III. Xác lập chế độ chuyên chế

 Các nhà Nho căn cứ vào quan điểm lịch sử đảo ngược chia xã hội viễn cổ thành hai giai đoạn “”Đại đồng” và “Tiểu khang”. Theo “Lễ ký. Lễ vận”, xã hội “Đại đồngà một xã hội rất hoàn mỹ, một xã hội hoàng kim; còn xã hội “Tiểu khang” kém hơn nhiều xã hội “Đại đồng”.

Sự khác biệt của hai xã hội này là ở chỗ: trong xã hội “Đại đồng”, thiên hạ là của chung, xã hội “Tiểu khang” thiên hạ là của một nhà; trong xã hội “Đại đồng”, người ta không cần đến quyền lực cũng không có các loại như chế độ, pháp luật, còn trong xã hội “Tiểu khang”, do sự xuất hiện của chế độ chuyên chế, lòng người bắt đầu thay đổi vì thế mới sản sinh ra các quy tắc mang tính cưỡng bức. Tình hình cụ thể là:

“Nay đạo đã khuất, thiên hạ chia nhỏ. Mỗi người đều có  họ hàng thana thích, tài sản của riêng. Các đại nhân cư xử theo lễ nghĩa, thành quách được xây dựng kiên cố, lễ nghĩa được định. Quân thần phân biệt, cha con hiếu thuận, anh em hoà mục, vợ chồng hoà thuận, lập ra chế độ, phân chia ruộng đất. Hiền, dũng, trí được coi trọng, lấy công để tự khẳng định. Từ đó có việc mưu lợi riêng, việc dùng binh mới có. Vũ, Thang, Văn, Võ, Thành vương, Chu Công  từ đó được lựa chọn. Sáu vị quân tử đó không ai không hiểu lễ nghĩa. Họ tọng chữ nghĩa, chữ tín. Họ nhường ngôi cho nhau vì nhân nghĩa. Nếu không làm như thế sẽ bị trừng phạt, quần chúng nổi dậy lật đổ. Xã hội ấy được gọi là “Tiểu khang”.

Nếu đem đoạn văn trên so sánh với các sách của Nho gia sẽ không khó thấy việc miêu tả xã hội “Đại đồng” và “Tiểu khang” của các nhà Nho có mâu thuẫn. Ví dụ việc dùng vũ lực để tranh giành ngôi chỉ có ở xã hội “Tiểu khang”, “có sựmưu lợi riêng, việc dùng binh mới có”, nhưng cũng trong các sách ấy, trong xã hội “Đại đồng” cũng không thiếu gì các cuộc chiến tranh. Còn như việc trừng phạt, ở đây nói trong xã hội “Tiểu khang” con người mới có lễ nghĩa, mới có hình phạt, nhưng trong những sách khác, trong xã hội “Đại đồng” dfdã có các loại hình phạt nghiêm khắc. “Thuấn điển” đã có một đoạn như sau: “Hình phạt cơ bản có năm loại. Với quan lại thì phạt roi, dân thường thì phạt gậy, con buôn thì phạt bằng tiền, bọn trộm cướp thì phạt bằng giam giữ, kẻ có tội quá nặng thì đem giết … lưu đày Cộng Công ở U Châu, nhốt Hoan Đậủơ Sùng Sơn, giam Tam Miêu ở Tam Nguy, cùn Tắc ở Vũ Sơn; bốn cách xử phạt ấy làm cho thiên hạ đều phải nể phục. Nhưng những câu chữ đầy mâu thuẫn  ấy chỉ có thể nói về một đất nước  dùng đạo đức để cai trị, đó là một xã hội lý tưởng do các  nhà Nho hư cấu nên, không thể coi đó là những điều xác thực. Chúng cũng không nói xã hội “Đại đồng” và “tiểu khang” có sự khác biệt về chất. Sự khác biệt này là: trong xã hội “Đại đồng”, thiên hạ là của mọi người, còn trong xã hội “Tiểu khang”, thiên hạ là của một họ. Nói cách khác,  trong xã hội “Đại đồng”, quyền lực được chuyển giao bằng việc nhường ngôi, còn trong xã hội “Tiểu khang”, quyền lực được chuyển giao bằng chế độ thế tập, tức là “đại nhân thế cập dĩ vi lễ” (người lớn lấy lễ để cư xử theo phương pháp cha truyền). Cái gọi là “thế cập”  chính là cha truyền con nối chứ không phải là “tuyển hiền vi năng”  (chọn người hiền có năng lực).

