II.  Tập đoàn Hoa Hạ và khởi nguồn của văn minh Hạ

 Về vấn đề khởi nguồn của văn minh Trung Quốc,, giứo học thuật có hai quan điểm là nhất nguyên và đa nguyên. Quan điểm nhất nguyên là quan điểm truyền thống, chính sử từ trước đến nay  đều được viết dựa trên quan điểm này.  Sự sắp xếp lịch sử Tam Hoàng Ngũ Đế, Tam Vương Ngũ Bá , thái độ sùng bái Nghiêu, Thuấn, ũ, Thang, Văn Võ, Chu Công đều thể hiện quan điểm nhất nguyên.

Trong quần chúng rộng rãi, quan điểm này cũng giữ vị trí chủ đạo. Nếu đem quan điểm này áp dụng cho một khu vực nhỏ, mọi người thường cho rằng,  nền văn minh Trung Quốc bắt đầu sớm nhất ở khu vực Trung Nguyên, lưu  vực sông Hoàng Hà mới chính là cái nôi của dân tộc  Trung Hoa, nhưng nửa cuố thế kỷ 20 dặc biệt là vài chục năm gần đây, quan điẻm đa nguyên ngày càng chiếm ưu thế trong giới học thuật. Điều này có được là do hàng loạt những thành tựu khảo cổ thực địa. Từ các tài liệu khảo cổ, người ta thấy rằng , ngay từ thời kỳ đồ đá mới, trên đất nước Trung Hoa rộng lớn đã xuất hiện hàng loạt những điểm sáng của nền văn minh,. Chỉ tính riêng các di chỉ văn hoá đã có hơn 7000. Nền văn hoá ở mỗi khu vực có những đặc sắc của riêng mình, về cơ bản không phải là do chịu ảnh hưởng của một trung tâm văn hoá nào. Nhà khảo cổ học Tô Bỉnh Kỳ đã dựa vào việc phân tích   loại hình   của các di chỉ văn hoá  chia nền văn hoá Trung Quốc vào thời kỳ đồ đá mới ra thành 6 khu vực lớn:

I.  Khu vực văn hoá Trung Nguyên, lấy Quan Trung, Dư Tây, Tấn Nam làm trung tâm.

II. Khu vực văn hoá Đông phương, lấy Sơn Đông làm trung tâm.

III. Khu vực văn hoá Tây Nam, lấy bốn phía hồ Động Đình và bồn địa Tứ Xuyên làm trung tâm.

IV. Khu  vực văn hoá Đông Nam, lấy hạ du sông Trường Giang và Thái Hồ làm trung tâm.

V. Khu vực văn hoá phương Nam, lấy trục giữa từ hồ Phiên Dương kéo xuống đồng bằng Châu Giang.

VI. Khu vự văn hoá phương Bắc gồm các khu vực nam bắc Yừn Sơn, khu vực Trường Thành,

Ngoài ra, hai học giả Hạ Nãi và Trương Giang Trực cũng lần lượt đưa ra thuyết đa nguyên. Quan điểm của họ giống như quan điểm của học giả Trần Thừa Dũng:

“Nền văn minh Trung Quốc cổ đại rực rỡ chính được hình thành từ các nền văn hoá rất dặc sắc của các khu vực như Trung Nguyên,  Hải Bối, Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Hoa Giang, Hoa Nam, v.v…, trải qua một quá trình lâu dài tiếp xúc, va chạm, xung đột, giao lưu, truyền bá, dung hợp… sau cùng mới thống nhất lại, văn minh Trung Quốc từ đó mới ra đời[1].

Có điều chúng ta cũng cần thấy rằng hàng loạt điểm văn minh mọc lên trên khắp đất nước Trung Quốc, cố nhiên có thể chao thấy nguồn gốc đa nguyên của nền văn minh Trung Hoa, nhưng cũng không thể vì thế mà phủ định di ảnh hưởng và sự truyền bá lẫn nhau giữa các điểm văn minh đó. Cũng không thể phủ định  tính thống nhất của lịch sử văn minh Trung Hoa. Điều này khác xa với vấn đề nguồn gốc của nền văn minh thế giới. Đối với phạm vi toàn thế giới, các nền văn minh khu vực tự hình thành và phát triển, rất ít có quan hệ qua lại lẫn nhau, không tồn tại vấn đề có một trung tâm văn minh  ban đầu, sau đó lại được truyền bá rộng rãi ra các trung tâm khác. Ngay cả các nền văn minh nhỏ trong nội bộ nền văn minh khu vực lớn cũng có sự khác nhau. Đối với Trung Quốc, do quan hệ về mặt lãnh thổ nên sự giao lưu là khó tránh khỏi. Văn minh hay văn hoá  Trung Quốc hoàn toàn có khả năng được bắt đầu từ một trung tâm lớn, sau đó được truyền bá ra xung quanh.

