IV.  Thuyết thiền nhượng và chế độ dân chủ nguyên thuỷ

 Người xưa xếp Ngũ Đế lên trước Tam Hoàng là xuất phát từ quan điẻm lấy đạo đức làm tọng. Trong số Ngũ Đế, hình tượng Nghiêu Thuấn là huy hoàng nhất, nguyên nhân cũng do lấy đạo đức làm trọng. Nói cụ thể là việc Nghiêu nhường ngôi cho Thuấn đã thể hiện rõ nhất xu hướng giá trị của người xưa.

Nhường ngôi là một phương thức chuyển giao quyền lực lý twongr. Trong cuốn “Ngũ Đế bản kỷ”, Tư Mã Thiên đã miêu tả việc này như sau: “Nghiêu trị vì 70 năm thì được Thhuấn, hai chục năm sau Nghieue già, liền giao cho Thuấn quyền thay mình điều hành đất bước. Nghiêu truyền ngôi 28 năm thì băng hà. Dân trăm họ đều xót thương như xót thương cha mẹ, ba năm liền không tổ chức vui chơi để tưởng nhớ tới Nghiêu. Nghiêu biết con trai mình là Đơn Châu không có năng lực, không đủ sức gánh vác thiên hạ vì thế liền giao chính quyền  cho Thuấn. Thụphong cho Thuấn, thiên hạ được lợi, còn Đơn Châu buồn. Nếu thụ phong cho Đơn Châu, thiên hạ sẽ khổ, chỉ mình Đơn Châu được lợi. Nghiêu đã nói: “Dỗu sao cũng không thể để cả thiên hạ lo buồn mà chỉ có lợi cho một người”. Vì thế liền giao thiên hạ cho Thuấn. Nghiêu mất, thời hạn để tang ba năm đã hết, Thuấn nhường Đơn Châu chuyển về phân nam Nam Hà. Các chư hầu không theo Đơn Châu mà theo Thuấn. Thiên hạ ca ngợi Thuấn chứ không ca ngợi Đơn Châu. Thuấn nói “Đó là ý trời”. Vì thế đã thay trời quản lý Trung Quốc, được gọi là Đế Thuấn”.

“Đế Thuấn tiến cử Vũ với trời làm người thay thế mình. Đế Thuấn trị vì được mười bảy năm thì băng hà. Sau ba năm mãn tang, Vũ rời bỏ Thương Quân là con Thuấn ở thành Dương Thành. Các chư hầu trong thiên hạ lúc này đều không theo Thương Quân mà theo Vũ. Vũ liền đứng lên kế vị, nhìn xuống phía nam để trị vì thiên hạ; lấy quốc hiệu là Hữu Hạ, lấy họ là Tự Thị”.

Ngoài cuốn “Ngũ Đế bản kỷ” nói về sự nhường ngôi giữa Nghiêu, Thuấn, Vũ ra, các cuốn sách cổ như “Thượng thư”, “Tả truyện”, “Quốc ngữ”, “Trang Tử”, “Mạnh Tử”, “Tuân Tử” cũng nói tới điều này. Nói chung, các cách nói đều nêu rõ mấy điểm sau: Thứ nhất, người già rút về phía sau để người trẻ tuổi nắm giữ chuyện chính sự. Thứ hai: đối tượng được lựa chọn phải trải qua một thời gian thử nghiệm. Thứ ba: sau khi tiên vương băng hà, người kế vị thường có hành động tránh đi nơi khác. Chỉ trong tình huống bất đắc dĩ mới quay về trong nước kế thừa vương vị.

