Để thực hiện di nguyện của Lưu Bị, sau khi chuẩn bị chu đáo, Gia Cát Lượng đã 6 lần vào Kỳ Sơn (tây và bắc Cam Túc ngày nay) đánh Ngụy. “Chém Mã Tốc” là sự việc xảy ra khi vào Kỳ Sơn lần thứ nhất.

Mùa xuân năm 228, Gia Cát Lượng cử Triệu Vân, Đặng Chi mang quân tiến vào Ky Cốc (Thái Bạch, Thiểm Tây ngày nay) để thu hút sự chú ý của quân Ngụy, sau đó đột nhiên tiến công Kỳ Sơn, với ý đồ trước hết chiếm Long Thạch, sau đó sẽ từ trên cao đánh xuống Trường An.

Lúc này, quân Thục đã qua nhiều năm nghỉ ngơi, luyện tập, lại thêm Gia Cát Lượng giỏi cầm quân, hiệu lệnh nghiêm minh, khiến cho quân sĩ đều sẵn sàng lâm trận. Quân Ngụy không phải là đối thủ, mới một trận đã thua. Thiên Thủy, Nam An, An Định ba quận ở phía bắc Kỳ Sơn không giữ nổi, đua nhau đầu hàng. Khi đó, nước Ngụy Tào Duệ (1) làm vua, được báo cáo, lập tức điều năm vạn quân tinh nhuệ cử lão tướng  Trương Cáp chỉ huy tới Long Thạch đề phòng bất trắc.

Phía tây Tần Lĩnh, nay ở đông nam Trang Lãng, Cam Túc  có một vùng đất chiến lược, là Nhai Đình, nó là yết hầu nằm trên con đường tới Hán Trung. Gia Cát Lượng biết tầm quan trọng của  nó, muốn  chiếm được Kỳ Sơn phải  cho binh mã chiếm lấy Nhai Đình để đảm bảo con đường tiếp lương và viện binh. Tham quân Mã Tốc có thừa dũng khí xin đảm nhận việc này.  

Lại nói về Mã Tốc, dưới con mắt của Gia Cát Lượng, ông là vị tướng  tài hiếm thấy. Mã Tốc thông thuộc binh thư, tự cho rằng trong đầu mình có tới trăm vạn hùng binh, bất khả chiến bại. Năm 225, sau khi ổn định tình hình đất nước, Gia Cát Lượng tiến quân tới Nam Trung, trước khi lên đường, được hỏi ý kiến, Mã Tốc   đã đưa ra chiến lược “trước hết đánh vào lòng người”. Gia Cát Lượng làm theo, bảy lần bắt rồi lại bảy lần tha thủ lĩnh Mạnh Hoạch, khiến Mạnh Hoạch tâm phục khẩu phục, thề sẽ mãi mãi không làm phản. Từ đó, Gia Cát Lượng càng kính trọng Mã Tốc. Lần này giao nhiệm vụ cho Mã Tốc, Gia Cát Lượng mặc dù rất  yên tâm, nhưng vẫn không quên dặn dò:

–         Nhai Đình tuy nhỏ, nhưng vị trí khác thường, ông tuy tinh thông binh pháp, nhưng nơi đây không hiểm trở, không có thành trì, dễ đánh mà khó giữ. Đối thủ là Trương Cáp là một lão tướng từng trải, tôi thực còn lo lắng.

Mã Tốc không vừa lòng, nói:

– Thừa tướng, ngài đã làm nhụt sĩ khí, oai phong của tôi, Tôi có thể lập tờ quân lệnh (2) ngay bây giờ, nếu có gì sai sót, sống chết thế nào do ngài định đoạt.

Rồi lập tức gọi người lại lập một tờ quân lệnh.

Dù đã như thế, Gia Cát Lượng vẫn chưa thật yên tâm, sợ Mã Tốc chưa thấy tầm quan trọng của công việc, bèn cử Vương Bình là một tướng thận trọng đi trợ thủ cho Mã Tốc, lại nhiều lần căn dặn phải chú ý việc hạ trại, gặp việc gì, hai người phải bàn bạc. Vương Bình vui vẻ tuân lệnh.

