“Sử ký” là  là bộ sử quan trọng nhất trong lịch sử Trung Quốc, nó cũng đã mở ra nhiều đề tài cho sử học. “Sử ký” từ ban đầu không có tên cố định, hoặc được gọi là “Thái sử công thư”, hoặc gọi “Thái sử công ký”, cũng gọi tắt là “Thái sử công”. “Sử ký” vốn là tên gọi thông thường trong  sách lịch sử cổ đại. Người viết là Tư Mã Thiên, tự là Tử Trường, người Hạ Dương Tả Phùng Dực. Ông sinh vào năm Hán Cảnh Đế thứ 5, mất vào khoảng  năm thứ 3 niên hiệu Chính Hoà thời Hán Võ đế.

 Con người Tư Mã Thiên

     Tổ mấy đời của Tư Mã Thiên đều làm sử quan, cha ông là Tư Mã Đàm cũng là Thái sử lệnh của triều đình. Năm 10 tuổi Tư Mã Thiên đã theo cha đến Trường An, từ nhỏ đã đọc rất nhiều sách. Để sưu tập sử liệu, mở rộng tầm mắt từ năm 20 tuổi, Tư Mã Thiên đã đi du lịch các nơi. Ông đã từng đến Cối Kê, Triết Giang để thấy  nơi vua Đại Vũ đã triệu tập thủ lĩnh các bộ lạc khai hội; đến Trường Sa, bên sông Mịch La viếng nhà thơ yêu nước Khuất Nguyên; đến Khúc Phụ khảo sát di chỉ nơi Khổng Tử đã dạy học; ông cũng đã từng đến quê hương của Hán Cao Tổ nghe các phụ lão huyện Bái kể chuyện về Lưu Bang khởi nghĩa….Những cuộc du ngoạn và khảo sát này đã cho Tư Mã Thiên một  vốn hiểu biết rất lớn, cũng từ trong những chuyện kể dân gian, ông có được một vốn tài liệu phong phú, đó là cơ sở quan trọng cho sáng tác của ông sau này. Về sau, khi Tư Mã Thiên là Thị tùng quan của Hán Võ Đế, ông lại có dịp cùng Hán Võ Đế đi nhiều nơi, ông còn phụng mệnh vua đến  thị sát các vùng Ba Thục, Côn Minh.

    Năm thứ 2 sau khi Tô Vũ đi sứ sang Hung Nô, Hán Võ Đế cử Nhị sư tướng quân Lý Quảng Lợi đem 3 vạn quân đánh Hung Nô, nhưng thất bại, toàn bộ quân số gần như bị xoá sổ, Lý Quảng Lợi bỏ chạy được về. Cháu của Lý Quảng Lợi là Lý Lăng lúc ấy làm Kỵ đô uý mang 5.000 quân giao chiến với quân Hung Nô. Quân Hung Nô do Thuyền chỉ huy đích thân mang 3 vạn quân kỵ binh bao vây Lý Lăng. Cuối cùng, dù quân của Lý Lăng vô cùng dũng cảm, với năm nghìn quân đã giết được năm sáu nghìn quân Hung Nô, nhưng quân Hung Nô ngày càng đông, quân Hán không chống lại được, lại không có viện binh, 400 quân Hán còn lại phải phá vây. Lý Lăng bị quân Hung Nô bắt, phải đầu hàng. Tin Lý Lăng đầu hàng đưa về làm chấn động cả triều đình. Hán Võ Đế cho bắt mẹ và vợ của Lý Lăng tống ngục, rồi triệu tập các đại thần yêu cầu họ nghị tội  Lý Lăng.

    Các đại thần đều phê phán Lý Lăng là tham sống sợ chết , đã đầu hàng Hung Nô. Sau đó, Hán Võ Đế lắng nghe ý kiến của sử quan Tư Mã Thiên.

    Tư Mã Thiên nói: “ Lý Lăng đã mang không đầy 5.000 quân, tiến sâu vào hang ổ của Hung Nô, đánh lại được mấy vạn tên địch. Ông ta tuy thua trận nhưng đã giết được rất nhiều kẻ địch, ai cũng thấy rõ. Khi rơi vào tay kẻ địch, Lý Lăng không  tự sát là do ông  có chủ ý. Ông ấy nhất định sẽ trở lại lấy công chuộc tội để báo đáp Hoàng thượng”.

    Hán Võ Đế nghe xong, cho rằng Tư Mã Thiên biện hộ cho Lý Lăng là có ý chê trách Lý Quảng Lợi (Lý Quảng Lợi là em   sủng phi của Hán Võ Đế), liền nổi giận : “Nhà ngươi dám bao che cho kẻ đã đầu hàng kẻ địch, chẳng phải là có ý chống lại triều đình?” Rồi ông ta thét lên, đem Tư Mã Thiên tống ngục, giao cho đình uý thẩm vấn.

    Sau khi thẩm vấn, Tư Mã Thiên bị đưa ra định tội,  tội ấy theo pháp luật bấy giờ phải chịu nhục hình (một trong những  nhục hình là cung hình). Tư Mã Thiên không có tiền để chuộc tội đành phải nhận hình phạt, bị giam trong ngục.