Trong lịch sử chính trị lòai người, những sự “nhường ngôi” tốt đẹp như vậy  được mọi người rất quý trọng. Đặc biệt ở một quốc gia thiên hạlà nhà như Trung Quốc, mô hình chuyển giao chính trị như vậy  có sức hấp dẫn về đạo đức. Các nhà nho trong lịch sử  đều lấy đó làm chuyện vui mừng. Nguyên nhân chính là họ muốn dùng mô hình ấy để quy phạm hoá nền chính trị của các vương triều; đồng thời  dùng nhân cách của Nghiêu, Thuấn, Vũ để gợi ý các bậc quân vương thực “đức trị”. Hàn Dũ đời Đường có viết trong cuốn “Đối Vũ từ”: “Truyền ngôi cho kẻ xứng đáng ấy là Nghiêu, Thuấn  đã làm. Không truyền ngôi cho kẻ không lo nghĩ cho vận mệnh quốc gia, ấy là Vũ. Thời thế thật khó lường, kẻ được nhường ngôi lại phải tranh cướp với kẻ đã được định sẵn. Nếu truyền ngôi cho con thìbsẽ không sinh ra tranh chấp. Truyền ngôi cho con tuy không chọn được kẻ hiền, nhưng dù sao vẫn giữ được phép nước. Nếu truyền ngôi cho người ngoài mà không gặp được người hiền, nước sẽ loạn… Kẻ được truyền ngôi phải là người xứng đáng thì thiênhạ mới không có tranh chấp. Nếu truyền ngôi cho con mà gặp kẻ đại ác thì muôn dana phải chịu loạn.” Theo cách nhìn của Hàn Dũ, sự chuyển giao chính quyền không nằm ngoài bốn tình huống sau: Thứ nhất, kẻ được nhường ngôi là người hiền. Thứ hai,kẻ kế vị là kẻ ác. Thứ ba, con kế vị là người hiền. Thứ tư,  con kế vị là kẻ ác. Trong bốn tình huống trên, nhường ngôi cho người ngoài là kẻ hiền, lý tưởng nhất, sau đó là truyền ngôi cho con trai là người hiền.

Nhưng vẫn còn không ít người giữ quan điểm nghi ngờ về truyền thuyết nhường ngôi của Nghiêu, Thuấn, Vũ. Hàn Phi tử trong sách “Thuyết nghi” có viết: “Thuấn bức Nghiêu, Vũ bức Thuấn, Thang đuổi Kiệt, Võ vương đánh đuổi Trụ, cả bốn vị vương trên đều là bề tôi giét vua. Nhà sử học phê phán Lưu Tri viết về điều này rõ hơn trong cuốn “Nghi cổ”: “Theo cuốn “Cấp trủng toả ngữ”: “Thuấn đuổi Nghiêu ở Bình Dương”. Sách còn viết rằng “xây dựng một toà thành ở nơi nọ để làm nơi giam giữ Nghiêu. Một người biết chuyện này đã tỏ ra nghi ngờ về sự nhường ngôi. Theo cuốn  “Sơn hải kinh”  Chu Đơn là người con có nhiều công trạng của Nghiêu, kẻ được quyền kế vị vốn sẽ thay Nghiêu khi Nghiêu mất chứ không phải Thuấn. Chuyện Nghiêu thụ phong cho Thuấn có gì mờ ám, đây chẳng qua chỉ là lời nói của những kẻ phụ hoạ theo mà thôi!”.

Trên thực tế, hai quan điểm trên rất khó thuyết phục được mọi người. Vì nếu dựa theo sử liệu thì  cả hai cách nói này đều có thể đúng và cũng có thể sai. Vấn đề     mấu chốt là xem xét ra sao về tính chất của truyền thuyết. Nếu quá để ý đến những tình tiết nhỏ trong truyền thuyết  thì không bao giờ tìm được lời giải. Hơn nữa, tuy cùng trong một tài liệu nhưng có tình tiết lại tự mâu thuẫn. Tư Mã Thiên trong “Ngũ Đế bản kỷ” nói: ” Nghiêu nhường ngôi cho Thuấn, hai mươi tám năm sau  mới chết. Theo lẽ thường, Thuấn đã làm vua hai mươi tám năm, đâu có chuyện chuyển tới “phía nam Nam Hà”  sau khi Nghiêu mất rồi lại nhường ngôi cho Đơn Chu con của Nghiêu? Ngầm ý của cách nói này  chính là  vào thời ấy, cha chết con nối ngôi đã là quy định. Nếu không tại sao Thuấn lại phải nhường ngôi, kẻ được nhường ngôi lại chính là con trai của Nghiêu. Nhưng vấn đề còn ở chỗ nếu việc cha chết con nối ngôi đã thành quy định, tinh thần  cầu hiền trong chế độ nhường ngôi có thể thực hiện được? Hay nói cách khác, bản thân chế độ nhường ngôi làm sao có thể phù hợp với thực tiễn? 

