Triều đình Đông Tấn sau khi đã an định ở Giang Nam, dần mất ý chí muốn thu lại đất Trung Nguyên. Chỉ có một số ít người còn nuôi ý “bắc phạt” (đánh lên phía bắc), giành lại đất đai đã mất. Tổ Địch chính là một trong những con người đó.

Thời thanh niên, Tổ Địch là một chàng trai hùng tâm tráng chí, thích kết giao với các anh hùng hảo hán. Anh thường cùng với người bạn thân thiết Lưu Côn bàn chuyện thế sự trong thiên hạ với khát vọng ngang tàng, hoài bão vô song. Họ cùng nhau khích lệ, thể hiện mong ước nhất định sẽ làm nên nghiệp lớn cho quốc gia.

Tổ Địch và Lưu Côn thường ngủ cùng giường, nửa đêm nghe tiếng gà gáy, Tổ Địch thường đánh thức Lưu Côn dậy, nói:

– Bạn có nghe thấy không, tiếng gà gáy như thúc giục chúng ta tiến bước, ta phải mau chóng kêu gọi mọi người đứng lên!

Rồi họ phấn khích không thể ngủ tiếp, vùng dậy, lấy kiếm ra múa, rèn luyện khí phách, chuẩn bị để tương lai dốc lực cứu nước.

Khi Lưu Uyên, Lưu Thông tướng Hung Nô đánh tới Lạc Dương, Tổ Địch cũng giống như những người khác, cùng gia đình và những người thân thích,  bè bạn dời phương bắc xuống phía nam tới Giang Nam.

Khi mới thiết lập chính quyền Đông Tấn, Tấn Nguyên Đế cử Tổ Địch làm “Quân tư tế tửu”. Ở Kinh Khẩu (nay là thành phố Trấn Giang tỉnh Giang Tô), để chuẩn bị khôi phục Trung Nguyên, Tổ Địch tập hợp rất nhiều những tráng sĩ dũng cảm có chí lớn luyện tập võ nghệ.

Sau một thời gian, Tổ Địch thỉnh cầu với Tấn Nguyên Đế:

– Rối loạn ở triều trước là do nội bộ Hoàng tộc tranh giành quyền lợi, tàn sát lẫn nhau, đó chính là thời cơ để người Hồ dấy binh làm nhiễu loạn Trung Nguyên, khiến cho người phương bắc gặp cảnh vô cùng khốn đốn.

Nay người phương bắc đều chống lại người Hồ, nếu bệ hạ ra lệnh xuất quân, cho thần tiến lên phía bắc, nhất định sẽ được thiên hạ hưởng ứng, nỗi nhục của quốc gia nhất định sẽ được rửa sạch.

Tấn Nguyên Đế tuy chưa có quyết tâm “bắc phạt”, nhưng cũng cảm động trước ý chí phục thù của Tổ Địch, phong cho ông làm Phấn uy tướng  quân, kiêm Dụ Châu mục (nay là một vùng thuộc Hà Nam), cấp cho 1000 người và 3000 vuông vải, còn Tổ Địch phải tự thân chiêu binh mãi mã, chế tạo vũ khí, chuẩn bị bắc tiến.

Trong điều kiện khó khăn, Tổ Địch vẫn không nản chí, ông cùng hơn một trăm người thân tín vượt sông tiến lên phía bắc. Hôm nghe nói Tổ Địch vượt sông “bắc phạt”, người ta đua nhau tới chứng kiến, không ít người nhiệt tình đưa tiễn, chúc ông sớm thu phục được Trung Nguyên. Tổ Địch một mình vẫn vững chí, tỏ rõ ý chí anh hùng, lòng tin không hề mai một.

Các tráng sĩ lên thuyền xuất phát. Đợi con thuyền ra tới giữa dòng, Tổ Địch dùng thanh kiếm chặt gãy mái chèo, nói với mọi người:

–         Tổ Định ta nếu không thể diệt giặc, lấy lại đất Trung Nguyên, quyết không trở về dòng sông này.

Lời thề của Tổ Địchh vang lên còn ngân mãi trên mặt sông rộng lớn.

Sau khi  vượt sông, vào tới đất Giang Dương, họ trước hết làm lò rèn, chế tạo vũ khí, lại chiêu mộ thêm  được hơn hai nghìn tráng sĩ. Sau đó, tiếp tục tiến lên phía bắc.

Tổ Đình một phút cũng không quên lời thề, triển khai cuộc chiến đấu với kẻ địch vô cùng dũng cảm. Nhân dân ở phía bắc sông nghe nói Tổ Địch đã tới, vô cùng hân hoan, họ tin tưởng mang cho Tổ Địch lương thực, cùng phối hợp đánh địch. Được sự ủng hộ của nhân dân, trong mấy năm, Tổ Địch đã giành lại được phần lớn vùng đất giữa hai con sông Trường Giang và Hoàng Hà.

Tổ Địch lại cầm quân tiếp tục “bắc phạt”, chiếm được đất đai và giành được chính quyền của Hậu Triệu. Ở đây còn xảy ra câu chuyện về Tổ Địch cướp lương của giặc.

