Tên của Thành Cát Tư Hãn là Thiết Mộc Chân, vốn là thủ lĩnh của thị tộc Bột Nhi Chỉ Cân. Ông đã dùng trí tuệ và dũng khí hơn nguời để tập hợp quần chúng, thống nhất các bộ tộc Mông Cổ, kiến lập Hãn quốc Mông Cổ, rồi được tiến cử làm Đại Hãn, xưng hiệu là Thành Cát Tư Hãn. Đồng thời, ông đã dùng kỵ binh Mông Cổ chinh phạt khắp đông tây, xây dựng nền móng cho một đại đế quốc từ Âu sang Á. Ông là anh hùng của Mông Cổ, đồng thời cũng là một nhà quân sự kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc.

Khi còn nhỏ, Thiết Mộc Chân lớn lên trong cảnh loạn lạc. Lúc đó, trên cao nguyên Mông Cổ có rất nhiều các bộ lạc lớn nhỏ khác nhau, có Khắc Liệt, Miệt Nhi Khất, Tháp Tháp Nhi, Nãi Man, Ông Cát Thứ, .., Mông Cổ chỉ là một trong số những bộ lạc đó. Trong tình trạng kinh tế, văn hóa chưa phát triển, các bộ lạc thường phát sinh mâu thuẫn dẫn đến những cuộc chém giết liên miên. Cha của Thiết Mộc Chân là Dã Tốc Cai,  thủ lĩnh của bộ tộc Bột Nhi Chỉ Cân. Năm Thiết Mộc Chân 9 tuổi, Dã Tốc Cai đưa con tới cầu thân với Ông Cát Thứ Mông Cổ. Sau đó, Thiết Mộc Chân theo phong tục truyền thống, ở lại nhà vợ. Trên đường trở về, Dã Tốc Cai  bị nguời Tháp Tháp Nhi, một bộ lộc láng giềng đầu độc để trả thù do sự xúi giục của nguời Thái Xích Ô. Gia súc của gia đình Thiết Mộc Chân cũng mất hết. Trong nhà chỉ còn nguời mẹ, Thiết Mộc Chân và hai nguời em trai. Cô nhi  quả phụ, lại không còn gia sản, cuộc sống ngày càng khốn khó. Nguời mẹ đành phải đưa con đi hái quả dại, đào củ, bẫy chuột,  bắt cá để sống qua ngày. Trong hoàn cảnh gian khổ ấy, Thiết Mộc Chân ngày càng trưởng thành. Ông có thân thể cường tráng, bắn tên cực giỏi, lại có thể cưỡi ngựa không cần yên cương xuôi ngược khắp thảo nguyên rộng lớn. Nguời Thái Xích Ô láng giềng không yên lòng, họ sợ Thiết Mộc Chân khi lớn lên sẽ đoàn kết những nguời trong  bộ tộc cũ chống lại. Họ nói:

– Con chim non sẽ tới ngày mọc thêm lông cánh, con thú nhỏ sẽ có ngày thêm nanh vuốt!

Một hôm, họ tập hợp một số nguời bao vây  nhà, định bắt Thiết Mộc Chân. Họ thét lớn:

– Chỉ cần Thiết Mộc Chân! Không cần nguời khác!

Lúc ấy, Thiết Mộc Chân đang chăn ngựa trên núi gần đó, nghe tin kẻ thù đang muốn bắt mình bèn phi thân lên mình ngựa bỏ chạy vào trong một khu rừng rậm rạp. Kẻ thù thoáng thấy bóng ông liền cho ngựa đuổi theo. Nhưng rừng rậm mông mênh tìm một đưa trẻ con đâu phải việc dễ. Chúng bèn mai phục phía ngoài bìa rừng, đợi Thiết Mộc Chân. Trong rừng sâu, ông kiếm quả dại ăn cho đỡ đói lòng. Qua hơn chục  ngày, bụng đói cơ hồ không thể nào chịu nổi. Ông nghĩ:  đói thế này chắc chết, chi bằng mạo hiểm thử một chuyến. Ta sẽ dắt ngựa lẻn xuống dưới chân núi. Không ngờ, vừa từ rừng rậm bước ra đã bị kẻ thù chờ sẵn. Thiết Mộc Chân bị đóng gông, thị chúng nơi phố chợ. Thiết Mộc Chân chưa chịu khuất phục tuy vẻ ngoài vẫn tỏ ra sợ hãi. Mặc cho nguời qua kẻ lại, bị canh gác nghiêm ngặt, ông vẫn tìm thời cơ bỏ trốn. Một buổi tối, bộ lạc Thái Xích Ô mở tiệc, mọi người đều say sưa trong rượu chè và ca hát, chỉ cử một  chú bé canh gác ông. Thiết Mộc Chân cố ý hát theo, rồi lớn tiếng kêu la. Chú bé quả nhiên trúng kế, quay đầu bước tới, vừa mới kêu lên một tiếng đã bị Thiết Mộc Chân dùng cái gông hết sức giáng vào đầu, ngã  lăn ra đất. Thiết Mộc Chân nhảy qua nguời chú bé bỏ chạy.