Vì thế, không nên bám lấy những sự miêu tả cụ thể trong truyền thuyết cổ mà câng nắm vững nội hàm được biểu hiện trong đó. Nói ngay việc nhường ngôi giữa Nghiêu, Thuấn, Vũ; cách suy nghĩ đúng đắn là:

Thứ nhất, có quyền nghi ngờ trong lịch sử  thực sự cõ nc nhân vật như Nghiêu, Thuấn, Vũ hay không.

Thứ hai, Càng có quyền nghi ngờ xem họ có phải là ba vị vua kế tiếp nhau không.

Thứ ba, hệ thống Tam Hoàng Ngũ Đế do người xưa hư cấu nên liệu có phù hợp với sự thực lịch sử không? Mối liên quan giữa Toại Nhân, Phục Hy, Thần Nông trong lịch sử không hề nói rõ. Nhưng lại có đế hệ rất rõ từ Hoàng Đế đến Thuấn rồi tới Vũ. Đế hệ này rất đnág nghi ngờ, ít nhất cũng là về mặt thời gian. Nếu cho rằng thời gian tại vị của mỗi người là khoảng 30 năm, Ngũ Đế tính thêm Vũ nữa thì chẳngqua tổng thời gian trị biv của họ cũng chỉ có 180 năm. Rõ ràng, thời địa Ngũ Đế  mà truyền thuyết nhắc tới không hề chỉ có 180 năm. Cuốn “Cổ bản trúc thư kỷ niên” có chép: “Từ Hoàng Đế tới Vũ là hơn 30 thế kỷ”.

Thứ tư, ba điểm nghi ngờ ở trên đồng nghĩa với việc chúng ta không phải tốn nhiều công sức vãon tình tiết cụ thể trong truyền thuyết. Điều này không có nghĩa là đem phủ định thời đảitt trong lịch sử. Còn chuyện các nhân vật truyền thuyết Nghiêu, Thuấn, Vũ có thực hay không, việc nhường ngôi giữa họ có thực hay không đều không quan trọng. Điều quan trọng  là truyền thuyết đã dùng tới lối nói đặc biệt của mình  để nói với người sau rằng: Tổ tiên người Trung Quốc đã trải quan một thời đại không phải là thời đại thiên hạ là  nhà.

Thứ năm, phải xét theo đại thể phát triển của lịch sử loài người  để tìm ra nội hàm lịch sử  nằm bên trong truyền thuyết về việc nhường ngôi. Đặc biệt  phải dựa vào những tư liệu nhân loại học của các dân tộc trên thế giới để xem chuyện “nhường ngôi” theo lớp ý nghĩa nào.

Thứ sáu, trong sự tích về Ngũ Đế, truyền thuyết vê việc nhường ngôi được người đời sau ca tụng nhiều nhất. Cổ nhân nói “Đâu phải ai ai cũng có thể như Nghiêu Thuấn”. Người hôm nay nói “Lục ức thần châu  không bằng Nghiêu Thuấn”. Điều nổi bật ở đây là nền chính trị nhân đức lấy “thiền nhượng” làm hạt nhân cũng có nghĩa là tinh thần thời đại thể hiện qua việc “nhường ngôi” này mới là điều người nghiên cứu không thể xem nhẹ.

Sau khi ánh sáng văn minh xuất hiện, phương thức sống và cách thức tổ chức xã hội của nhân loại  đã cơ bản thay đổi. Trước đó, con người  chỉ lấy quần thể nhỏ làm đơn vị sinh sống, nhưng văn minh đã liên kết họ lại với nhau trên phạm vi rộng lớn theo cách nói của Morgan quá trình này diễn ra trong một thời gian rất dài. Đầu tiên, các thị tộc liên kết lại thành bào tộc, từ bào tộc lại liên kết thành bộ alcj, sau cùng các bộ lạc liên kết lại thành liên minh bộ lạc. Theo nghĩa này, thời đại Ngũ Đế trong truyền thuyết chính là thời đại của liên minh bộ lạc.