Tướng của Tổ Địch  là Hàn Tiềm và tướng của Hậu Triệu là Đào Báo, cả hai đều tranh giành tòa thành  Bồng Pha (đông nam thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam ngày nay). Hàn Tiềm chiếm được phía đông thành, Đào Báo chiếm được phía tây thành. Quân Tấn từ cửa đông đánh ra, quân Hậu Triệu từ cửa nam đánh ra, Hai bên giao chiến hơn bốn mươi ngày, lương thảo đều đã cạn, nhưng bên nào cũng không chịu lui thử xem ai có thể giữ tới cùng. Để chiến thắng đối phương, Tổ Địch bèn cùng Đào Báo thương lượng, cả hai dự định sau đó sẽ tính kế.

Tổ Địch bảo bộ hạ lấy vừng rắc trên đường, giả như lương thực bị vương vãi, cho hơn nghìn người cười nói như đang chuyên chở lương thảo tới phía đông thành, lại cử mấy người chở gạo cố tỏ ra mệt mỏi ngồi nghỉ ngơi ngay ranh giới với phần đất của Đào Báo. Lính của Đào Báo đang đói, thấy quân Tấn chuyên chở lương thực đi qua liền đuổi theo. Quân của Tổ Địch giả bỏ chạy để lại cả mấy xe lương thực.

Quân của Đào Báo bắt được xe lương, vô cùng vui vẻ, lập tức nổi lửa nấu cơm. Họ vừa ăn những bát cơm nóng hổi, vừa bàn luận về sự dồi dào lương thực của Tổ Địch, trong khi họ luôn luôn bị đói, qua lời chuyện trò thấy lộ rõ tâm trạng chán nản, lòng quân xao động. Những điều này nhanh chóng được báo cáo tới Thạch Lặc.

Để cứu vớt lòng tin, Thạch Lặc cấp tốc tổ chức đội vận chuyển hơn một nghin con ngựa, nhanh chóng vận chuyển lương thực tiếp tế cho Đào Báo. Nghe được tin này, Tổ Địch lập tức cử Hàn Tiềm mang quân chặn đường, đánh bại đội chuyển lương của Hậu Triệu, cướp được toàn bộ lương thực. Nghe nói lương thực bị mất, Đào Báo biết không thể giữ thành được nữa, ngay trong đêm bỏ chạy.

Tổ Địch chiến thắng rất nhiều trận, được triều đình Đông Tấn khen thưởng, thăng làm Trấn Tây tướng  quân. Tuy là Tướng  quân, nhưng ông vẫn giữ cuộc sống cần kiệm. Tổ Địch thường tiết giảm việc chi tiêu tiền bạc để dành giúp đỡ bộ hạ giải quyết những khó khăn. Ông cùng tướng  sĩ đồng cam cộng khổ, trực tiếp huấn luyện quân sĩ, chuẩn bị tiếp tục tiến lên phía bắc sông Hoàng Hà.

Để củng cố hậu phương, Tổ Địch còn khích lệ sản xuất nông nghiệp, chăm lo đời sống của các quan binh và dân chúng sống trong khu vực người Hung Nô và người Kiệt kiểm soát. Ông chú ý đến việc làm công tác dân vận, tranh thủ lòng người. Những người đã từng làm việc với Hậu Triệu cũng được trọng dụng, không nghi ngờ gì. Một số người rất cảm kích Tổ Địch, thấy quân của Hậu Triệu có động tĩnh gì đều nhanh chóng báo cho Tổ Địch để ông sớm chuẩn bị đối phó.

Tổ Địch liên tiếp giành thắng lợi khiến tầng lớp thống trị Đông Tấn sinh nghi ngờ.

Họ không còn tiếp tục ủng hộ Tổ Địch tiến lên phía bắc, lo sợ ông giành lấy binh quyền. Tấn Nguyên Đế Tư Mã Duệ giao cho Thượng thư phó xạ Đới Uyên làm Chinh tây tướng quân. Đới Uyên chức tước rất cao, nhưng tính cách bình thường, hiểu biết hạn hẹp. Thấy triều đình không còn tín nhiệm mình nữa, thấy việc khôi phục Trung Nguyên không thể thực hiện được, ông đau buồn tới cực điểm, vô cùng phẫn uất. Tháng 9 năm Đại Hưng thứ 4 (321), ông mất vì bệnh.

 

Chú thích:

(1)   Lưu Côn (271 – 318), người Ngụy Xương, Trung Sơn đời Tấn. Năm 318 làm Thíc sử U Châu, bị hại chết.

(2)   Quân tư tế tửu:  một chức quan thời Tư Mã Duệ

(3)   Hậu Triệu: một trong Thập lục quốc, đại tướng  quân người Kiệt là Thạch Lặc diệt Tiền Triệu, đổi là Hậu Triệu.

(4)   Thượng thư phó xạ: chức phó của Thượng thư, thường đảm nhiêm công việc tuyển chọn quan lại.    

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here