Theo truyền thuyết, người hoàn thành sự thay đổi  này là hai cha con Vũ và Khải. Ngôi vua của Vũ là do Thuấn nhường cho. Nhưng sau khi Vũ chết, truyền thống ấy bị phá vỡ. Xin xem phần ghi chép của Tư Mã Thiên trong “Hạ bản kỷ” sau:

“Đế Vũ di săn ở phía đông, đến Cối Kê thì băng. Vũ nhường ngôi lại cho Ich. Sau khi hết tang ba năm, Ich nhường ngôi lại cho con trai Vũ là Khải, bản thân mình thì về sống ở đất Dương sống ngăn cách với Khải bởi dãy Kỳ Sơn. Khải là một người hiền nên thiên hạ đều theo. Tới khi Vũ qua đời thực sự, ngôi vua được nhường cho Ich nhưng Ich không chuyên tâm cai trị nên thiên hạ không phục. Các chư hầu đều đồng ý phế Ich để lập Khải bởi “Khải là con trai Vũ”. Do đó, Khải kế vị ngôi báu của cha và trở thành Hạ hậu đế Khải.”

Hai vua Nghiêu và Thuấn đã nhường ngôi cho người khác  vì con mình không đủ năng lực. Điều này rất phù hợp với chế độ dân chủ nguyên thuỷ . Vũ không làm như vậy vì Khải con của Vũ rất có năng lực, nhưng ông ta vẫn dựa theo Nghiêu Thuấn, trước tiên chọn Cao Dao làm người kế thừa, sau khi Cao Dao chết lại chọn Ich làm người thay mình. Theo cách nói của Tư Mã Thiên, Ich “lơ là việc cai trị thiên hạ” nên quần chúng không phục, vì thế bị Khải thay thế.. Nhưng Khải không nằm trong số những người được lựa chọn, việc Khải kế vị là đi ngược lại truyền thống. Có thể thấy, sau khi Vũ chết,  khả năng “các chư hầu đều đồng ý phế Ich, lập Khải” là không lớn. Huống chi, Vũ chọn người  để nhường ngôi là Ich, điều này rõ ràng Ich không phải là mjkẻ tầm thường. Nói rằng “Ich lơ là việc cai trị thiên hạ” chẳng qua chỉ là sự bịa đặt của người đời sau  để biện hộ cho việc Khải kế vị ngôi vua là chính đáng mà thôi. Rất có khả năng  sự thực không phải là như thế.. Điều bí ẩn bên trong có thể là, Khải đã dựa vào vũ lực để thay thế Vũ chưa không phải là người có tài năng và đạo đức. Sở dĩ có thể nói  như vậy vì  sau khi Khải lên ngôi, lập tức có sự phản đối của họ Hữu Hộ.

Khải là vị vua đầu tiên của dân tộc Trung Hoa, cũng là nhân vật đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Trước Khải, , các nhân vật như Sào Thị, Toại Nhân, Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn, , Vũ, đều là những nhân vật truyền thuyết, rất khó coi đó là những nhân vật có thực. Về điểm này, chúng ta có thể  khẳng định vài điều sau khi nghiên cứu về Khải. Thứ nhất, lấy Khải làm ranh giới, các nhân vật trước Khải đều được thêm vào nhiều màu sắc thần bí. Còn các nhân vật từ Khải về sau (bao gồm cả Khải) đều không có những  câu chuyện hoang đường thần thánh; thứ hai,  từ Khải về sau, các vị vua trong hàng ngàn năm đều có rất ít sự tích được mọi người biết tới, còn các nhân vật truyền thuyết trước Khải, đặc biệt là Thuấn và Vũ  đều có sự nghiệp được miêu tả cụ thể. Điều đó  có nghĩa là, những sưj tích về các nhân vật truyền thuyết này đều do người đời sau thêm vào. Cụ thể hơn, ngườiđời sau đã gửi gắm một hiện tượng xã hội hay một lý tưởng vào trong hình ảnh của nhân vật truyền thuyết, từ đó, các nhân vật này trở nên có xương có thịt và đầy vẻ sinh động.

