Tháng 4 năm 1840, quốc hội nước Anh thông qua nghị quyết xâm lược Trung Hoa. Tháng 6, Tổng tư lệnh Kiều Trị Ý Luật (George Eliot) đưa quân tới bờ biển Áo Môn, phong tỏa Chu Giang khẩu, chiến tranh Nha phiến chính thức bùng nổ.

Lâm Tắc Từ cùng Quan Thiên Bồi đã sớm có sự chuẩn bị, vùng gần Chu Giang khẩu đã được tắng cường đại pháo, thiết lập tuyến phòng ngự, quân Anh tiến công mấy lần nhưng đều thất bại, đành bỏ Quảng Châu tiến về hướng bắc, tìm đột phá khẩu mới. Cuối cùng, Chiết Giang, Định Hải và Trấn Hải tiếp tục bị chiếm đóng.

Nếu như nói sau khi Định Hải và Trấn Hải mất vào tay giặc,  cuộc kháng chiến chống xâm lược của quân và dân Chiết Giang đã khép lại thì  đây là một cuộc chiến đấu vô cùng anh dũng đặc biệt  ở pháo đài Ngô Tùng ở Trường Giang khẩu. Chỉ huy ở Ngô Tùng là Lão tướng quân Trần Hóa Thành năm ấy đã 66 tuổi.

Khi chấp hành nhiệm vụ Thủy sư đề đốc ở Phúc Kiến, Trần Hóa Thành đã từng cùng Đặng Đình Trinh ngoan cường chiến thắng quân Anh. Vì thế quân Anh rất sợ hãi khi nghe nói tới ông, họ vẫn gọi ông là “Trần Lão hổ”. Sau khi ông được điều đến Ngô Tùng làm Đề đốc Giang Nam, không giống như các tướng lĩnh khác lơ là việc phòng thủ, ông ngày đêm chuẩn bị tác chiến. Trần Hóa Thành cho nguời tu sửa pháo đài, chế tạo thuốc súng, tăng thêm gần 8000 khẩu đại pháo. Ngoài ra, căn cứ vào nhược điểm của Thủy sư Giang Nam, ông lựa chọn đội quân tinh nhuệ từ Phúc Kiến bổ sung quân số. Lực lượng  phòng thủ cửa Ngô Tùng trở thành mạnh nhất vùng Giang Chiết. Nó giữ một vai trò vô cùng trọng yếu bảo vệ cho cửa Trường Giang.

Thống sư quân Anh Phác Đỉnh Tra tuy đã nhiều lần tiến công Áo Môn, Định Hải, Trấn Hải và Ninh Ba nhưng vẫn chưa biết sự lợi hại của quân Thanh. Mục tiêu của chúng là Nam Kinh, đây chính là giao điểm đường vận chuyển đông tây và nam bắc, đánh được Giang Ninh,  họ sẽ có điều kiện để đưa ra với triều đình nhà Thanh những yêu cầu cao hơn. Muốn đánh Giang Ninh tất phải đánh thắng Ngô Tùng. Vì Phác Đỉnh Tra đã bỏ Ninh Ba nên toàn bộ binh lực quân Anh đã có thể tập trung vào đánh Ngô Tùng.

Ban đầu quân Anh chưa dám huy động toàn bộ lực lượng tiến công Ngô Tùng. Ngày đầu tiên, họ đưa một số nhỏ chiến thuyền khiêu chiến dụ Trần Hóa Thành khai hỏa hy vọng biết được thực lực đại pháo ở đây. Nhưng Trần Hóa Thành để mặc cho quân Anh hành động, suốt ngày, các pháo đài ở Ngô Tùng không nổ súng. Quân Anh không thể biết được hư thực lực lượng của quân triều đình.

Ngày 16 tháng 6 năm 1842, Phác Đỉnh Tra không muốn trì hoãn, phát động cuộc tiến công Ngô Tùng. Thấy quân Anh ào ạt tiến công, Trần Hóa Thành lập tức hạ lệnh cho  các khẩu pháo ở cả hai bên pháo đài nhất loạt nổ súng vào chiến thuyền của quân Anh. Cuộc tiến công của quân Anh vào Ngô Tùng bị chặn lại.