Quan trọng hơn là, nền văn minh mà các nhà khảo cổ học nhanạ định lại hầu như đồng nghĩa với nền văn hoá. . Nó chỉ là tầng diện thuộc hình nhi hạ mà thôi. Di chỉ về làng mạc, các vật dụng  làm bằng đá hay bằng sứ cho tới các di tích khác, có thể phản ánh cuộc sống của con người đương thời, chủ yếu chỉ thể hiện được trình độ kỹ thuật và loại hình công nghệ của người đương thời, ví dụ như thể hiện loại hình chế của công cụ, phong cách các hình trang trí, kiểu kiến trúc, phương thức kiếm sống của họ, nhưng những thứ có thể thực sự biểu hiện nền văn minh của người xưa như kết cấu xã hội, quan hệ quyền lực, phong tục tập quán,… thì lại rất ít được phản ánh. Những điều trene chủ yếu được lưu giữ trong các truyền thuyết, rất ít được lưu giữ bởi các hiện vật cụ thể. Vì thế, muốn tìm hiểu hình thái của nền văn minh Trung Quốc vào giai đoạn sơ kỳ, có lẽ dựa vào truyền thuyết còn đáng tin cậy hơn dựa vào những hiện vật khảo cổ. Có những học giả rất coi trọng các tư liệu khảo cổ, họ cho rằng có được các hiện vật khảo cổ thì hiện vật thì truyền thuyết không còn quan trọng nữa. Nhận thức như vậy là lệch lạc. Trong truyền thuyết tuy có rất nhiều yếu tố hoang đường nhưng chính những truyền thuyết hoang đường này đã giúp chúng ta hiểu tìm hiểu hình thái ban đầu của văn minh, đặc biệt là thế giới tinh thần của người đương thời.

Ngay từ mấy chuục năm trước đây, học giả Từ Đán Sinh đã chia các bộ tộc Trung Quốc cổ đại ra ba tập đoàn lớn, đó là Hoa Hạ, Đông Di, Miêu Man và viết cuốn “Khảo sát về ba tập đoàn bộ tộc  lớn của Trung Quốc cổ đại” với độ dài khoảng bốn vạn chữ. Trương cuốn sách này, ông đã miêu tả và phân tích khá tường tận vấn đề trên và được sự đồng tình mạnh mẽ của giới học thuật. Nay xin dẫn lời khái quát của học giả Hoàng Thạch Lâm về vấn đề này như sau:

“Tập đoàn Hoa Hạ ở  phía tây bắc Trung Quốc cổ đại, lại có thể đem chia nhỏ thành ba tập đoàn nhánh sau đây: 1. Tập đoàn gồm hai chi lớn Hoàng Đế, Viêm Đế, 2. Tập đoàn Cao Dương (Hiên Viên Đế) nằm gần phía đông, là sự hỗn hợp của các vùng văn hoá Hoa Hạ, Đông Di. Gồm có các tộc người như Ngu, Đế Thuấn, người Thương. 3. Tập đoàn ở gần phương nam, cũng bắt nguồn từ tập đoàn Hoa Hạ ở phương  bắc, một bộ phận của tập đoàn Hoa Hạ xâm nhập xuống phía nam và nảy sinh quan hệ rất khăng khít với tập đoàn Miêu Man. Ví dụ như bộ tộc Chúc Dung. 

Bộ tộc Hoàng Đế phát nguyên ở cao nguyên hoàng thổ Thiểm Tâyngày nay, vì ở cạnh sông Cơ nene mang họ Cơ. Bộ tộc Viêm Đế lại cư trú ở khu vực thượng du sông Vị Hà, Thiểm Tây ngày nay, do ở cạnh sông Khương nên mang họ là Khương. Về sau cả hai tộc này đều có một bộ phận di cư dần về phía đông. Tộc Viêm  Đế thì xuôi dòng sông Vị Hà và dọc theo hai bờ sông Hoàng Hà phát triển xuống các khu vực là Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Đông ngày nay. Tộc Hoàng Đế thì  thì xuôi dòng sông Bắc Lạc và sông Vị dọc theo bờ bắc sông Hoàng Hà, dọc theo các mạch núi Trung Điều, Thái Hành phát triển tới tận vùng phụ cận Bắc Kinh ngày nay.