Do tàn sư của xã hội nguyên thuỷ, liên minh bộ lạc vẫn  áp dụng kiểu tổ chức xã hội  tương đối dân chủ. Morgan và Ăngghen gọi đây là “chế độ dân chủ quân sự”. Lúc này quyền lực được cấu thành bởi ba bộ phận, đó là đại hội công dân, các thủ lĩnh quân sự và ban nghị sự bộ lạc. Ba cơ cấu quyền lực này không phải là cố định không thay đổi, mà cùng với sự phát triển của lịch sử, nói chung quyền lực của đại hội công dân  ngày càng giảm đi, quyền ưlcj của các thủ lĩnh quân sự và ban nghị sự bộ lạc ngày càng tăng lên. Nhưng đồng thời do nhà nước vẫn đang ở giai đoạn hình thành nên các thủ lĩnh bộ lạc vẫn có sự khác biệt với vua, người nắm quyền trong nhà nước thật ssự sau này: thứ nhất, chế độ thừa kế theo dòng tộc vẫn chưa xuất hiện, các thủ lĩnh đều được bầu lên trong hội nghị các ban nghij sự bộ lạc, cũng có thể do đại hội công dân tổ chức bầu lên. Thứ hai,  người ứng cử buộc phải là người có thế ưlcj, có khả năng, cuộc liên minh bộ lạc công nhận. Họ phải là người thực sự anh dũng, người khở mạnh nhất, người đứng đầu trong các hoạt động săn bắn, trồng tọt, chiến tranh. Thứ ba, quyền hạn của người này buộc phải chịu sự hạn chế của các trưởng lão trong ban nghị sự bộ lạc, họ không được độc đoán. Với toàn dân, cùng với các bậc trưởng lão, họ cấu thành tập  đoàn quý tộc, còn đối với các trưởng lão trong ban nghj sự, họ chỉ là đại biểu cho các trưởng lão, bị họ kiểm soát. Thứ tư, khi già yếu, họ buộc phải nhường lại quyền lực cho những người trẻ tuổi, còn bản thân họ lúc này chỉ là một trưởng lão bình thường  được kính tọng mà thôi.

“Chế độ dân chủ qân sự” như vậy là kiểu tổ chữc xã hội  tương đối phổ biến vào buổi đầu của thời đại văn minh và đã được  chứng minh bằng  rất nhiều tư liệu của nhân loại học. Cuốn “Xã hội  cổ đại” của Morgan ghi chép rất rõ về điều này. Ông đã viết:  

Khởi nguồn của thủ lĩnh quân sự “có thể tìm  về từ các tù trưởng quân sự bình thường. Đàu tiên, họ phát triển thành “Đại chiến sĩ” trong liên minh Iroquo. Bước thứ hai họ phát triển thành thống soái quân sự  trong liên minh Ilaker  tiến bộ hơn và kiêm luôn cả chức chủ trì tế lễ thần giống như Turkerteley trong liên minh của Aztec. Bước thứ ba, họ trở thành thống soái quân sự của dân tộc, tổ chức taok thành bởi liên minh nhiều bộ lạc với nhau; kiêm luôn cả chức chủ tế và pháp quan; giống như parkisier  của người Hy Lạp; sau cùng họ trở thành người đứng đầu nền chính trị xã hội cận đại. Người Aten dùng phương pháp bầu cử để chọn người thay thế cho packiser. Các nước Cộng hoà ngày nay lựa chọn tổng thống theo nhiệm kỳ. Đây chính là sản phẩm tự nhiên của chế độ thị tộc”. (Morgan: “Xã hội cổ đại” Nxb Thương vụ ấn quán – 1983,  trang 253, 254).