Tình hình phòng thủ của quân Thanh vô cùng thuận lợi. Không ngờ từ phía đông của pháo đài, bỗng xuất hiện một đội quân lạ. Đô đốc Lưỡng Giang mới nhậm chức (trưởng quân quân chính tối cao của ba tỉnh Giang Tô, Giang Tây và An Huy) Ngưu Giám (4) nghe nói cửa khẩu Ngô Tùng giành chiến thắng liền đưa quân của mình xuất phát từ Bảo Sơn tới tham chiến. Ông ta mang toàn bộ lực lượng đại pháo, vẻ tự đắc kéo tới Ngô Tùng. Pháo binh của quân Anh tới tấp khai hỏa khiến đội quân của Ngưu Giám bị bất ngờ trở nên rối loạn, quan rơi mũ, ngựa mất yên. Cả đoàn quân tàn binh bại tướng phải kéo về Bảo Sơn.

Quân Ngưu Giám bại trận lần này, lập tức làm ảnh hưởng tới quân đang giữ pháo đài vì  họ phải đưa quân tới cứu trợ. Thấy tình hình ấy, quân Anh lập tức tiến công mãnh liệt vào pháo đài phía đông. Không lâu sau, pháo đài phía đông thất thủ. Phòng tuyến ở Ngô Tùng do Trần Hóa Thành trấn giữ chỉ còn lại pháo đài phía tây.

Quân Anh tập trung toàn bộ binh lực tiến công mãnh liệt vào pháo đài phía tây, khoảng cách giữa quân Anh và pháo đài phía tây ngày càng gần. Tuy cảm thấy hoàn cảnh bất lợi, Trần Hóa Thành vẫn chỉ huy quân triều đình kháng cự ngoan cường. Các khẩu pháo ở đây không thể điều chỉnh được tầm bắn, vì thế, pháo có thể bắn vào quân Anh khi chúng ở xa, nhưng khi chiến thuyền của quân Anh tới gần, pháo quân Thanh không thể bắn trúng. Mặt khác, pháo của quân triều đình đã bắn liên tục, độ chuẩn xác đã kém đi nhiều. Trần Hóa Thành trên thân mình đã mang tới 7 vết thương nhưng ông vẫn không ngừng chỉ huy quân lính nổ pháo vào kẻ thù.

Cuối cùng, quân Anh cũng lên được bờ, đến lúc này, hỏa pháo không còn tác dụng. Trần Hóa Thành vẫn nén cơn đau, mang đao, chỉ huy quân sĩ cùng quân Anh đánh giáp lá cà. Sau một trận kịch chiến, Trần Hóa Thành ngã trên vũng máu, pháo đài phía tây thất thủ, cửa Ngô Tùng rơi vào tay quân Anh.

Sau khi chiếm được cửa biển Trường Giang, quân Anh nhanh chóng tiến tới gần Nam Kinh. Tháng 8 năm 1842, Hoàng đế Đạo Quang cử sứ thần Kỳ Anh thay mặt mình cùng chính phủ Anh ký hòa ước bất bình đẳng đầu tiên “Điều ước Trung Anh Nam Kinh”. Điều ước quy định, Trung Quốc mở cửa Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu, Ninh Ba và Thượng Hải thành cửa khẩu để thông thương, bồi thường chiến phí 2100 vạn lượng bạc trắng cho nước Anh. Đế quốc già nua một thời quyết đóng cửa trước các nước phương Tây từ đó dần dần trở thành quốc gia nửa thực dân nửa phong kiến. Lịch sử Trung Quốc bước vào một giai đoạn mới.

 

Chú thích:

  • Kiều Trị Ý Luật (George Eliot 1784 – 1863): nguời Anh, anh của Nghị Luật. Năm 10 tuổi đã gia nhập hải quân, năm 1837 làm Tư lệnh đội thuyền ở Hảo Vọng Giác, năm 1840, làm Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Anh, đại sứ toàn quyền đàm phán ở Nam Kinh.
  • Pháo đài Ngô Tùng nằm ở nơi hợp lưu sống Hoàng Phố và Trường Giang thuộc huyện Bảo Sơn, Thượng Hải.
  • Trần Hóa Thành (1776 – 1842): nguời Đồng An, Phúc Kiến. Năm 1821, làm Tổng binh ở Bành Hồ, Kim Môn trấn. Năm 1840, làm Đề đốc Giang Nam.
  • Ngưu Giám ( ? – 1858), nguời Vũ Uy, Cam Túc, đỗ Tiến sĩ năm Gia Khánh. Sau có tham gia ký kết Điều ước Nam Kinh.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here