Thái Hạo, Thiếu Hạo, Xuy Vưu đều thuộc tập đoàn Đông Di. Phạm vi cư trú của tộc này phái bắc tính từ phần đông bắc của tỉnh Sơn Đông, lúc hưng thịnh nhất đã phát triển ra khắp phía bắc tỉnh Sơn Đông. Phía tây tới phần đông tay nam của tỉnh Hà Nam và cả toàn bộ phía nam tỉnh Hà Nam. Phía nam tới phần giữa tỉnh An Huy, phía đông tới tận biển.

Các tộc Tam Miêu, Phục  Hy, Nữ Oa, Hoan Đậu đều thuộc bộ tộc Miêu Man. Khu vực cư trú của bộ tộc này lấy các vùng Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây làm trung tâm, kéo dài lên tận phía bắc tới khu vực nằm giữa các dãy núi Hoàng Nhĩ, Ngoại Phương, Phục Ngưu, thuộc phía tây tỉnh Hà Nam.

Ba tâpj đoàn này đã từng tranh chấp lẫn nhau về sau lại cùng chung sống hoà bình, cuối cùng hoàn toàn đồng hoá và dần hình thành dân tộc Hán sau này.[2]

Cách nhìn của Từ Đán Sinh về lịch sử Trung Quốc buổi đầu cơ bản là không sai. Nhưng việc ông cho rằng Hoàng Đế, Viêm Đế, Thái Hạo, Thiếu Hạo, Cộng Công, Xuy Vưu cho  tới Phục Hy và Nữ Oa là các nhân vật lịch sử, đồng thời coi họ là  thủ lĩnh các bộ lạc vào thời viẽn cổ e rằng không được thoả đáng.. Phần trên, chúng tôi  đã nói, các nhân vật trong truyền thuyết này có phải là con người thật hay không là một vấn đề rất khó, vì thế cũng không nên coi đó là  là tên các bộ lạc thời viễn cổ. Hơn nữa, vấn đề phạm vi cư trú của ba tập đoàn lớn này liệu có đúng như học giả họ Từ đã nêu hay còn phải đợi bàn bạc thêm, nhưng việc ông Từ đem chia Trung Quốc viễn cổ thành ba tập đoàn lớn về cơ bản phù hợp với sự thực  lịch sử.

Sự  chuyển tiếp từ xã hội dã man sang thời đại văn minh của xã hội loài người là cực kỳ phức tạp. Một mặt, tổ chức xã hội được mở rộng, dung hợp và xung đột lẫn nhau, chúng không chỉ diễn ra trong thời gian dài mà còn trải qua nhiều thăng trầm, đan xen rất phức tạp khó để có thể nói xã hội thời kỳ này có sự ổn định.. Mặt khác, , cùng với sự thay đổi của tổ chức xã hội, , văn minh và văn hoá cũng không ngừng giao lưu và truyền bá. Tuy về đại thể, hai mặt trên diễn ra song song, nhưng  chúng lại không thống nhất. Nói chính xác hơn, sự giao lưu, truyền bá văn minh và văn hoá  tuy có mối quan hệ chặt chẽ với sự dung hợp giữa các bộ tộc, nhưng chúng không nhất định chỉ hạn chế trong sự dung hợp giữa các bộ tộc. ở đây, phải thấy rõ hai tình huống có thể xảy ra là: thứ nhất, , sự mở rộng của các bộ tộc không nhất định  đồng nghĩa với sự truyền bá văn hoá; thứ hai sự truyền bá văn hoá cũng không nhất định  chỉ hạn chế trong sự mở rộng các bộ tộc.. Nếu chúng ta coi sự mở rộng của các bộ tộc của người xưa chỉ là việc mở rộng về chính trị và quân sự thì với chính trị và quân sự, văn hoá và văn minh có tính độc lập tương đối của nó. Trong khu vực mà một bộ tộc khống chế, không nhất thiết là văn minh và văn hoá của bộ tộc ấy được truyền bá  rộng khắp trên toàn lãnh thổ, cũng không có nghĩa văn minh và văn hoá của bộ tộc ấy không thể vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ ấy để truyền bá trong một phạm vi rộng lớn hơn.

