(770 – 476 trước CN)

 Đông Chu chia thành hai  thời kỳ, Xuân Thu và Chiến Quốc, trung tâm chính trị của  thời kỳ này từ nhà Chu dần chuyển về các chư hầu.

Tên gọi “Xuân Thu” vốn là do cuốn sử “Xuân Thu” của nước Lỗ. Cuốn sách này lấy mọi việc của nước Lỗ làm trung tâm, ghi chép thêm việc của các nước, là những ghi chép lịch sử trực tiếp nhất và đáng tin cậy nhất của  thời kỳ này. Những ghi chép của bộ sử biên niên này bắt đầu từ Lỗ Ẩn Công nguyên niên (722 trước CN) đến năm thứ 16 Lỗ Ai Công (479 trước CN). Vì thế các nhà sử học gọi thời gian này là  thời kỳ Xuân Thu. Khi ghi chép Xuân Thu bắt đầu, chính quyền Đông Chu đã có lịch sử gần 50 năm, nhưng để tiện ghi chép, cũng mang mấy chục năm này vào thời đại Xuân Thu.

Sau khi  Chu Bình Vương dời đô vào năm 770 trước CN, quyền lực của nhà Chu ngày càng suy yếu, nhưng trước khi trung tâm quyền lực mới hình thành, nó còn tượng trưng cho tập quyền thiên hạ. Trịnh Bá để tranh quyền lực của nhà Chu, đánh bại vua Chu trở thành bá chủ  thời kỳ đầu Xuân Thu. Sau đó, ông ta nhanh chóng phát triển lực lượng của mình, không ngừng xâm chiếm các nước.

Đồng thời, các nước ở Trung Nguyên trỗi dậy, đầu tiên là nước Sở ban đầu bị coi là Man Di ở phương Nam  quật khởi, hình thành sự uy hiếp mạnh mẽ với các nước Trung Nguyên. Ở biên giới của Chu, nơi các dân tộc thiểu số kinh tế phát triển tương đối chậm, cũng không ngừng xâm phạm lợi ích các nước Trung Nguyên. Khẩu hiệu của Tề Hoàn Công là “tôn vương chống Di”, đoàn kết chư hầu, cùng đối phó trước sự uy hiếp của các dân tộc vùng biên giới được gọi là hơn 40 năm xưng bá. Năm 643 trước CN, sau khi Tề Hoàn Công chết, Tống Trang Công không lượng được sức mình có ý đồ xưng bá nhưng bị thua to ở nước Sở, ý đồ bị phá sản. Khi nước Sở có sơ hở, Tấn Văn Công đánh bại Sở ở Bộc, liên hiệp với nước Tần, một lần nữa xưng bá.

Giữa Tấn – Tần và Tấn – Sở tranh giành nhau ngôi bá không ngừng trong suốt gần trăm năm. Đến cuối thời Xuân Thu, nước Ngô và nước Việt ở khu vực đông nam mới phát triển thành nước lớn có lực lượng quân sự hùng mạnh. Trước tiên là nước Ngô khiêu khích nước Sở, đến năm 506 trước CN chiếm được kinh đô của nước Sở. Sau 10 năm, nước Ngô lại đánh bại nước Việt, tỏ rõ ý đồ xưng bá ở Trung Nguyên. Các nước khác không thể ngồi nhìn nước Ngô mở rộng thế lực cũng chiêu binh mãi mã để sau đó chuẩn bị bước vào  thời kỳ Chiến Quốc.

 

NIÊN BIỂU SỰ KIỆN LỚN

 

      770 trước CN: Chu Bình Vương dời đô về Lạc Ấp, mở đầu  thời kỳ Xuân Thu Đông Chu.

753 trước CN: nước Tần đặt chức sử quan ghi chép.

722 trước CN: Xuân Thu, cuốn sử biên niên sớm nhất của Trung Quốc bắt đầu ghi chép, từ đó có tên thời đại Xuân Thu.

685 trước CN: Tế Hoàn Công lên ngôi, cử Quản Trọng làm tướng.

684 trước CN: cuộc chiến Trường Thược giữa Tề và Lỗ.

656 trước CN: Tề Hoàn Công coi thường Lỗ. Tống và liên quân 7 nước đánh Sở.

651 trước CN: Tề Hoàn Công hội chư hầu ở Quỳ Khâu, nghiệp bá của nước Tề tới đỉnh cao.

632 trước CN: trận Thành Bộc giữa Tấn và Sở, quân Sở đại bại, Tấn Văn Công xưng bá.

623 trước CN: Tần Mục Công xưng bá Tây Nhung.

613 trước CN: sao chổi Harley lần đàu tiên trên thế giới được ghi chép chính thức ở Xuân Thu.

594 trước CN: nước Lỗ thực hiện “Sơ thuế mẫu”.

584 trước CN: nước Ngô mạnh lên.

551 trước CN: Khổng Tử sinh.

506 trước CN: Hạp Lư nước Ngô đánh Sở.

498 trước CN: Khổng Tử sau khi bị lạnh nhạt ở Lỗ bắt đầu chu du các nước.

496 trước CN: Việt Vương Câu Tiễn đánh bại quân Ngô. Hạp Lư chết. Ngô Vương Phù Sai nối ngôi.

484 trước CN: Ngũ Tử Tư tự vẫn.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here