Sở dĩ người đời trước làm đẹp hoặc tô vé thêm cho nhân vật truyền thuyết, nguyên nhân căn bản là do  quan niệm về lịch sử của họ.

Lịch sử là do con người sáng tạo ra. Mỗi bước tiến của lịch sử đều đưa con người tới một chân trời mới. Ngay trong sự so sánh giữa văn minh và dã man, văn minh dĩ nhiên là tốt đẹp hơn dã man. Sự phát triển của văn minh  đồng thời cũng đồng nghĩa với việc con người không ngừng xa rời tình trạng dã man. Nhưng phép biện chứng lịch sử đã chứng tỏ  văn minh không phải là điều hoàn toàn tốt đẹp. Dưới ánh sáng của văn minh, vẫn còn đầy rẫy bóng tối của dã man. Văn minh đưa con người thoát khỏi trạng thái dã man nhưng đồng thời cũng đưa con người vào một trạng thái dã man mới. Hơn thế, hành động chuyển từ dã man sang văn minh  của con người bản thân nó không phải là một hành động tự giác. Họ vốn đã quen với cuộc sống tự nhiên  hoang dã, không có thành thị và nhà nước, cuộc sống của họ càng vô lo vô nghĩ, “nằm xuống đâu, đó là nhà, bước tới đâu, đó là đường đi”, văn minh đã làm đảo lộn cuộc sống mà họ cảm thấy rất đầy đủ, đồng thời lại ràng buộc họ vào đủ mọi thứ, tất cả đều phải tuana theo những quy tắc, chế độ. Trong trạng thái xã hội mới này, họ không quen, cảm thấy mất tự do , cảm thấy mất đi một cái gì đó. Điều khiến cho họ bất mãn là . ngay sau khi có ánh sáng của văn minh, hàng loạt cuộc chiến tranh đã nổ ra, quyền lực, tiền tài, phụ nữ,   tất cả đều trở thành đối tượng để tranh giành. Thời đại nguyên thuỷ tuy cũng có sự tranh giành, nhưng đó là cuộc tranh giành giữa các bộ lạc chứ không phải à cuộc tranh giành giữa các cá nhân. Sau khi văn minh ra đời, những cuộc chiến tranh với bên ngoài tuy vẫn liên tục nổ ra, nhưng chủ yếu vẫn là sự tranh chấp giữa các cá nhân, hoặc nói cách khác là sự tranh chấp trong nội bộ tập đoàn. Cuộc tranh chấp giữa các tập đoàn chỉ đơn thuần gây ra đổ máu chứ không gây ra sự tổn thương về tinh thần cho mỗi cá nhân, còn cuộc tranh giành giữa các cá nhân lại gây ra sự tổn thương về mặt  tinh thần , đó là sự đổ máu về tinh thần.Cho nên, vào buổi đầu của văn minh, nhân loại  đã từng rất phản cảm với văn minh, họ đã có một cái nhìn lịch sử sai lầm, đó là lịch sử đảo ngược. Họ cho rằng lịch sử ngày càng đi xuống, đời sau không bằng đời trước, “nhất đại bất như nhất đại”. 

Quan niệm lịch sử đảo ngược là tâm lý chung của nhân loại, xưa nay đều như thế, trong hay ngoài nước đều như vậy. ở Trung Quốc vào thời cổ đại, các nhà Nho đã theo đuổi lý tưởng xã hội “đại đồng”; Đạo gia rất tâm đắc với xã hội “nước nhỏ, dân nghèo”. ở Hy Lạp cổ đại, Hearsieder, chia lịch sử làm bốn thời đại, lần lượt là: hoàng kim, bạch trắng, đồng đỏ, sắt đen. Cách phân chia này rất giống với người Trung Quốc xưa chia lịch sử làm bốn giai đoạn: Tam Hoàng, Ngũ Đế, Tam Vương, Ngũ Bá.