Xem trong truyền thuyết, trong ba tập đoàn lớn lúc bấy giờ, tập đoàn Hoa Hạ là tập đoàn chiếm ưu thế. Sự hình thành của tập đoàn này chắc đã trải qua một thời kỳ lịch sử rất dài chứ không phải hoàn thành vào đời hai vua Viêm Hoàng. Hai vua Viêm Hoàng trong truyền thuyết chỉ là  một kiểu phù hiệu để chỉ tình hình các bộ tộc lúc bấy giờ, các nhân vật trong truyền thuyết như Xuy Vưu, Cộng Công, Thái Hạo, Thiếu Hạo, Tam Miêu, Hoan Đâu

Cũng nên được xem như thế.. Trong số nhiều các bộ tộc trên,  bộ tộc của Hoàng Đế đến Nghiê, Thuấn, Vũ không những có thế lực lớn mà còn là sự hình thành sớm nhất của nền văn minh Trung Quốc.. Hoàng Đế giết Xuy Vưu, đánh bại Viêm Đế, Đế Nghiêu đuổi Cộng Công về U Lăng,  đuổi Hoa Đậu về Sùng Sơn, , bức Tam Miêu về Tam Nguy, nhốt Tắc ở Vũ Sơn; Đế Thuấn đuổi và lưu đày tộc Tứ Hung đày về Tứ Duệ, … đều chủ yếu là sự cường điệu những thành công về quân sự. Trong xã hội viễn cổ, quân sự và chính trị khó có thể phân biệt. Ai có lực lượng hùng mạnh, người đó có quyền nắm giữ chính trị. Hoàng Đế “có đại quyền, cai quản mọi nước xung quanh”; Đế Nghiêu “hoà hợp với các nước”;thời Đế Thuấn,  công trạnh  càng hiển hách, bốn biển đều thần phục, thiên hạ quy tâm, … đều là nói về thành công của chính trị. Sự huy hoàng của thời đại Ngũ Đế trong con mắt  của người Trung Quốc thời cổ không chỉ là những thành công về chính trị và quân sự mà còn là sự nghiệp lớn của văn minh, nói cụ thể là thành công của văn trị giáo hoá. Về điểm này, “Nghiêu điển” và “Thuấn điển” của “Thượng thư”, “Ngũ Đế bản kỷ” của Tư Mã Thiên đã ghi lại rất rõ. Đặc biệt,  Đế Thuấn là một ông vua nhân nghĩa nổi tiếng, không chỉ nghiêm khắc tu dưỡngbản thân mà còn dùng văn hoá lễ nhạc để quy phạm hoá xã hội, giáo hoá nhân dân,  đã được Tư Mã Thiên ghi lại: “Các ông vua có đức sáng trong thiên hạ bắt đầu tính từ Ngu Đế (Đế Thuấn) trở đi”.

Tình hình đạo đức và trình độ văn minh  của thời đại Ngũ Đế thật khó có thể tin vì những từ đẹp đẽ trong đó phần lớn đều là sản phẩm được tô vẽ bởi các nhà Nho. Thời đại Ngũ Đế chẳng qua cũng chỉ là  thời đại một nước có đạo đức lý tưởng của c cnhà Nho. Nhưng chúng ta không thể phủ định  ở thời đại Ngũ Đế, trong ba tập đoàn lớn, trình độ văn minh của tập đoàn Hoa Hạ là cao nhất. Sở dĩ như vậy  là do  ba đời Hạ, Thương, Chu sau này đều lấy tập đoàn Hoa Hạ là chủ thể.. Trung tâm cai trị của ba tập đoàn ấy cũng chủ yếu nằm trong khu vực hoạt động của tập đoàn Hoa Hạ. Đây cũng chính là căn cứ  để các cuốn chính sử về sau coi nhà Hạ là vương triều trên mảnh đất Trung Nguyên. Hứa Thận nói “Hạ là người Trung Quốc” chính là với ý nghĩa này.