Tư liệu thực mà cuốn “Xã hội cổ đại” của Morgan dựa vào chủ yếu là các cư dân nguyên thuỷ người Iđian và cư dân nguyên thuỷ ở quần đảo Thái Bình Dương cho tới truyền thuyết cổ đại Tây Âu. Ông tuy không hiểu biết nhiều tình hình của châu Âu và châu á nhưng hệ thống giải thích lịch sử viễn cổ mà ông xây dựng  lại mang ý nghĩa phổ biến cho toàn thế giới. Ăngghen cũng đã từng đánh giá:

“Kể từ khi những tác phẩm chủ yếu của Morgan ra đời tới nay đã hơn 40 năm. Trong 40 năm ấy, những tư liệu về lịch sử xã hội  của người nguyên thuỷ  đã phong phú lên rất nhiều. Ngoại trừ sự tham gia của các nhà nhân loại học, các nhà du lịch, các nhà nghiên cứu chuyên về lịch sử xã hội  nguyên thuỷ ra, các nhà so sánh học cũng đã tham gia vào lĩnh vực này. Có nhà nghiên cứu đã đưa ra những tư liệu  mới, có nhà nghiên cứu đã đưa ra những kiến giải mới. Kết quả một số giả thuyết của Morgan đã bị lung lay, thamạ chí đã bị bác bỏ. Có điều, những tư liệu mới vừa thu thập được  bất kể trong lĩnh vực nào đều không thể dẫn tới việc buộc phải thay thế quan điểm  chính nó đã phản ánh. Tổ tiên người Trung Quốc cũng đã từng trải qua thời đại”chế độ dân chủ quân sự” như vậy. Các nhân vật truyền thuyết Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn, Vũ chính là thủ lĩnh quân sự  của liên minh các bộ lạc thời bấy giờ. Họ không nhất định tên là Hoàng Đế, Nghieue hay Thuấn, tên hiệu cũng không nhất định là “đế”, “vương” nhưng việc có những nhân vật thủ lĩnh như vậy thì không còn gì phải nghi ngờ nữa. Hoàng Đế, Nghiêu hay Thuấn chỉ là một loạt các ký hiệu dùng để gọi tên. Còn xét về góc độ là những nhân vật lịch sử, họ không thể không có thật. Nhưng điều này không hề quan trọng. Quan trọng là ở chỗ những ký hiệu phiếm chỉ này lại ẩn chứa những sự thực xác định, đó là nó phản ánh bối cảnh lịch sử có thật. Ví dụ chúng ta không cần quá tốn công sức tìm hiểu về tính xác thực của Thuấn đế, nhưng phải khẳng định rằng  theo một góc độ nào đó thì nội hàm lịch sử mà Thuấn Đế đại diện là có thực.   

Xét từ mặt chữ nghĩa của các truyền thuyết có liên quan, các thủ lĩnh quân sự thời Ngũ Đế cũng được bầu ra, họ cũng dùng phương thức dân chủ. Tuy người thủ lĩnh trước có quyền xem xét đề cử thủ lĩnh sau nhưng qd quyết định cuối cùng lại hoàn toàn không phải ở ông ta mà được quyết định bởi sự đồng ý của các trưởng lão. Hơn nữa, trene một góc độ rất lớn, việc đề cử người ứng cử có lúc cũng do chính các trưởng lão quyết định. Tư Mã Thiên viết: “Thuấn năm 20 tuổi đã nổi tiếng có hiếu. Năm 30 tuổi được vua Nghiêu tin dùng. Năm 40 tuổi được đề cử. Vì thế Nghiêu gả con gái thứ hai cho và tin dùng hơn cả chín người con trai của mình”. Lúc này, thủ lĩnh quân sự  chưa có quyền lực tuyệt đối, những chuyện lớn của liên minh bộ lạc phải do các trưởng lão bàn bạc quyết định. Người thủ lĩnh như vậy rõ ràng rất khác với quân vương về sau này.

Điều đnág chú ý nhất là vào thời Ngũ Đế cũng đã có một ban nghị sự các trưởng lão như vậy. Ban này được cuốn “Ngũ Đế bản kỷ” gọi là “Tứ nhạc”, “bát nguyên” hay “bát khải”. Ban này có tác dụng quyết định  đối với những việc lớn trong liên minh bộ lạc. Ban này không có quan hệ quân thần với Nghiêu, Thuấn như thời kỳ sau này. Cuốn “Thượng thư. Nghiêu điển” viết:

Nghjiêu nói “nay nước lụt đã tràn tới, thé mạnh vô cùng, khắp nơi ngập mênh mông. Trăm họ hy vọng có người đứng lên cứu giúp. Các ngài xem ai có thể đảm nhiệm trọng trách này? Các Tứ nhạc đều nói: “Cổn có thể làm được”. Nghiêu nói: “Không được, hắn không phải là người trong tộc”. Tứ nhạc nói: “Đây là hai chuyện khác nhau, cứ cho hắn thử xem! Vì thế, Nghiêu không khăng khăng giữ ý kiến của mình nữa mà đồng ý để Cổn đi trị thuỷ.