Vượt qua mối nguy này, Thiết Mộc Chân bắt đầu tìm cách tăng thêm sức mạnh bằng hai cách:  một là đi tìm những nguời thích mạo hiểm, những chàng trai dũng cảm, cùng với họ kết giao trở thành bè bạn thề trung thành với nhau; và hai là cùng  bạn của cha là Vương hãn thủ lĩnh bộ tộc Khắc Liệt, kết nghĩa cha con, từ đó, dựa vào Vương Hãn để phát triển sức mạnh của mình. Sách lược của ông rất nhanh chóng phát huy tác dụng. Không lâu sau, Thiết Mộc Chân bất ngờ tập kích bộ tộc Miệt Nhi Khất, bị họ đánh đuổi, vợ của ông bị bắt. Nghe tin, Vương Hãn cho quân tới giúp. Họ phối hợp với nhau chống lại bộ Miệt Nhi Khất. Thiết Mộc Chân không chỉ cứu thoát nguời vợ của mình, ông còn chiếm được rất nhiều gia súc, của cải và nô lệ. Thông qua trận đánh này, Thiết Mộc Chân càng tỏ ra tài năng quân sự trác việt và xậy dựng được lực lượng quân sự đầu tiên của riêng mình. Trận đánh với bộ tộc Miệt Nhi Khất trở thành trận đánh mở đầu cho sự nghiệp quân sự của Thiết Mộc Chân. Sau đó, vì mâu thuẫn với bộ tộc Khắc Liệt, Thiết Mộc Chân đã tích cực phát triển thế lực của mình, qua gần 20 năm nam chinh bắc chiến, cuối cùng, ông đã trở thành thủ lĩnh của bộ lạc Mông Cổ vĩ đại.

Năm 1196, triều Kim tiến công bộ tộc Tháp Tháp Nhi, Tháp Tháp Nhi thua trận. Thiết Mộc Chân nhân cơ hội ấy đánh Tháp Tháp Nhi giành thắng lợi, chiếm được rất nhiều nguời và của khiến không những thực lực của Thiết Mộc Chân ngày càng lớn mạnh  mà uy danh của ông cũng ngày càng được đề cao. Sau đó, Thiết Mộc Chân lại  bốn lần tiến hành những cuộc chiến tranh quy mô với các bộ tộc khác: năm 1201, chiến tranh với Trát Mộc Hợp; năm 1202, chủ động tiến công Tháp Tháp Nhi; năm 1203, chiến tranh với Hãn Vương vốn là cha nuôi, thủ lĩnh bộ tộc Khắc Liệt; năm 1204, chiến tranh với bộ tộc Nãi Man. Thông qua các cuộc chiến tranh này, toàn bộ các bộ tộc trên thảo nguyên Mông Cổ đã quỳ dưới chân Thiết Mộc Chân, không một ai dám trở thành đối thủ của ông. Thiết Mộc Chân đã hoàn thành bá nghiệp của  mình.

 Năm 1206, trong đại hội có ý nghĩa lịch sử ở thượng nguồn sông Ngạc Nộn và bờ sông Cát Nan, vốn là nơi nguời Mông Cổ cư trú, những nguời tham dự đã tiến cử Thiết Mộc Chân là Đại hãn Mông Cổ, hiệu là “Thành Cát Tư”. Từ đó, một chính quyền quốc gia của dân tộc Mông Cổ xuất hiện trên vũ đài lịch sử thế giới, Thành Cát Tư Hãn cũng được nguời đời sau gọi là “Nhất Đại Thiên Kiêu”.

 

Chú thích:

  • Mông Cổ: đời Đường, gọi là Mông Ngột, cư trú ở bờ song Vọng Kiên (nay là song Ngạch Nhĩ Cổ Nạp), sau tiến vào phía đông cao nguyên Mông Cổ. Đến đời Kim, các bộ lạc liên kết lại với nhau. Bột Nhi Chỉ Cân là một trong các bộ lạc ở Mông Cổ.
  • Nguời Tháp Tháp Nhĩ: đời Kim chia làm sáu bộ, nguời du mục ở phía tây hồ Luân Bối Nhĩ. Kẻ thù lâu đời của bộ Mông Cổ. Năm 1202 bị Thành Cát Tư Hãn chinh phục.
  • Vương Hãn ( ? – 1203): đứng đầu Khắc Liệt bộ. Ban đầu đã từng được Dã Tốc Cai giúp khôi phục ngôi Hãn, sau kết nghãi cha con với Thiết Mộc Chân. Năm 1203, bị Thiết Mộc Chân đánh bại, sau bị nguời Nãi Man giết chết.
  • Nãi Man bộ: một nhánh của nguời Đột Quyết, thời Liêu, Kim du mục ở một vùng A Nhĩ Thái Sơn. Văn hóa tương đối phát triển. Năm 1204, bị Thiết Mộc Chân đánh bại.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here