Mã Tốc và Vương Bình tới Nhai Đình, thấy quả nhiên như lời Gia Cát Lượng nói, chỉ có một quả núi nhỏ gần đó. Mã Tốc quyết định mang quân đóng trên núi, lại còn nói với Vương Bình:

–         Thừa tướng  quả là quá lo xa, Nhai Đình sao lại khó giữ. Chỉ cần tôi đóng quân trên núi, đợi quân Trương Cáp tới, tôi từ trên cao đánh xuống, nhất định sẽ không thể chống đỡ nổi.

Vương Bình không bằng lòng, khuyên can:

– Trước khi xuất quân, Thừa tướng  đã ba bốn lần dặn, nhất định phải cẩn thận từ việc nhỏ. Ông mang quân đóng ở trên cao, nếu quân Ngụy triệt đường lấy nước, lúc ấy thì làm thế nào?

Mã Tốc nghe Vương Bình nói, nhưng vẫn làm theo ý mình, đem đóng quân trên núi. Vương Bình không biết làm thế nào, đành phải mang một nghìn người ngựa hạ trại dưới chân núi.

Quân Trương Cáp tới Nhai Đình, thấy trên núi cao có cờ lớn trên trại quân Thục, cười nham hiểm, nghĩ Gia Cát Lượng có mắt mà  như không, bèn tìm một người dẫn đường rồi  bao vây Nhai Đình chặn nguồn nước.

Mã Tốc lúc này mới hốt hoảng, hạ lệnh phá vây, mấy lần đều bị quân Ngụy bắn tên như mưa ngăn chặn, tổn thất không ít tướng sĩ. Nguồn nước dưới chân núi bị chặn lại, quân Thục không có nước nấu cơm, quân lính mỏi mệt. Nhân cơ hội ấy, Trương Cáp hạ lệnh tiến công, Mã Tốc không thể chỉ huy được quân lính, đành phải độc thân lên ngựa phá vòng vây mà chạy, may có Vương Bình ở chân núi tiếp ứng. Trương Cáp sợ bị mai phục, không dám đuổi theo, nếu không chắc Mã Tốc có thể bị quân Ngụy chém chết giữa trận.

Để mất Nhai Đình, Gia Cát Lượng không còn giữ được Hán Trung. Mã Tốc bỏ chạy về tới đại doanh, nước mắt ròng ròng, xin Thừa tướng  trị tội.   Gia Cát Lượng vô cùng đau đớn, nhưng để giữ nghiêm quân kỷ, rơi nước mắt truyền lệnh đưa Mã Tốc ra chém. đầu thị chúng. Mã Tốc hét lên khi bị đưa tới nơi xử chém.:

– Xin Thừa tướng  gia ân, tôi chết không ân hận gì, nhưng xin Thừa tướng nhớ lại tình xưa, quan tâm đến vợ dại con thơ của tôi.

Chẳng bao lâu, đầu Mã Tốc đã rơi, Gia Cát Lượng ngậm ngùi, rơi nước mắt, nói với các tướng lĩnh:

– Tiên đế trước đây đã nhiều làn nói với ta, Mã Tốc là người thường khoác lác, không thể dùng vào việc lớn. Tất cả đều do ta không nghe lời Tiên đế nên mới có trận thua ngày hôm nay, ta khó mà  đổ lỗi được cho ai.

Sau đó dâng biểu lên Lưu Thiện xin tự giáng ba cấp. Lưu Thiện tiếp nhận tấu chương, sau khi nghe ý kiến các đại thần mới chấp nhận yêu cầu của Gia Cát Lượng , giáng xuống làm Hữu tướng  quân(3)    tuy nhiên vẫn giữ nguyên chức Thừa tướng .

 

Chú thích:

 

  1. Tào Duệ (205 – 239): ở ngôi 226 – 239, con của Ngụy Văn Đế.
  2. Quân lệnh là lời cam kết đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ khi ra trận của tướng  lĩnh thời cổ, nêu không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị trừng phạt.
  3. Hữu tướng  quân: có từ đời Hán, một trong các bậc tướng  quân.

3 BÌNH LUẬN

  1. Tac gia nen xem lai Tam Quoc Chi. Ma Toc (hay Ma Thoc) bi Tu Ma Y danh bai , lam Nhai Dinh that thu. Khong phai Truong Cap.

    • I read a lot of interesting content here. Probably you spend a lot of time writing, i
      know how to save you a lot of time, there is an online tool that
      creates readable, SEO friendly articles in minutes, just search in google – laranitas free content source

Trả lời Tuan Le Hủy trả lời

Please enter your comment!
Please enter your name here