Hiếu Trang Thái hậu, người đàn bà bướng bỉnh của thảo nguyên mênh mông, một người phụ nữ kỳ tài đã chinh phục được hai người đàn ông từng hùng bá thiên hạ, con người trí tuệ đã từng đứng tiên phong trong những ngày mới lập quốc, xây dựng cơ nghiệp, … Chuyện về  bà đầy những màu sắc truyền kỳ. Trong lịch sử hơn ba trăm năm của triều Thanh, những nghi án về bà nhiều vô kể, trong đó mối quan hệ giữa Hiếu Trang Thái hậu và Đa Nhĩ Cổn để lại nhiều tranh cãi nhất.

Hiếu Trang Văn Hoàng hậu, Bá Nhĩ Tề cát Đặc Thị, tên Hán là Đại Ngọc Nhi là con gái của Trại Tang, một Bối lặc của bộ tộc Khoa Nhĩ Thấm Mông Cổ, sinh năm thứ 41 đời Minh Vạn lịch (1613). Năm Thiên mệnh thứ 10, Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Bá Nhĩ Tề Cát Đặc Thị Đại Ngọc Nhi 12 tuổi, được gả cho con trai thứ 8 của Nỗ Nhĩ Cáp Xích hơn cô 20 tuổi làm Trắc Phúc Tấn. Năm Sùng Đức nguyên niên, Hoàng Thái Cực xưng đế, Đại Ngọc Nhi được sách phong làm Trang phi, trong sách văn đã có nhiều lời lẽ ca ngợi phẩm hạnh và vẻ đẹp của bà.

Năm Sùng Đức thứ 8, Hoàng Thái Cực bị bệnh băng hà, con trai của Trang phi mới 6 tuổi là Phúc Lâm với sự phò tá của Đa Nhĩ Cổn nối ngôi, tôn Trang phi làm Hoàng Thái hậu.

Vè chuyện Thái Hậu cải giá, người đưa ra chuyện này sớm nhất được các nhà sử học chú ý là Trương Hoàng Ngôn, một di dân đời Minh. Trong mười bài “Kiến Di Cung Từ”, có một bài viết:

“Thượng thọ vi lễ hợp cẩn tôn, Từ Ninh trong cung lan doanh môn

Xuân quan tạc tiến tân ghi chú, đại lễ cung phù thái hậu hôn.”

Đại ý bài thơ là trong cung Hoàng thái hậu đang tổ chức tiệc cưới, mọi người dựa theo sự ban bố của Lễ bộ chúc mừng hôn sự của Thái hậu. Trương Hoàng Ngôn viết sự kiện này xảy ra vào năm Thuận Trị thứ 7, năm Thuận Trị thứ 5, Đa Nhĩ Cổn đã xưng “Hoàng phụ Nhiếp chính vương, Từ Ninh cung lại chính là tẩm cung của Hiếu Trang Hoàng Thái Hậu. Bài từ nói trong cung Từ Ninh cử hành hôn lễ, hiển nhiên là nói tới việc Hiếu Trang Thái hậu đã cải giá cùng Đa Nhĩ Cổn.

Nói Hoàng Thái hậu cải giá còn có thể có nhiều chứng cứ khác: từ lúc Đa Nhĩ Cổn xưng là Hoàng phụ đã có thể biết Thái hậu đã cải giá với Đa Nhĩ Cổn, trong triều Thuận Trị, Đa Nhĩ Cổn đã ở lại chỗ phụ thân của Hoàng thượng, tự xưng là “Hoàng phụ Nhiếp chính vương”, chỉ có thể xảy ra khi mẫu thân của Hoàng đế cải giá, Đa Nhĩ Cổn mới có thể xưng là Hoàng phụ, quyền thế của Đa Nhĩ Cổn từ đó vô cùng lớn. Hiếu Trang Thái Hậu từ lâu đã được Đa Nhĩ Cổn si mê, cho nên người của Đa Nhĩ Cổn mới đưa ra chuyện Hoàng Thái hậu cải giá, hơn nữa, làm như vậy càng thêm khả năng khống chế vua Thuận Trị. Đề xuất này rất nhanh chóng được các đại thần ủng hộ. Trước quyền thế của Đa Nhĩ Cổn, Phúc Lâm cũng miễn cưỡng phải đồng ý. Như vậy, Thái hậu đã chính thức cải giá với Đa Nhĩ Cổn làm vợ. Chuyện này xảy ra trong hoàn cảnh vua Thuận Trị và Hiếu Trang Thái hậu đều trong hoàn cảnh cô nhi quả phụ phải đối phó với những âm mưu hiểm ác về chính trị. Cuối đời Thanh còn phát hiện “Thuận Trị di chiếu” nói tới Thái hậu cải giá với Hoàng phụ Nhiếp chính vương . Chiếu thư còn ghi chép rõ ràng, đây chính là bằng chứng thép chứng tỏ Thái hậu đã cải giá với người rất mực quyền uy.