Tuy vậy, việc “nhường ngôi” trong truyền thuyết Trung Quốc đã làm lộ ra tin tức về chế độ dân chủ nguyên thuỷ, nhưng người đời sau lại không hề có dụng ý như thế khi hư cấu ra truyền thuyết ấy. Chúng ta còn phát hiện ra rằng người thêu dệtthêm và việc “nhường ngôi” chính là các nhà nho. Cuốn sách đầu tiên ghi chép rõ nhất về câu chuyện “nhường ngôi” chính là cuốn kinh điển của Nho gia – “Thượng thư”. Sau này, cuốn “Ngũ Đế bản kỷ”, “Hạ bản kỷ” của Tư Mã Thiên phần lớn chính là dựa vào cuốn sách này. Vởy thì tại sao các nhà Nho lại quan tâm nhiều như vậy đến việc “nhường ngôi”? 

Nguyên nhân do tông chỉ của các nhà Nho chính là muốn xây dựng một xã hội đức trị. Theo Khổng Tử, điểm mấu chốt của xã hội lý tưởng chính là sự tu dưỡngbản thân của  kẻ thống trị. Chỉ cần kẻ thống trị cai trị nhân đức thì xã hội sẽ yên định. Khổng Tử nói: “Cái đức của nhà vua như ngọn gió, đức của kẻ tiểu nhân như cây cỏ, cây cỏ nào chẳng động khi có gió?” Ông còn nói: “Kẻ thống trị chính trực, cai trị chính trực thì còn kẻ nào dám bất chính?” Mạnh Tử cũng nói: “Đắc đạo thì nhiều kẻ giúp đỡ, không có đạo thì ít kẻ theo”. Theo các nhà Nho này, mâu thuẫn chủ yếu giữa quân và thần, giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị là do kẻ đứng trước (quân, kẻ thống trị ) gây nên chứ không phải do kẻ sau. Nếu kẻ làm vua không có đạo đức của kẻ làm vua thì dân tất sẽ dứng lên làm loạn, thiên hạ tất không thái bình. Vì thế họ vô cùng coi trọng việc tu dưỡng đạo đức của kẻ làm vua. Cũng có thể nói rằng, bản thân Nho học là một môn học đã được chính trị hoá, môn ọhc về trị quốc, bình thiên hạ. Để đạt tới mục đích chỉ dẫn các vua, các nhà Nho đã dùng truyền thuyết liên quan tới thời đại Ngũ Đế. Họ sanmgs tạo thêm các truyền thuyết về việc “nhường ngôi” , từ đó tạo nên những mô hình về nhân cách đạo đức cho người đời sau như Nghiêu, Thuấn, Vũ. Sự phát huy có tính sáng tạo  các truyền thuyết của thời đại Ngũ Đế chủ yếu thể hiện ở hai phương diện sau: Thứ nhất, họ đã cải toạ mối quan hệ giữa Nghiêu, Thuấn với các trưởng lão trong “Tứ nhạc” thành mối quan hệ quân thần phù hợp với quy phạm lý luận Nho gia. Thứ hai, họ thay đổi tiêu chuẩn để lựa chọn người tài từ tài năng thành đức hạnh. Cho dù những sự tích dùng để biểu hiện tài năng thì vẫn có thêm màu sắc của đức hạnh đi kèm. Có thể nói rằng, truyền thuyết về việc “nhường ngôi” dù bản thân nó còn hàm chứa rất nhiều  sự thực lịch sử và từ trong đó, người đời sau có thể thấy được hình ảnh chung về chế độ dân chủ nguyên thuỷ vào thời viễn cổ, nhưng vẫn hoàn toàn phải tồn nghi về những tình tiết cụ thể và màu sắc đạo đức của nó.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here