sánh sinh động  của Mao Trạch Đông khiến quần chúng vô cùng hào hứng, tất cả liên tục vỗ tay không dứt. Đại hội đã tuyên bố thành lập Hồng quân công nông Trung Quốc, Mao Trạch Đông phụ trách công tác đảng, Chu Đức làm Quân trưởng, Trần Nghị làm Chủ nhiệm chính trị. Mao Trạch Đông đã thành công trong việc đưa cách mạng từ thoái trào nhanh chóng trở về tư thế tiến công.

Việc thành lập Hồng tứ quân khiến Tỉnh Cương Sơn xuất hiện một phong trào cách mạng sôi nổi. Dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, cách mạng Trung Quốc bước vào một thời kỳ mới theo con đường chính xác đã vạch ra, từ căn cứ địa cách mạng, tiến hành các hoạt động “đánh thổ hào, chia ruộng đất”. Lực lượng Hồng quân ở Tỉnh Cương Sơn ngày càng vững mạnh, căn cứ cách mạng ngày càng vững chắc. Được sự giáo dục và chỉ huy của Mao Trạch Đông, Hồng quân Trung Quốc đã từ nhỏ phát triển thành lớn, từ yếu thành mạnh đã lập được nhiều chiến công hiển hách trong quá trình cách mạng Trung Quốc.

1 BÌNH LUẬN

  1. Chủ Nghĩa Mac Lê đua ra khẩu hiệu “Tam Vô Nhị Các” Đánh Lưa người dân ngu dốt ,kể cả đám người có bằng cấp nhưng ngây thơ về “Một Thiên Đường Ảo Tưởng ”
    Các tận sở năng ,các tận sở nhu”
    Làm theo khả năng ,hưởng theo nhu cầu nen những người nghèohưởng ứng ngay

Trả lời NGHUYÊNVĂNOÁNH Hủy trả lời

Please enter your comment!
Please enter your name here