Quan niệm lịch sử đảo ngược thể hiện tỏng lĩnh vực chính trị, theo tư tưởng của các nhà tư tưởng  thời Tiên Tần ở Trung Quốc chính là cách nhìn về nhà nước thống nhất. Tuy họ cho rằng quốc gia thống nhất như các nhà Hạ, Thương, Chu là hơn hẳm so với tình trạng lễ băng nhạc hoại thời Xuân Thu Chiến Quốc nhưng họ lại cho rằng thời đại Nghiêu, Thuấn, Vũ là rất lý tưởng. Vởy vấn đề là tại sao vào thời của Khải ở Trung Quốc lại xuất hiện quốc gia thống nhất tập quyền còn vào trước thời của Khải lại thực hiện việc “nhường ngôi cho người hiền, không truyền cho con”? 

Gia thiên hạ là chính trị chủ nghĩa chuyên chế, “truyền hiền không truyền cho con” là  chính trị theo chế độ dân chủ nguyên thuỷ. Từ “truyền hiền không truyền cho con” phát triển đến gia thiên hạ thực chất là sự kết thúc  thời đại chế độ dân chủ và mở ra chủ nghĩa chuyên chế ở Trung Quốc.. Thêm một bước lại có một vấn đề là tại sao đến thời của Khảichế độ xã hội dân chủ lại phát triển  đến quân chủ chuyên chế?. Nếu nhìn lại lịch sử chính trị  của nhân loại vào đầu thời đại văn minh sẽ thấy rằng  các dân tộc khác cũng  đều từng trải qua một thời kỳ “nước nghèo dân ít”. Còn ở Trung Quốc ngay từ thời nhà Hạ, Thương, Chu có chút ít sự khác biệt với nền chính trị trung ương tập quyền sau thời Tần Thuỷ Hoàng, những biện pháp chính trị lại càng khác nhưng nền chính trị thống nhất lại giống nhau.

Chủ nghĩa chuyên chế lại liên quan chặt chẽ đến nền chính trị thống nhất. Voào đầu thời đại văn minh,, ở một số nới vãn còn giữ lại chế độ dân chủ nguyên thuỷ tỏng một giai đoạn lịch sử nhất định. Điều này gắn chặt với điều kiện tự nhiên “nước nhỏ dân ít” của họ. Lịch sử nhân loại có một quy luật:  nước nhỏ thì còn có thể thực hiện chế độ dân chủ nhưng một khi bản đồ được mở rộng  thì tất yếu đất nước sẽ chuyển từ dân chủ sang chuyên chế.. La Mã cổ đại là một ví dụ rõ ràng nhất.. Khi La Mã còn hạn chế ơ một vùng nhỏ bé thuộc sông Taiper, nơi đây còn thi hành chế độ dân chủ. Khi quốc gia này thôn tính toàn bộ bán đảo Italia, đặc biệt là khi nó phát triển  thành một đế quốc lớn xâm lược khắp cả ba châu lục Âu, á, Phi thì nền chính trị nơi đây đã chuyển dần từ chế độ cộng hoà sang chế độ chuyên chế. Đây cũng là tình hình chung ỏ các quốc gia  ở Tây Âu vào thời trung đại. Mỗi thành phố ở Italia đều có chính quyền  của riêng mình và đều có thể coi là một nước cộng hoà độc lập với diện tích nhỏ, dân số ít, do đó, đều thực hiện chế độ dân chủ. Còn các quốc gia lớn như Anh, Pháp, Đức do diện tích rộng, dân số đông nên đều là những quốc gia thực hiện chế độ quân chủ chuyên chế.