Gần đây, do sự xuất hiện hàng loạt của các tư liệu khảo cổ nhiều học giả bắt đầu xem xét lại vấn đề nguồn gốc của văn minh Trung Quốc theo quan điểm đa nguyên., cho rằng nguồn gốc của văn minh Trung Quốc  là sản phẩm của nhiều nền văn hoá chứ không phải chỉ xuất phát từ một trung tâm duy nhất, càng không chỉ bắt nguồn từ đất Trung Nguyên. Trong đó, tiêu biểu nhất là quan điểm của học giả Trần Thừa Dũng.  Trong cuốn sách mới xuất bản “Nguồn gốc vương triều đầu tiên của Trung Quốc” của ông đã có ảnh hưởng lớn trong giới học thuật. Ông cho rằng “khởi nguồn của văn hoá Hạ từ vòng văn hoá trước lịch sử vùng đông nam,vùng đất cư trú của dân tộc Hạ ở hạ du sông Trường Giang”[3]. Ông Trần Thừa Dũng là bạn nghiên cứu của tôi, quan điểm và lý luận học thuật của tôi và ông có nhiều điểm giống nhau, nhưng  đối với vấn đề nguồn gốc văn hoá Hạ của ông là ở vùng đông nam, tôi không  tán thành.

Với việc nghiên cứu lịch sử triều Hạ, ông Trần Thừa Dũng đã có rất nhiều công sức, “thuyết đông nam” của ông  không phải là sự phỏng đoán thiếu căn cứ, bịa đặt mà có dựa trên những nghiên cứu thực tế xác thực, được rút ra từ những tài liệu khảo cổ có thực. Nhưng cái chưa được tỏng cuốn “Nguồn gốc vương triều đầu tiên ở Trung Quốc” cũng chính là ở đây. Cụ thể là:  ông tuy đã bám sát  những tài liệu có thực nhưng  lại rất thiếu hụt  việc dùng lý luận nào để tìm hiểu những tài liệu ấy, đặc biệt là lý luận để xem xét  xu thế phát triển của văn minh Trung Quốc.. Thứ nhất,  ông phản đối thuyết coi lưu vực  sông Hoàng Hà  là cái nôi của nền văn minh Trung Quốc, phản đối quan điểm nhất nguyên luận về nguồn gốc của văn minh, nhưng “thuyết đông nam” của ông lại theo nhất nguyên luận. Thứ hai,  những tài liệu khảo cổ được ông dùng để chứng minh chỉ có thể  cho thấy tính đa nguyên của văn hoá Trung Quốc, chứ không thể cho thấy tính da nguyên của văn minh Trung Quốc.. Khu vực hạ lưu sông Trường Giang ngay từ rất sớm đã có nền văn hoá khá thành thục, nhưng đieuè này không thể cho thấy nền văn minh Trung Quốc bắt nguồn từ đây. Văn hoá khác với văn minh. Văn hoá, đặc biệt là văn hoá hiểu theo nghĩa của khảo cổ học chỉ thể hiện trình độ kỹ thuật của người xưa, chứ không phải là văn minh theo cách  hiểu văn minh đối lập với dã man. Thứ ba, những vật tượng trưng cho quyền  lực của vua được phát hiện ở vùng đông nam như Thành, Đỉnh, Hoàng,, Khuê vừa có thể do cư dân cổ ở khu vực đông nam sáng tạo ra, vừa có thể là những khí cụ chịu ảnh hưởng  của nền văn minh Trung Nguyên. Nếu dựa vào những khí cụ ấy mà cho rằng văn minh hay văn hoá Hạ bắt nguồn ở khu vực đông nam, vậy thì phải giải thích ra sao về việc cũng phát hiện ra những khí cụ tương tự ở khu vực Trung Nguyên? Thứ tư, truyền thuyết “Đồ Sơn” và Vũ của khu vực đông nam rất có thể chỉ là kết quả sáng tạo của người đời sau. Thực chất rất khó căn cứ vào mối liên hệ giữa Vũ và Cối Kê được ghi chép trong truyền thuyết để cho rằng Vũ la fthủ lĩnh của bộ lạc cư trú ở vùng đông nam. Huống hồ việc Vũ có phải là nhân vật có thực hay không thì cũng còn đáng nghi ngờ lắm.

[1](1) Trần Thừa Dũng: “Nguồn gốc vương triều đầu tiên của Trung Quốc”, trang 7

[2]Hoàng Thạch Lâm: “Tóm tắt học giả Từ Đán Sinh”, xem “Thời đại truyền thuyết trong lịch sử cổ đại Trung Quốc”, tập 1

[3]Trần Thừa Dũng:  “Nguồn gốc vương triều dầu tiên ở Trung Quốc”, trang 18.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here