Chu Hy là nhà tư tưởng lớn, nhà giáo dục lớn nổi tiếng thời kỳ Nam Tống. Ông kế thừa học thuyết của tiền nhân, xây dựng một học thuyết “Lý học” đồ sộ và chi tiết. Lý luận này trở thành tư tưởng thống trị của thời kỳ chuyên chế Trung Quốc, có ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi. Ngoại trừ hơn mười năm làm quan, thời gian còn lại trong cuộc  đời ông chủ yếu dành cho dạy học và nghiên cứu.

Một hôm, trời đã xế chiều, trên con đường nhỏ ngoại thành Lư Sơn (nay là Lư Sơn, Giang Tây), Chu Hy cùng với một số học trò của ông vừa tản bộ vừa trò chuyện. Một học trò hỏi ông:

– Thưa thầy, thầy truyền dạy Lý học để làm gì?

– Để truyền bá Thiên lý, để tiêu diệt Nhân dục. Chu Hy trả lời.

– Vậy, Thiên lý là gì?

– Thiên lý rộng lớn lắm! Trời đất vạn vật, nguời, triều đình, đạo đức… đều bao gồm Thiên lý cả.

– Vậy Nhân dục là gì? Một học trò lại hỏi.

Chu Hy thận trọng trả lời:

– Nhân dục, nói đơn giản, chính là tai, mắt, mũi, miệng… là dục vọng của tứ chi. Ví như, tai ta luôn muốn nghe âm thanh êm dịu, mắt ta luôn muốn nhìn thấy cảnh sắc đẹp đẽ, mũi ta luôn muốn ngửi thấy mùi hương quyến rũ, miệng ta luôn muốn được ăn những món ăn ngon lành, thân thể ta luôn muốn nằm trên chăn êm nệm ấm, v.v…

Một học trò lại hỏi tiếp:

– Những mong muốn ấy chẳng lẽ lại không hợp lý?

Chu Hy mỉm cười, từ từ giải thích:

  • Những dục vọng ấy có hợp lý hay không do phụ thuộc giới hạn. Ví như, mùa hạ mặc áo mỏng một chút, mùa đông mặc áo dày một chút, khát thì uống nước, đói thì ăn cơm. Đó đều là những yêu cầu hợp lý, cũng chính là Thiên lý. Nhưng, nếu anh muốn mặc cái áo đẹp hơn một chút, ăn ngon hơn một chút, … đó chính là đã vượt qua giới hạn, nó sẽ trở thành không hợp lý.
  • Giới hạn đó được xác định như thế nào?

  Chu Hy nói:

  • Có thể nói như thế này, một lời nói, một hành động, ngồi hay đứng, cho tới uống nước, ăn cơm, … đều có sự phân biệt. Làm gì phù hợp với Lễ (2), đó chính là Thiên lý, không phù hợp với Lễ, đó chính là Nhân dục.
  • Học trò hỏi:
  • Xin thầy nói thí dụ cụ thể cho chúng con hiểu.
  • Ví như, theo điển lễ, thời cổ, tổ tiên chúng ta khi tiến hành tế lễ dùng 8 đội múa, đối với Thiên tử, đó là “Thiên lý”; nhưng nếu các quan cũng làm như thế, đó chính là “Nhân dục”.

Học trò như hiểu ra, hỏi:

  • Thưa thầy, con hiểu là: Nguời trong xã hội đẳng cấp không giống nhau có Thiên lý và Nhân dục khác nhau. Nhà vua hay các quan hưởng thụ vinh hoa phú quý là “Thiên lý”; còn nếu dân chúng nghèo khổ nếu cũng hưởng thụ vinh hoa phú quý thì đã biến thành “Nhân dục”. Mỗi nguời đều có cái địa vị của bản thân mình, phú quý thì hưởng phú quý, nghèo hèn thì an phận nghèo hèn. Mọi người không đi ngược Thiên lý, thiên hạ sẽ thái bình vô sự.
  • Đúng thế, con thông minh lắm! Chu Hy mỉm cười khen ngợi.

Giờ đây nhìn lại, quan niệm về Thiên lý và Nhân dục của Chu Hy  là tư tưởng khắc chế, áp bức có không ít những sai lầm đáng phê phán. Chẳng qua, chúng ta hiểu ông muốn mọi người vừa lòng với hiện trạng, không có tư tưởng muốn đấu tranh để cuộc sống của mình được cải thiện, nó thích hợp với sự thống trị của xã hội nông nghiệp truyền thống. Từ triều Nguyên tới nay, đạo học trở thành tư tưởng thống trị của nhà vua, trong cuộc sống bình thường của con người, mỗi lời nói hành động đều chịu những quy tắc chặt chẽ. Về sau, nguời  ta thấy đạo học phát huy tác dụng như một tôn giáo, cho nên đã gọi đạo học là “Nho giáo”.

 

Chú thích:

  • Chu Hy (1130 – 1200), nguời Vụ Nguyên, Huy Châu Nam Tống (nay thuộc Giang Tây). Ông là tập đại thành Lý học thời Bắc Tống, xây dựng một hệ thống tư tưởng theo chủ nghĩa duy tâm khách quan. Ông cho rằng Thái cực là toàn thể và cái gốc của vũ trụ.
  • Lễ: một phạm trù của luân lý Trung Quốc, vốn chỉ nghi thức do kính Thần hoặc biểu thị long kính mà cử hành.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here