Vương triều nhà Hạ ở Trung Quốc ngay từ khi ra đời đã là một nước lớn. Nước này lấy vùng Doãn Lạc ở Hà Nam làm trung tâm, phía đông tới tận biển đông, phía tây tới tận vùng Thiểm Tây, phía bắc tới sát Yên Sơn, phía nam kéo dài tới tận vùng sông Hoài. Các nước chư hầu xung quanh như Hạ, Di phần lớn đều thần phục sự thống trị của vương triều này. Theo thuyết “Cửu Châu” trong cuốn “Vũ Cống”, vương triều nhà Hạ có bản đồ lấy các vùng Tứ Châu, Dự, Duyện, Thanh, Từ và các vùng Hà Nội, Hà Đông của ích Châu cùng  Quan Trung của Ung Châu làm trung tâm. Thế lực của vương triều này còn kéo dài tới tận các vùng phía bắc của đất Ich Châu, phía tây Ung Châu và ba châu khác là Dương, Kinh, Lương. Nếu xét tình hình thế giới lúc ấy, không có quốc gia nào có diện tích rộng lớn như vậy. Vương quốc Babylon ở vùng lưu vực sông Lưỡng Hà, vương quốc Ai Cập thời đó có thể coi là hai vương quốc lớn nhưng diện tích của hai vương quốc này còn nhỏ hơn diện tích của nhà Hạ rất nhiều.

Vương triều Hạ ngay từ khi thành lập  đã có đất đai rộng lớn chắc chắn trước đó đã phải trải qua một quá trình lâu dài mở rộng và sáp nhập. Đây rất có thể là thời kỳ của Vũ trong truyền thuyết. Vũ trở nên một nhân vật truyền thuyết, hành động trị thuỷ của Vũ hàm nghĩa là một cuộc biến cách  trong hôn nhân, nó tượng trưng cho hôn nhân đối ngẫu (tự do) thay thế cho chế độ quần hôn, nhưng ông ta  cũng rất có thể  là người đặt nền móng cho chế độ chuyên chế, tức là  chuẩn bị đầy đủ điều kiện cho chế độ chuyên chế. Những điều nói trong truyền thuyết như “Vũ họp chư hầu ở Đồ Sơn”. “Bàng Nãi ra lệnh cho Vũ công bố cho mọi người việc lập Cửu Châu”, “Vũ chia nhỏ Cửu Châu, dựa vào địa thế, việc dùng người lập nên công trạng”… tất cả những đều cho thấy những điều nói trên là có cơ sở. Tức là nói, vào thời của Vũ, vương triều Hạ đã thành hình, các chế độ của một quốc gia  cũng  đã được xây dựng về cơ bản. Việc xác lập chế độ cha truyền con nối chỉ còn là vấn đề thời gian.. Hơn nữa, sự thay đổi về mặt chính trị này gắn liền với những thay đổi trong hôn nhân. Việc Vũ  lập ra chế độ hôn nhân đối ngẫu thay thế cho chế độ quần hôn có mối liên hệ bên trong mật thiết với  với sự xuất hiện của chế độ chuyên chế tập quyền  sau khi Vũ mất. Bởi vì chỉ khi có cuộc cách mạng trong hôn nhân thì nhà nước kiểu chuyên chế tập quyền  kiểu cha truyền con nối mới có thể ra đời. Có điều, Vũ chỉ là một nhân vật truyền thuyết, không nhất định là con người có thực; cuộc cách mạng về hình thái hôn nhân ngầm ẩn sau hành động trị thuỷ lại chỉ mang ý nghĩa tượng trưng  nên nó không thể chỉ ra rằng  cuộc cách mạng này phát sinh không lâu trước khi vương triều Hạ được thành lập. Trên thực tế, bắt đầu từ thời đại Hoàng Đế trở đi, dân tộc Trung Hoa đã bước vào xã hội văn minh xét về mặt thời gian, thời gian của những nhân vật và sự kiện trong truyền thuyết  hỗn loạn và đã bị thay đổi rất nhiều. Hơn nữa, ở đây lại xảy ra hienẹ tượng thay đổi trắng đen, lại bị phòng đại hay nói giảm, nói tránh đi nên các nhà nghiên cứu ngày nay không nên xem xét truyền thuyết  bằng con mắt biên niên sử (xét lịch sử theo thời gian).

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here