    Tư Mã Thiên cho rằng phải chịu cung hình là việc rất đáng hổ thẹn nên muốn tự sát, nhưng ông nghĩ đến một công việc rất quan trọng  mình chưa hoàn thành nên không thể chết. Lúc đó, ông đang đem toàn bộ sức lực  để viết một bộ sách, đây chính là cuốn “Sử ký”  bộ lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử cổ đại nước ta.. Ông đau đớn nghĩ: Đây là sai lầm của bản thân ta. Bây giờ, chịu nhục hình, thân đã bị huỷ hoại, chẳng còn dùng được vào việc gì. Nhưng rồi ông lại  nghĩ: Từ đời trước, Chu Văn Vương bị bắt giữ vẫn viết được bộ “Chu dịch”, Khổng Tử đi chu du các nước, khốn khổ ở Trần Thái, sau  viết được bộ “Xuân Thu”, Khuất Nguyên bị đi đày , đã viết “Ly tao”, Tả Khâu Minh bị mù mắt vẫn viết được “Quốc ngữ”, Tôn Tần bị khoét mất xương bánh chè  viết được “Binh pháp”. Còn có 300 bài Kinh Thi   trăm thiên, tất cả đều do người xưa trong những hoàn cảnh cùng cực  mà viết nên. Những trước tác có tiếng viết được như thế là vì  đều từ trong  đau khổ  hoặc vì lý tưởng không thực hiện được. Ta sao không lợi dụng hoàn cảnh này để hoàn thành bộ “Sử ký”? Vì thế, ông đem các truyền thuyết bắt đầu từ thời Hoàng Đế đến năm Hán Võ Đế Thái sơ nguyên niên (năm 95 trước công nguyên) là thời kỳ lịch sử này viết thành cuốn “Sử ký” nổi tiếng gồm 130 thiên, 52 vạn chữ.

    Trong cuốn “Sử ký” của mình, Tư Mã Thiên đã thuật lại tỉ mỉ  sự tích của các nhân vật nổi tiếng. Ông phê phán gay gắt các lãnh tụ khởi nghĩa nông dân  Trần Thắng, Ngô Quảng, ông cũng biểu thị thái độ đồng tình với những nhân vật bị áp bức. Ông còn đem những văn tự trong nền văn hiến cổ đại rất khó đọc sửa thành những văn tự gần đây. Việc miêu tả nhân vật, thuật lại tình tiết, hình tượng sáng rõ, ngôn ngữ sinh động. Vì thế, “Sử ký” được coi là  một trước tác lịch sử vĩ đại, đồng thời cũng là một tác phẩm văn học lớn.

    Sau khi ra khỏi nhà tù, Tư Mã Thiên làm chức Trung thư lệnh. Rồi ông chết trong nỗi buồn khôn nguôi, Nhưng ông và trước tác “Sử ký” của ông đã có vị trí trang trọng trong lịch sử và văn học nước ta, xứng đáng được coi là “sử gia tuyệt xướng, Khúc Ly Tao không vần”.

Về cuốn “Sử ký”

     “Sử ký” là một bộ thông sử từ cổ đến kim bắt đầu từ những truyền thuyết đời Hoàng Đế đến năm Hán Võ Đế Thái Sơ nguyên niên đã ghi lại lịch sử hơn 3000 năm của nước ta. Theo lời của Tư Mã Thiên, toàn bộ sách có Bản kỷ 12 thiên, Biểu 10 thiên, Thư 8 thiên, Thế gia 30 thiên, Liệt truyện 70 thiên, cộng 130 thiên. Trong “Hán thư, Tư Mã Thiên truyện” Ban Cố nói  “Sử ký” thiếu 10 thiên. Trương Yến nước Nguỵ đời Tam quốc cũng nói 10 thiên này, gồm Cảnh Đế bản kỷ, Võ Đế bản kỷ, Lễ thư, Nhạc thư, Luật thư, Hán hưng dĩ lai tướng tướng niên biểu,Nhật gia liệt truyện, Tam vương thế gia, Quy sách liệt truyện, Phụ cận liệt truyện. Nhiều người đời sau không đồng ý với ý kiến của Trương Yến, nhưng sự thiếu hụt của “Sử ký” là rõ ràng. Hiện nay bản “Sử ký” cũng có 130 thiên, có một số ít thiên không phải là  ngòi bút của Tư Mã Thiên, các bác sĩ thời Hán Nguyên Đế, Thành Đế  là Chử Thiếu Tôn đã bổ sung vào “Sử ký”. Nay trong bản gốc “Sử ký” có “Chử tiên sinh viết”  chính là do  Chử Thiếu Tôn bổ sung.

    “Sử ký” của Tư Mã Thiên đã được phổ biến tương đối rộng rãi. Trong xã hội đương thời, Thế bản, Quốc ngữ, Quốc sách, Tần kỷ, Sở Hán Xuân Thu, các trước tác của Bách gia chư tử và hồ sơ văn thư của quốc gia đã được lưu truyền và cả  những tài liệu do  điều tra thực địa  thu thập được  cũng đều là nguồn tài liệu quan trọng để Tư Mã Thiên viết Sử ký. Đặc biệt là trong việc sưu tập tài liệu, Tư Mã Thiên đã phân tích tính chân thực để tuyển chọn, bỏ đi những câu chuyện còn nghi ngờ không thể kiểm chứng; với một số vấn đề chưa rõ ràng,  còn  hoài nghi , hoặc trước những  ghi chép không giống nhau ông cũng có cách xử lý tương tự. Từ vốn tài liệu giàu có và đa dạng, lại có thái độ nghiêm túc, chân thực, “Sửký” là một cuốn sử xác thực, có nội dung phong phú.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here