Ngoài ra, cũng có người nói rằng, sau khi Hoàng Thái Cực băng hà, cuộc đấu tranh trong nội bộ tầng lớp quý tộc Mãn Thanh vô cùng quyết liệt, đỉnh điểm là cuộc tranh chấp ai sẽ kế thừa ngôi báu, lúc đó, thế lực của Đa Nhĩ Cổn và con trưởng của Hoàng Thái Cực là Hào Cách tương đương. Trong cuộc tranh giành ngôi báu, Hiếu Trang Thái hậu dã thỏa thuận với Đa Nhĩ Cổn để cho Phúc Lâm nối ngôi, điều kiện là để cho Đa Nhĩ Cổn làm Nhiếp chính vương. Sau khi được thỏa mãn quyền lợi, Đa Nhĩ Cổn đã chấp nhận để Phúc Lâm lên ngôi. Mới 6 tuổi, Phúc Lâm tất nhiến chỉ biết ăn chơi. Quyền hành tất vào một tay Đa Nhĩ Cổn, nắm được binh quyền, ông ta trở thành nhân vật số một trong triều đình, thậm chí đến đại ấn “ngọc tỷ” của Hoàng đế cũng mặc quyền sử dụng để thống trị thiên hạ, Tiểu Hoàng đế cũng có thể sẵn sàng bị phế truất. Người ta cho rằng, để bảo đảm ngôi báu cho Thuận Trị, Hiếu Trang đã lợi dụng sự si mê của Đa Nhĩ Cổn đối với bà, thực hiện một cuộc đổi chác, đem thân cải giá cùng Đa Nhĩ Cổn.

Còn có người cho rằng, Mãn tộc là một dân tộc thiểu số phương bắc đã có phong tục anh chết em thay, người em có thể lấy người chị dâu như chuyện cải giá này, hoàn toàn không phải là chuyện trái luân lý, đạo đức. Trước đây, tộc Mãn còn có phong tục: cha chết, con có thể lấy mẹ, anh trưởng chết, em có thể lấy chị dâu. Vì thế, trong thời kỳ đầu của triều Thanh, chuyện  như vậy có thể coi là bình thường. Xét   trong hoàn cảnh khi ấy, Hiếu Tranh đang thì xuân sắc, kết hợp với trang anh tuấn đang nắm quyền lực như Đa Nhĩ Cổn cũng là một sự hợp lý, Thái hậu cải giá cũng không có gì lạ.

Đương nhiên, số các học giả, các nhà sử học phủ nhận chuyện cải giá này cũng không phải là ít. Nhà sử học Mạnh Thâm đã có cuốn “Thực hư của chuyện Thái hậu cải giá” bác bỏ những điều này. Ông cho rằng Trương Hoàng Ngôn là một nguyên lão của triều Minh đã cố ý nói xấu triều Thanh, cho nên những câu thơ của ông ta không đáng tin. Thêm nữa, việc Thuận Trị coi Đa Nhĩ Cổn là “Hoàng phụ Nhiếp chính vương” cũng không phải chuyện lạ. Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, đã có những ông vua tôn lão thần là “trọng phụ”, “thượng phụ”. Mạnh Thâm còn đề xuất, với chuyện Thái hậu cải giá, dã sử có ghi chép rất nhiều, nhưng sử triều Thanh hoàn toàn không có ghi chép gì. Sự thực là, sau khi Hiếu Trang Thái hậu chết, vương triều Thanh còn kéo dài hơn hai trăm năm nữa. Trong suốt thời gian này, các triều đại tiếp theo vẫn giữ thái độ tôn sùng với bà, hết lời ca tụng công đức của bà. Ở lăng tẩm và các kỳ tế lễ đều được cử hành rất trọng thể. Nếu quả thật có chuyện cải giá, vương triều Thanh liệu có thái độ tôn kính như thế? Sau lý lẽ của Mạnh Thâm, học giả Hồ Thích thấy cũng khó có thể bác bỏ.

Nhưng cuối cùng, chuyện Hiếu Trang Thái hậu cải giá vẫn chưa kết thúc, đó vẫn là một nghi án khiến nhiều nhà sử học phân vân. Nhưng dù sự thực lịch sử có như thế nào, địa vị lịch sử của người phụ nữ tài năng kiệt xuất Hiếu Tranh Thái hậu vẫn không thể lu mờ.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here